Giới thiệu chung về huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 49)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu chung về huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Gia Viễn là một huyện chiêm trũng thuộc tỉnh Ninh Bình; phía tây giáp huyện Nho Quan, phía nam giáp huyện Hoa Lư, phía bắc giáp huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía động giáp huyện ý Yên của tỉnh Nam Định. Điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân số chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Diện tích tự nhiên của huyện là 178 km2 dân số trên 121.000 người. Có 20 đơn vị xã đó là: Xã Gia Thanh, Gia Xuân, Gia Trấn, Gia Tân, Gia Lập, Gia Vân, Gia Hòa, Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Trung, Gia Tiến, Gia Thắng, Gia Sinh, Gia Minh, Gia Lạc, Gia Phong; 01 thị trấn đó là: Thị Trấn Me trong đó có 8 xã là miền núi, có 4 xã nằm trong vùng xả lũ quốc gia.

Giai đoạn 2014 -2016, kinh tế huyện Gia Viễn đạt tốc độ tăng trưởng khá và ổn định. Giá trị sản xuất các ngành đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm: thương mại, dịch vụ 18,2%, công nghiệp 29,8%; sản xuất nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha canh tác tăng bình quân hàng năm 10,5%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang thương mai, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đô thị sinh thái. Tính đến năm 2016, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 25,6%, công nghiệp 32,5%, nông nghiệp 41,9%.

Huyện Gia Viễn với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước được hoàn chỉnh, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao; những thành tựu, kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 - 2016, là những thuận lợi cơ bản tạo tiền đề quan trọng để huyện Gia Viễn tiếp tục đẩy nhanh phát triển kinh tế trong những năm tới.

Đặc biệt, trên đi ̣a bàn huyện Gia Viễn còn hı̀nh thành mô ̣t số khu công nghiê ̣p như khu công nghiê ̣p gỗ Tài Anh, khu công nghiệp giày da Đài Loan… Đây cũng là mô ̣t trong những khó khăn cho việc quản lý chi BHXH ngắn hạn và quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH của huyện Gia Viễn do các đơn vi ̣ có lươ ̣ng lao đô ̣ng lớn và thường xuyên biến động.

Bên cạnh điều kiện kinh tế, huyện Gia Viễn còn có nhiều điều kiện thận lợi về văn hóa và xã hội. Trên địa bàn quận có 236 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng trong đó có (13 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và sở hữu 72 di sản phi vật thể). Huyện Gia Viễn cũng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn

hóa được du khách trong và ngoài nước cùng các nhà khoa học quan tâm như: Động Hoa Lư: thuộc xã Gia Hưng, là căn cứ ban đầu của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh; động Địch Lộng: là động đẹp được mệnh danh là "Nam thiên đệ tam động" ; Kẽm Trống: là danh thắng nổi tiếng từ xa xưa nằm giữa Hà Nam và Ninh Bình được tạo ra bởi sông Đáy và các dãy núi hai bên bờ; chùa Bái Đính: là khu chùa cổ gắn với nhiều sự kiện lịch sử. Hiện tại ở đây đã xây dựng khu chùa mới với quy mô lớn hấp dẫn khách du lịch; Suối nước nóng Kênh Gà: là nơi đã được đầu tư phát triển du lịch giải trí, chữa bệnh; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long: khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất Bắc Bộ; Đền vua Đinh: là ngôi đền cổ, xây dựng tại nơi sinh ra danh nhân Đinh Tiên Hoàng; Đền Thánh Nguyễn: xưa là chùa Viên Quang Tự, tương truyền do quốc sư Nguyễn Minh Không lập nên để tu hành. Vùng quê Gia Viễn nổi tiếng với nghề làm tép riu từ xa xưa và đặc biệt là đặc sản dê núi Ninh Bình nổi tiếng khắp cả nước. Đây là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, do đó tạo điều kiện làm tăng quy mô thu và chi BHXH trên địa bàn huyện Gia Viễn (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)