NGÂN SÁCH CHO XDNTM
Qua nghiên cứu công tác quản lý ngân sách cho XDNTM tại một số địa
phương trong và ngoài nước, một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo áp dụng đối với huyện Phù Ninh như sau:
- Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để
tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách cho xây dựng nông thôn mới ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách từ khâu: Lập dự toán, thẩm định dự toán, phê duyệt dự toán, giải ngân, giám sát, công khai các khoản chi minh bạch sẽ có hiệu quả trong
công tác chi.
- Đẩy mạnh thực hiện việc giao, khoán theo từng nhiệm vụ và mục tiêu, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng
thu nhập cho cán bộ công chức như: Giao nhiệm vụ phụ trách cho từng cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý theo dõi một công trình đến lúc hoàn thanh trong một thời gian nhất định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chi ngân sách nhà
nước của các cơ quan, đơn vị, các xã như: UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM luôn có kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm phát hiện ra những sai phạm
trong công tác quản lý chi để điều chỉnh thu hồi ngay từ đầu giảm sự rủi do trong công tác quản lý chi.
- Quan tâm đến công tác tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách
nhà nước trên địa bàn: Thương xuyên có lớp tập huấn về chuyên môn nghệp vụ kế toán cho các cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý chi nhằm nâng cao hiệu quả và giảm sự rủi do trong công tác quản lý chi.
- Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN cho xây dựng NTM như: Thu hút được nguồi ủng hộ bằng tiền từ các doanh nghiệp, hộ dân trong và ngoài địa bàn.
- Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm ngân sách đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB và một số nhiệm vụ trọng tâm cho xây dựng NTM như: Vào đầu tháng 1 là phải lên kế hoạch lập dự toán chi cho từng danh mục công trình cụ thể để có kế hoạch chi ngân sách nhằm hạn chế phát sinh ngân sách sau khi đã phê duyệt dự toán chi.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Phù Ninh
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Thành phố Việt Trì 15 km và cách thị xã PhúThọ 12 km.
- Phía bắc giáp huyện Đoan Hùng.
- Phía tây giáp thị xã Phú Thọ.
- Phía nam giáp thành phố Việt Trì.
- Phía đông Tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện gồm có 19 đơn vị hành chính 1 thị trấn và 18 xã.Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng chạy qua như sông Lô, tuyến đường quốc lộ 2chay qua, tuyến đường tỉnh lộ là điều kiện tốt để giao lưu trao đổi hàng hóa, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, công nghệ, vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên 156,48 km2, địa hình phong phú đa dạng nhưng ít phức tạp, độ cao trung bình không lớn, sự phong phú của địa hình là tiền đề phát sinh nhiều loại đất khác nhau và đa dạng hóa các loại cây trồng. Địa hình ít phức tạp rất thuận lợi trong việc sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp; Cho việc bố trí quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng như giao thông, thủy lợi… Tuy vậy, địa hình dốc cũng gây khó khăn không đến khả năng sử dụng đất vào các mục đích nông, lâm nghiệp như vận chuyển đi lại, quy hoạch khu sản xuất nông nghiêp, cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông, lâm nghiệp hay cải tạo ruộng đất.
Khí hậu, thời tiết. Huyện Phù Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Hàng năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa đông nam làm cho nhiệt độ không
mm, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 là nguyên nhân gây ra ngập úng, xói mòn đất. Tổng lượng mưa nhiều nhất là 2600mm, thấp nhất là 1100 mm.
Mùa khô do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc làm cho nhiệt độ không khí lạnh, mưa phùn, thiếu ánh sáng, ẩm ướt, tháng lạnh nhất là tháng 1.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là
300C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 150C (tháng 1). Biên độ nhiệt độ dao động giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 140C. Nhiệt độ cao tuyệtđối là 40,20C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,90C.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 83% trở lên, song nhìn chung không ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10 –
15%. Độ ẩm không khí cao nhất là 92%, thấp nhất là 24%.
Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1760 giờ, tổng tích nhiệt đạt 83000C,
thuộc loại tương đối cao.
Nhìn chung đặc điểm khí hậu trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi đối với đời sống dân sinh, phát triển các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên cũng còn một số khó khăn do khí hậu gây ra như lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào một số tháng mùa mưa gây ra úng lụt, tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất; Nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông, thiếu ánh sáng, ẩm ướt gây khó khăn cho phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân.
