1) Số lượng đối tượng được hưởng chế độ BHXH các loại 2) Mức dự toán chi các năm
• Mức thay đổi các chế độ chi so với năm trước:
Mức tăng, giảm mỗi chế độ chi = Mức chi năm nay - Mức chi năm trước
• Cơ cấu chi trả của các phương thức chi trả qua các năm: Cơ cấu = Số chi trả của từng phương thức/ Tổng số chi trả
• Số bình quân nhân (trung bình nhân) = Căn bậc hai n-1 của (số liệu 2017/ 2015) x 100
• Tốc độ phát triển các khoản chi so với năm trước:
Tốc độ phát triển mỗi chế độ chi (%)= Mức chi năm nay x 100 Mức chi năm trước
• Cơ cấu các khoản chi BHXH (%) = Nguồn Ngân sách nhà nước hay nguồn BHXH/ Tổng nguồn *100
• Tỷ lệ ý kiến đánh giá về các nội dung của công tác quản lý chi BHXH Tỷ lệ ý kiến trả lời (%) = Số lượng ý kiến trả lời x100
Tổng số ý kiến trả lời
• Mức độ hoàn thành chỉ tiêu chi qua các năm
• Số lần thanh kiểm tra qua các năm
• Số lượng sai phạm phát hiện qua các năm
• Số tiền vi phạm qua các năm
• Số lượng vi phạm bị xử lý các năm
• Số tiền thu hồi sau xử lý các năm
• Đánh giá về các nội dung của công tác quản lý chi BHXH
• Tỷ lệ ý kiến trả lời chỉ tiêu i (%) = (Số lượng ý kiến trả lời chỉ tiêu i/ Tổng số ý kiến trả ) x 100
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BHXH TẠI BHXH HUYỆN GIA VIỄN 4.1.1. Thực trạng phân cấp thực hiện chi trả BHXH
Bắt đầu từ tháng 08 năm 2013, BHXH tỉnh Ninh Bình thực hiện chi trả các chế độ BHXH thông qua hệ thống Bưu điện các cấp. Riêng việc chi chế độ ốm đau – thai sản – dưỡng sức vẫn thực hiện chi tại BHXH tỉnh và BHXH huyện.
BHXH huyện Gia Viễn đã thực hiện giám sát, kiểm tra chi trả BHXH theo quy định phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình:
Chi BHXH hàng tháng
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua hệ thống Bưu điện; quyết toán chi lương hưu và trợ cấp BHXH với Bưu điện
Sau khi quyết toán chi hàng tháng với Bưu điện huyện Gia Viễn, kết thúc chi một lần tại đơn vị, BHXH huyện Gia Viễn thực hiện quyết toán chi lương hưu, trợ cấp tháng BHXH với BHXH tỉnh. Hàng quý và kết thúc năm, BHXH tỉnh thành lập đoàn duyệt quyết toán thực hiện quyết toán chi lương hưu, trợ cấp BHXH với BHXH huyện, thị xã.
Chi BHXH 1 lần
+ BHXH huyện không trực tiếp chi trả trợ cấp một lần cho: Người đang làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động BHXH huyện quản lý và thân nhân của những đối tượng là hưu công nhân viên chức, hưu quân đội đã qua đời mà thông qua Bưu điện huyện Gia Viễn.
+ Bưu điện huyện Gia Viễn thực hiện chi trả toàn bộ chế độ trợ cấp một lần cho các đối tượng đang làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếp quảnlý. Vào cuối tháng, Bưu điện huyện thực hiện việc quyết toán chi trợ cấp một lần với BHXH huyện để BHXH huyện tập hợp số liệu báo cáo lên BHXH tỉnh Ninh Bình
+ Vào cuối năm tài chính, Bưu điện huyện thực hiện việc rà soát và lập danh sách đối tượng chưa nhận trong năm để chuyển sang BHXH huyện Gia Viễn. Sang đến năm tài chính tiếp theo, BHXH huyện Gia Viễn thực hiện chi
trả chế độ đối với những trường hợp chưa nhận được theo dõi từ năm trước chuyển sang cho đến khi chi hết.
Chi chế độ BHXH ngắn hạn (trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức)
+ BHXH tỉnh, huyện không trực tiếp chi cho đối tượng được hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức mà uỷ quyền thông qua đơn vị sử dụng lao động tổ chức chi trả.
