Hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP là hoạt động rất quan trọng và cần thiết cho công tác QLNN về VSATTP huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trong giai đoạn 2015 -2017, công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP trên địa bàn huyện được Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Bắc Giang giao cho Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP huyện Yên Thế là đầu mối cùng kết hợp với các công ty trong và bên ngoài huyện Yên Thế tổ chức thường xuyên tại các điểm nóng như Trung tâm huyện lỵ, các khu công nghiệp. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức chủ yếu tập trung vào các dịp cao điểm như Tết nguyên đán, tháng hành động vì chất lượng VSATTP, tết Trung thu. Hình thức tổ chức hoạt động thông qua đài phát thanh các xã theo các chuyên đề được tổ chức thường kỳ, đều đặn. Hàng năm, tổ chức phát tờ rơi, tờ gấp quy định về điều kiện VSATTP cho các nhóm đối tượng là cơ sở sản xuất, chế biến và người tiêu dùng. Hiện nay, hình thức tuyên truyền thông qua phát thanh và sử dụng các tờ rơi, tờ gấp đang phát huy hiệu quả tốt nhất do nhiều người có khả năng tiếp cận đồng thời chi phí thấp hơn nên có thể thực hiện với mức độ thường xuyên hơn.
Bảng 4.8. Tình hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Yên Thế giai đoạn 2015- 2017
Hoạt động truyền thông ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1. Tổ chức lễ phát động Buổi 4 5 8 125,0 160,0 141,4 2. Nói chuyện Lần 5 6 6 120,0 100,0 109,5 3. Hội thảo Lần 2 2 1 100,0 50,0 70,7 4. Phát thanh Lần 230 234 213 101,7 91,0 96,2 5. Truyền hình Lần 1 1 1 100,0 100,0 100,0
6. Băng rôn, khẩu
hiệu Cái 65 70 78 107,7 111,4 109,5
7. Áp phích, pa nô Cái 689 560 532 81,3 95,0 87,9
8. Tờ gấp Tờ 561 672 679 119,8 101,0 110,0
Nguồn: Phòng Y tế huyện Yên Thế (2017)
Bảng 4.8 cho thấy, trong giai đoạn 2015- 2017 huyện Yên Thế đã tổ chức 19 buổi lễ phát động tháng hành động về VSATTP địa điểm đặt tại các chợ lớn, và có xu hướng tổ chức các buổi lễ tăng lên từ 4 buổi vào năm 2015 lên 9 buổi vào năm 2017. Bên cạnh việc tổ chức các buổi lễ này, các hình thức tuyên truyền như: Nói chuyện chuyên đề, phát thanh truyền hình và băng rôn, khẩu hiệu và panô, áp phích và tổ gấp cũng được phân phát cho các chủ chợ trên địa bàn. Tùy theo lượng kinh phí hàng năm, và tình hình thực tế trên địa bàn, huyện sẽ căn cứ vào đó để tính toán số lượng cụ thể.
Qua bảng cho thấy các hộ kinh doanh đã tiếp nhận thông tin tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm là khá cao và tăng dần qua các năm, thông qua các hình thức khác nhau các hộ kinh doanh cũng thấy được vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các cấp các ngành và người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn, nhưng đó mới chỉ là nhận thức về tiếp nhận thông tin còn nội dung thông tin được truyền tới các hộ kinh doanh làm thay đổi thói quen sản xuất, hành vi kinh doanh thì kết quả chịu tác động nhiều yếu tố.
Bảng 4.9. Số lượng người kinh doanh tiếp nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Yên Thế giai đoạn 2015- 2017
TT Đánh giá Chỉ tiêu 2015 2016 2017 SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Tổ chức lễ phát động 25 41,67 37 61,67 40 66,67 2. Nói chuyện 35 58,33 42 70,00 45 75,00 3. Hội thảo 31 51,67 35 58,33 37 61,67 4. Phát thanh 50 83,33 52 86,67 55 91,67 5. Truyền hình 37 61,67 40 66,67 41 68,33
6. Băng rôn, khẩu hiệu 33 55,00 41 68,33 45 75,00
7. Áp phích, pa nô 32 53,33 45 75,00 50 83,33
8. Tờ gấp 52 86,67 55 91,67 57 95,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)
Ngoài ra, hiện nay huyện còn đang duy trì 2 đường dây nóng về ATTP trực tiếp tiếp nhận thông tin liên quan đến ATTP được công khai trên công thông tin điện tử huyện, các phương tiện thông tin đại chúng, tại các cơ sở thực phẩm.
Công tác tập huấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và ATTP đã được tăng cường và kết quả đánh giá công tác tuyên truyền thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10. Đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các chợ trên địa bàn huyện Yên Thế năm 2017
STT Chỉ tiêu đánh giá Đồng ý Không đồng ý SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%)
I. Đánh giá của cán bộ quản lý
1 Các hình thức tuyên truyền đa dạng 22 73,33 8 13,33
2 Thông tin tuyên truyền phong phú 18 60,00 12 20,00
3 Nội dung tuyên truyền phù hợp 20 66,67 10 16,67
4 Công tác tuyên truyền đạt hiệu quả
cao 14 46,67 16 26,67
II. Đánh giá của người kinh doanh
1 Các hình thức tuyên truyền đa dạng 48 80,00 12 20,00
2 Thông tin tuyên truyền phong phú 41 68,33 19 31,67
3 Nội dung tuyên truyền phù hợp 35 58,33 25 41,67
4 Công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao
22 36,67 38 63,33
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)
Tuy nhiên, kết quả điều tra ở bảng 4.10 cho thấy: đa số ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức VSATTP cho các chợ trên địa bàn với các hình thức tuyên truyền đa dạng, thông tin tuyên truyền phong phú và nội dung tuyên truyền phù hợp. Nhưng thực tế lại cho thấy hiệu quả tuyên truyền, phổ biến kiến thức về VSATTP đối với các hộ kinh doanh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế trong những năm qua còn chưa thực sự hiệu quả. Nhiều hộ kinh doanh trong chợ sau khi tham dự các buổi tuyên truyền và đọc hướng dẫn trên pano, áp phích và tờ rơi vẫn chưa hiểu rõ được vấn đề và thắc mắc không biết nên bắt đầu thực hiện từ đâu. Nguyên nhân của việc tuyên truyền kém hiệu quả là do thiếu các cán bộ hướng dẫn và giải thích trực tiếp khi có những thắc mắc như: Nếu các hộ kinh doanh tại chợ trên địa bàn huyện thực hiện được theo hướng dẫn thì nhà nước hay chính quyền địa phương có sự đầu tư hay cung cấp các thiết bị
Như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức VSATTP cho những