Về thuỷ văn Phù Ninh có sông Lô chạy dọc theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam; là ranh giới giữa huyện Phù Ninh với các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Tổng chiều dài phần sông chảy qua địa bàn huyện Phù Ninh là 32 km, chảy từ xã Phú Mỹ đến xã Vĩnh Phú. Theo kết quả tính toán, lượng nước chảy qua sông Lô tại điểm huyện Phù Ninh hàng năm là khá lớn. Trong các tháng mùa mưa, lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 1.647 m3/giây, trong các tháng
mùa khô lưu lượng dòng chảy trung bình khoảng 520 m3/giây. Phù sa sông Lô
góp phần bồi đắp chủ yếu cho đồng ruộng các xã Phú Mỹ, Trị Quận, Hạ Giáp, Tiên Du, An Đạo, Bình Bộ, Tử Đà và xã Vĩnh Phú. Đây là con sông đảm nhận việc tưới tiêu chủ yếu cho các xã vùng Đông bắc của huyện Phù Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống các sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp tạo nguồn nước thuận lợi tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Đất đai
Huyện Phù Ninh có tổng diện tích tự nhiên của huyện 15.736,97 km2 sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện trong 3 năm 2014 – 2016 có sự thay đổi đáng kể trong diện tích đất trên toàn huyện.
3.1.2.2. Dân số - lao động
Tình hình dân số sinh sống trên địa bàn huyện qua 3 năm từ 2015-2017 là
102.235 người, trong đó độ tuổi lao động là 54,408 người. Trong đó, chủ yếu là lao động nữ (chiếm hơn 50%). Đại đa số dân số sống ở khu vực nông thôn (trên 84%), đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, đồng thời cũng là khó khăn cần giải quyết nhằm đảm bảo sự phát triển của khu vực này đáp ứng nhu cầu việc làm, đời sống của người dân nông thôn.
Bảng 3.1. Tình hình dân số của huyện Phù Ninh năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 16/15 17/16 BQ Tổng dân số 97,609 100 99,108 100 102,235 100 101,54 103,16 102,34 Phân theo giới tính 1. Nam 48,097 49,28 48,655 49,09 50,987 49,87 101,16 104,79 102,96 2. Nữ 49,512 50,72 50,453 50,91 51,248 50,13 101,9 101,58 101,74 Phân theo khu vực 1. Thành thị 15,342 15,72 15,631 15,77 16,09 15,74 101,88 102,94 102,41 2. Nông thôn 82,267 84,28 83,476 84,23 86,145 84,26 101,47 103,2 102,33 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh (2017)
3.1.2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh huyện Phù Ninh
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm dần qua các năm: Năm 2014: 22,19%; giảm xuống còn 20,98% năm 2016.
Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng dần qua các
năm: năm 2014 là 54,45%; năm 2016 là55,91%. Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ có xu hướng giảm nhưng rất chậm.
Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Phù Ninh giai đoạn 2014–2016
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh (2017)
Giai đoạn 2014- 2016 tốc độ phát triển các ngành kinh tế chủ yếu bình quân của huyện Phù Ninh đạt 5,39%; trong đó: Ngành nông lâm thủy sản tăng 2,45%; Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng 6,79% và ngànhthương mại tịch vụ tăng 4,83%. Số liệu bảng 3.2 cho thấy tổng giá trị các ngànhkinh tế chủ yếu tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014 là 2.313,3 tỷ đồng; Năm 2015 là 2.435,6 tỷ đồng; Năm 2016 là 2.569,2 tỷ đồng.
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và tăng trưởng nên kinh tế huyện Phù Ninh giai đoạn 2014-2016
Diễn giải (tỷ đồng)2014 (tỷ đồng)2015 (tỷ đồng)2016 So sánh (%) 15/14 16/14 BQ
Tổng giá trị sản xuất 2.313,30 2.435,60 2.569,20
Nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản 513,4 527,7 538,9 102,79 102,12 102,45 Công nghiệp và xây
dựng 1.259,60 1.332,10 1.436,50 105,76 107,84 106,79 Dịch vụ thương mại 540,3 575,8 593,8 106,57 103,13 104,83 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh (2017) Huyện Phù Ninh có được kết quả đó là do đã tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp; Phát huy vai trò đoàn kết giữa các đoàn thể nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ. Huyện đang tập trung những lợi thế phát triển
2014 2015 2016 22.19 21.67 20.98 54.45 54.69 55.91 23.36 23.64 23.11 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; Đồng thời thực hiện nội dung trọng tâm trong ba khâu đột phá về đẩy mạnh cải cánh hành chính xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vọng, sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư phát triển góp phần thay đổi diện mạo của huyện trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới.