+ Hàng quý, sau khi đã cấp tiền thanh toán cho đơn vị sử dụng lao động, BHXH huyện lập báo cáo tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức kèm theo danh sách lao động nghỉ hưởng lương trợ cấp ốm đau, thai sản đã được thẩm định. Trên cơ sở báo cáo của BHXH các huyện, thị xã và biểu tổng hợp chi chế độ ngắn hạn đối với những đơn vị sử dụng lao động tỉnh trực tiếp quản lý.
Nhìn chung công tác thực hiện phân cấp chi BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn tuân theo sự phân cấp của BHXH tỉnh và cơ quan BHXH trung ương. Việc thực hiện đúng theo sự phân cấp của cấp trên nên trong việc quản lý và tổ chức chi trả các chế độ BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn luôn thực hiện đúng theo quy định, không xảy ra tình trạng thực hiện chi hay quản lý chồng chéo.
4.1.2. Thực trạng quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội
Ngay từ khi thành lập, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức, cán bộ và cơ sở vật chất, nhưng cán bộ, viên chức, công chức trong ngành xác định đúng đắn trách nhiệm được giao là phải đảm bảo quyền lợi của đối tượng hưởng BHXH. Đây vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống BHXH. Việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách và chi đúng, chi đủ các chế độ BHXH có tác động rất tích cực tới nhiệm vụ thu BHXH. Chính vì vậy trong những năm qua, nhiệm vụ tổ chức chi trả các chế độ BHXH và quản lý đối tượng hưởng BHXH luôn được BHXH huyện Gia Viễn coi trọng.
Sau gần 23 năm hoạt động, số đối tượng do BHXH quản lý và chi trả không ngừng biến động và tính đến nay số đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn huyện được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 4.1.Thực trạng đối tượng hưởng chế độ BHXH (giai đoạn 2015-2017) Đơn vị tính: Người STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 quân Bình I. Chi hàng tháng 1 Hưu trí 5.831 4.825 4.856 82,74 100,64 91,26
2 Tuất đời sống cơ
bản 1.070 1.088 1.095 101,68 100,64 101,16 3 TNLĐ-BNN 65 66 69 101,53 104,54 103,03 II. Chi một lần 1 Trợ cấp trên 25,30 năm 79 48 54 60,75 112,50 82,68 2 Tử tuất, mai táng phí 113 180 159 159,29 88,33 118,62 3 BHXH 1 lần 394 399 436 101,26 109,27 105,19 4 Trợ cấp khu vực 09 15 17 166,66 113,33 137,44 III. Chi ngắn hạn 1 Ốm đau 123 63 289 51,21 458,73 153,28 2 Thai sản 387 386 632 99,74 163,73 127,79 3 Dưỡng sức - PHSK 203 135 149 66,50 110,37 85,67
Nguồn: BHXH huyện Gia Viễn
Bảng 4.1, cho thấy đối tượng hưởng các chế độ BHXH năm sau so với năm trước có sự biến động không ngừng của số lượng đối tượng hưởng BHXH do những yếu tố khách quan như: hàng năm số người về nghỉ hưu tăng; do các đối tượng hưởng lương hưu do tuổi cao, sức khỏe yếu mà chết; do những tai nạn rủi ro hay những bệnh nghề nghiệp mà người lao động gặp phải trong quá trình lao động làm giảm hoặc mất khả năng lao động được hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN; người lao động ốm đau, lao động nữ mang thai, sinh con hưởng chế độ Ốm đau – Thai sản...
Việc quản lý và lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH của các đối tượng trên địa bàn tỉnh cũng luôn nhận được sự quan tâm đúng mức vì hồ sơ hưởng BHXH là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để thực hiện các chế độ BHXH tiếp theo hoặc các chế độ xã hội khác, cho việc giải quyết tranh chấp về BHXH (như khiếu nai, tố cáo) và là cơ sở để kết luận khi thanh tra, kiểm tra. Trong 3 năm qua (2015-2017) BHXH huyện Gia Viễn đã giải quyết và chi trả cho 23.235 người hưởng chế độ BHXH (bao gồm: lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, TNLĐ - BNN, tử tuất, hưởng trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ DSPHSK). Qua nghiên cứu công tác quản lý đối tượng chi BHXH cho thấy, BHXH huyện Gia Viễn đã thực hiện tốt chi trả chế độ BHXH cho các đối tượng an toàn, đúng chế độ, kịp thời, đủ số lượng, không gây phiền hà cho đối tượng.
- BHXH huyện Gia Viễn đã chú trọng tổ chức quản lý đối tượng ngay từ cơ sở; sớm tiến hành đưa các dữ liệu biến động của người hưởng chế độ BHXH vào quản lý trong hệ thống phần mềm “Quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng” tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, kiểm tra.
- Đội ngũ cán bộ, viên chức cơ quan BHXH huyện Gia Viễn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt khó, đảm bảo chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ cho các đối tượng. Trong các đợt điều chỉnh tiền lương, trợ cấp BHXH, BHXH huyện đã kịp thời tính toán, chi trả chế độ cho đối tượng thụ hưởng. Việc tổ chức chi trả các chế độ BHXH trong những năm qua đã nhận được sự đồng tình cao của đối tượng, góp phần ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn huyện.
4.1.3. Lập, xét duyệt dự toán chi BHXH
a. Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan BHXH huyện tổng hợp kế hoạch chi của các đơn vị sử dụng lao động và dự kiến điều chỉnh tăng, giảm các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH thường xuyên trên địa bàn huyện, lập dự toán chi BHXH gửi cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình theo mẫu do Bộ tài chính quy định.
BHXH tỉnh hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho BHXH huyện, thị xã.
Dự toán chi BHXH cho năm tiếp theo được gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 hàng năm. Trong năm thực hiện, khi số chi BHXH lớn hơn số kế hoạch thì BHXH huyện báo cáo, giải trình với cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình để điều chỉnh và cấp thêm kinh phí đảm bảo chi trả kịp thời cho đối tượng.
Bảng 4.2. Dự toán chi BHXH (giai đoạn 2015-2017) Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 I Chi hàng tháng 173.879 178.387 196.112 102,59 109,94 1 Hưu trí 168.362 172.455 188.625 102,43 109,38 2 Tử tuất 4.965 5.254 6.802 105,82 129,46 3 Tai nạn LĐ - BNN 552 678 685 122,83 101,32 II Chi một lần 6.673 8.063 10.374 120,83 128,66 1 Trợ cấp 25,30 năm 1.028 1.257 1.323 122,28 105,25 2 Tử tuất, mai táng phí 1.339 1.579 1.776 117,92 112,48 3 BHXH 1 lần 4.288 5.186 7.224 120,94 139,30 4 Trợ cấp khu vực 18 41 51 227,78 124,39 III Chi ngắn hạn 4.931 7.257 7.477 147,17 175,64 1 Ốm đau 37 65 136 175,68 209,23 2 Thai sản 4.705 6.905 7.049 146,76 102,08 3 DSPHSK 189 287 292 151,85 101,74 Cộng 185.483 193.707 213.963 104,43 110,46
Nguồn: BHXH huyện Gia Viễn
Qua nghiên cứu về công tác lập dự toán chi BHXH cho thấy BHXH huyện Gia Viễn lập dự toán chi BHXH gửi cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình theo mẫu do Bộ tài chính quy định và đúng thời hạn quyđịnh. Việc lập dự toán đầy đủ chi tiết các chỉ tiêu chi BHXH giúp cho việc phân bổ nguồn chi BHXH hàng năm được sát hơn với các chế độ BHXH hiện hành. Tuy nhiên, số liệu dự toán luôn không sát với thực tế, do khi lập dự toán cán bộ lập không dự tính được tỷ lệ tăng lương tối thiểu, thời điểm tăng lương của chính sách tiền lương. Ngoài ra, số người thụ hưởng tăng, giảm ở mỗi năm khác nhau như số người về nghỉ hưu nhiều hơn, các trường hợp ốm đau – thai sản nhiều hơn hay các trường hợp người đang hưởng bị chết, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tăng….đây đều là
những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán chi và thực hiện chi, nhưng đều không thể dự tính trước được. Chính sách tiền lương và sự biến động tăng giảm về số đối tượng hưởng chế độ BHXH là những yếu tố khách quan dẫn đến công tác lập dự toán chi gặp nhiều khó khăn và thường không phù hợp với thực tế chi.
Nhìn chung, theo nguyên tắc việc lập dự toán sẽ tạo thế chủ động hơn trong công tác chuẩn bị và thực hiện chi BHXH. Tuy nhiên trong công tác chi trả BHXH thì việc lập dự toán không thể hiện được đúng bản chất hay ý nghĩa của mình.
b. Dự toán chi BHXH cho đối tượng hưởng BHXH được lập hàng năm phản ánh đầy đủ nội dung từng khoản chi:
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn ngân sách Nhà nước
+ Chi hàng tháng (thường xuyên): Lương hưu cho đối tượng là hưu quân đội và hưu công nhân viên chức, trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng chế độ MSLĐ, trợ cấp theo Quyết định số 91 TNLĐ - BNN, người phục vụ TNLĐ - BNN, người hưởng tuất (tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng);
+ Trợ cấp một lần: Trợ cấp tuất đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), MSLĐ, TNLĐ - BNN, mai táng phí đối với người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), MSLĐ, TNLĐ – BNN;
+ Chi đóng Bảo hiểm y tế cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng (hưu trí, MSLĐ, TNLĐ -BNN);
+ Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động; + Chi khác (nếu có).