Kết quả đạt được nói trên là khá tốt tuy nhiên cũng còn một số khó khăn do khí hậu gây ra như lượng mưa phân bố không đồng đều, tập trung vào một số tháng trong năm gây ngập úng lụt, tạo dòng chảy lớn gây xói mòn đất và nhiệt độ xuống thấp vào mùa đông gây khó khăn cho phát triển sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ - thương mại đang từng bước phát triển tương đối đa dạng của các thành phần kinh tế và trên khắp vùng, miền trên địa bàn huyện đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và kinh doanh của nhân dân.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Phù Ninh bởi huyện Phù Ninh nằm ở vùng trung du miền núi của tỉnh Phú Thọ có diện tích đất rộng lớn và khu dân cư sinh sống đa số ở vùng nông thôn. Toàn huyện có 18 xã thuộc diện được đầu tư chi ngân sách nhà nước để thực hiện mục tiêu quốc gia XDNTM. Đề tài tiến hành nghiên cứu gồm 3 xã do: Xã Tiên Du, xã Bình Bộ, xã Gia Thanh; trong đó xã Tiên Du đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí; xã Bình Bộ là đạt 15/19 tiêu chí; 01 xã Gia Thanh đạt 12/19 tiêu chí để so sánh 3 xã về công tác quản lý NSNN cho xây dựng NTM.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Tài liệu thứ cấp bao gồm: Báo cáo xây dựng dự toán, giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, báo cáo quyết toán NS hàng năm; các chủ trương chính sách của nhà nước, Bộ Tài chính về sử dụng NS nhà nước; tình hình thực hiện NS của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.
Thu thập thông tin tài liệu cơ sở lý luận của đề tài từ các nguồn sách, báo, tạp
chí, website, ... có liên quan đến quản lý chi NS cho xây dựng NTM. Thông tin số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH trên địa bàn có ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cho NTM được thu thập từ các đơn vị chức năng của huyện.
Thu thập số liệu từ các quyết định giao dự toán của UBND huyện, các báo cáo quyết toán NS hàng năm của huyện và của các đơn vị xã, thuyết minh báo cáo quyết
toán NS của các đơn vị dự toán có liên quan đến xây dựng NTM.
Các dữ liệu, báo cáo có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài của các
phòng, ban, ngành: Phòng Tài chính - KH, phòng KT, Chi cục thống kê, phòng NN,
KBNN, ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ….
3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu làđiều tra phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi đã thiết kế đối với cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện về công tác lập dự toán, công khai dự toán, chấp hành dự toán, thời gian chấp hành dự toán và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và quyết toán.
Các cơ quan và đối tượng điều tra bao gồm: Ban chỉ đạo XDNTM huyện, Trưởng phòng Tài chính – KH, Trưởng phó phòng NN, phòng KT-HT, KBNN,
ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới …..
Bảng 3.3. Bảng phân bổ mẫu điều tra
TT Cán bộ Cấp huyện Cấp xã Tổng
1 Phòng Tài chính – kế hoạch 8 - 8
2 Các phòng ban khác của huyện 10 - 10
3 Cán bộ quản lý tài chính NTM cấp xã - 45 45
4 Ban giám sát cộng đồng 3 xã 9 9
Tổng cộng 18 54 72
- Số lượng phiếu phỏng vấn trực tiếp tổng 45 phiếu điều tra cán bộ cấp xã, 18 cán bộ cấp huyện và 9 cán bộ ban giám sát cộng đồng cấp xã được thể hiện qua bảng 3.3 là những người trực tiếp thực hiện trong công tác quản lý, quản lý tài chính, cán bộ trong ban XDNTM của huyện, xã được thể hiện ở bảng trên, được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Ban chỉ đạo XDNTM của huyện, phòng Tài chính, kho bạc, phòng nông nghiệp, Kinh tế hạ tầng, chủ tịch các xã, cán bộ trong ban XDNTM củahuyện, xã là những người trực tiếp thực hiện giám sát tài chính chi cho công tác XDNTM, quản lý chi ngân sách, lập phân bổ dự toán chi.
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên sử dụng chương trình phần mềm Excel của Microsoft
Office, để tổng hợp, tính toán và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng bảng biểu.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý thu - chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Cao Phong. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: Số