- Chi các chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH
+ Chi hàng tháng: lương hưu (quân đội, công nhân viên chức), trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng chế độ TNLĐ - BNN, người phục vụ TNLĐ - BNN, cán bộ xã phường (CBXP), người hưởng tuất (tuất cơ bản và tuất nuôi dưỡng).
+ Trợ cấp một lần: Trợ cấp cho người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hàng tháng (theo Điều 28 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ), trợ cấp cho người lao động có thời gian đóng BHXH trên 30 năm, trợ cấp một lần cho cán bộ xã phường, trợ cấp TNLĐ- BNN, trợ cấp tử tuất một lần đối với người đang lao động, người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức).
+ Mai táng phí đối với: người lao động, người hưởng chế độ hưu (quân đội, công nhân viên chức), TNLĐ - BNN, cán bộ xã phường (CBXP).
+ Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao động đang làm việc.
+ Chi đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng (hưu trí,TNLĐ - BNN).
+ Chi khác (nếu có).
Dự toán phải kèm theo thuyết minh vế số lượng đối tượng đang hưởng dự kiến đối tượng tăng, giảm và nhu cầu chi khác trong năm. Hàng năm, BHXH huyện Gia Viễn lập dự toán chi các chế độ BHXH trên địa bàn huyện theo hướng dẫn của BHXH tỉnh Ninh Bình. Dự toán chi hàng năm của BHXH huyện được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi BHXH được duyệt của BHXH huyện và số chi trực tiếp tại BHXH huyện.Dự toán chi hàng năm của BHXH huyện là chính thức khi được BHXH tỉnh Ninh Bình giao quyết định phân bổ.
4.1.4. Quản lý quy trình tổ chức thực hiện chi BHXH
4.1.4.1. Quản lý theo các phương thức chi trả BHXH
BHXH huyện Gia Viễn thực hiện việc chi trả BHXH theo quy trình Đảm bảo những quy định chung về quản lý chi, phòng Kế hoạch Tài chính BHXH tỉnh Ninh Bình đã hướng dẫn, chỉ đạo BHXH huyện Gia Viễn thực hiện chi BHXH như sau:
Chi chế độ BHXH hàng tháng (lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng)
BHXH huyện thực hiện theo 3 phương thức chi trả sau:
+ Phương thức chi trả gián tiếp: Ký hợp đồng với đại lý chi trả là Bưu điện huyện Gia Viễn. Sau mỗi kỳ chi trả trong tháng, BHXH huyện Gia Viễn quyết toán với Bưu điện thông qua danh sách chi trả trả, biểu mẫu C74_CBH và danh sách số người, số tiền chưa nhận.
+ Phương thức chi trả trực tiếp
Theo phương thức này, việc chi trả không thông qua Đại lý Bưu điện huyện mà do các cán bộ tại bộ phận kế toán BHXH huyện Gia Viễn trực tiếp thực hiện. Chủ yếu là chi ốm đau-thai sản-dưỡng sức phục hồi và một phần dựa vào số đối tượng chưa nhận chế độ đã quyết toán với Bưu điện mà BHXH huyện Gia Viễn lên kế hoạch chi trả, thông báo đến đối tượng, rút tiền gửi để chi trả và quyết toán sau khi kết thúc chi trả.
+ Phương thức chi trả thông qua tài khoản cá nhân thẻ ATM.
Thực hiện quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành “Quy định quản lý, chi trả các chế độ BHXH bắt buộc” và công văn liên ngành số 5399/LN-BHXH-NHNo ngày 14/10/2010 về thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản tiền gửi của hệ thống BHXH Việt Nam mở tại hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Năm 2011, BHXH huyện Gia Viễn đã cho triển khai chi trả lương hưu thông qua tài khoản cá nhân ATM trên địa bàn huyện. Năm 2011 đã chi cho 01 đối tượng với số tiền: 89.942.400 đồng/ năm, tính đến hết năm 2017 đã mở rộng số đối tượng lên đến 61 đối tượng với tổng số tiền chi hàng năm khoảng hơn 3.784.040.400 đồng.
Bảng 4.3. Kết quả chi trả BHXH qua các phương thức giai đoạn 2015-2017