Bảng phân bổ mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)

TT Cán bộ Cấp huyện Cấp xã Tổng

1 Phòng Tài chính – kế hoạch 8 - 8

2 Các phòng ban khác của huyện 10 - 10

3 Cán bộ quản lý tài chính NTM cấp xã - 45 45

4 Ban giám sát cộng đồng 3 xã 9 9

Tổng cộng 18 54 72

- Số lượng phiếu phỏng vấn trực tiếp tổng 45 phiếu điều tra cán bộ cấp xã, 18 cán bộ cấp huyện và 9 cán bộ ban giám sát cộng đồng cấp xã được thể hiện qua bảng 3.3 là những người trực tiếp thực hiện trong công tác quản lý, quản lý tài chính, cán bộ trong ban XDNTM của huyện, xã được thể hiện ở bảng trên, được thu thập bằng cách chọn mẫu đại diện phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Ban chỉ đạo XDNTM của huyện, phòng Tài chính, kho bạc, phòng nông nghiệp, Kinh tế hạ tầng, chủ tịch các xã, cán bộ trong ban XDNTM củahuyện, xã là những người trực tiếp thực hiện giám sát tài chính chi cho công tác XDNTM, quản lý chi ngân sách, lập phân bổ dự toán chi.

3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp xử lý số liệu: Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên sử dụng chương trình phần mềm Excel của Microsoft

Office, để tổng hợp, tính toán và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, thể hiện bằng bảng biểu.

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực trạng tình hình quản lý thu - chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Cao Phong. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào phân tích bao gồm: Số tương đối, số tuyệt đối, cơ cấu, tỷ trọng…

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong đề tài để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu kinh tế trong quản ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn qua 03 năm 2014 - 2016, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh các tiêu thức khác nhau với nhau. Các chỉ tiêu thống kê mô tả như tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng, số tuyệt đối, số tương đối. Qua đó, thấy được kết quả đạt được qua các năm, từ đó phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực về vấn đề được nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những người quản lý đại diện trong từng lĩnh vực có liên quan về chính sách và về quản lý ngân sách. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng công tác quản lý ngân sách được chính xác và khách quan hơn qua đó có những định hướng và giải pháp đổi mới và tăng cường quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện đạt hiệu qủa hơn.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích, tổng hợp và đánh giá thông

qua việc sử dụng các sơ đồ, biểu đồ và đồ thị để minh họa bằng số lượng các kết quả nghiên cứu để hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Sốlượng cán bộtheo trình độ và lứa tuổi làm công tác quản lý tài chính ở

cấp huyện.

- Tỷ lệ ngân sách phân cấp cho các ban ngành, cho xã, để lại huyện nắm giữ và quản lý.

- Dự toán chi tiêu thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các

cấp và bổ sung cân đối từ ngân sách cấp.

- Số công trình và tỷ lệ các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đã thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi kết thúc dự án.

- Số lần kiểm tra, giám sát, số vụ việc phát hiện, số ngân sách thu hồi, thất thoát có thể đo lường bằng (kết quả/mục tiêu).

- Số NS đã chi cho các mục qua các năm, số công trình đã được xây dựng, tóc độ phát triển kinh tế xã hội, giá trị sản xuất, thu nhâp tỷ lệ nghèo giảm.

- Tỷ lệ chi đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước cấp huyện.

- Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN huyện.

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NƯỚC CHO XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Cùng với lập quy hoạch tổng thể các xã tiến hành lập đề án theo 11 nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thô mới giai đoạn 2016-2020.

Huyện đã phê duyệt, thực hiện cáccác văn bản và xây dựng lập dự toán đề án phát triển kinh tế - xã hội đều dựa trên cơ sở vùng quy hoạch xây dựng Nông thôn mới như: Dự án mở rộng cây hồng không hạt Gia Thanh, bưởi Diễn, đề án phát triển thủy sản, dự án giao thông thủy lợi cấp thoát nước, môi trường. Tuy vậy, qua kiểm tra thẩm định ở các xã cho thấy, nội dung của công tác lập dự toán, đề án về cơ bản vẫn tập trung chủ yếu về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Chưa chú trọng đến phát triển sản xuất. Việc tổ chức triển khai đề án còn lúng túng, chậm so với kế hoạch đề ra. Một số nơi còn ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, nhất là nguồn vốn của Nhà nước.

4.1.1. Công tác lập dự toán

* Yêu cầu của việc lập dự toán

Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý chi NSNN, nó giữ vai trò quan trọng quyết định cho cả một chu kỳ ngân sách chi cho XDNTM. Dự toán được lập như cầu sử dụng các công trình và các chương trình, mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội của nông thôn.

* Căn cứ lập dự toán

- Dự toán chi Ngân sách nhà nước cho XDNTM căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển của kỳ kế hoạch và những chỉ tiêu đăng ký các danh mục để thực hiện mục tiêu quốc gia XDNTM là một nhiệu vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện phát triển kinh tế -

- Để xây dựng dự toán cấp huyện cho dựa trên cơ sở tờ trình của UBND xã xin đầu tư xây dựng, căn cứ vào dự toán kinh phí xin phê duyệt đầu tư công trình cụ thể và lập dự toán chi Ngân sách Nhà nước căn cứ vào công tác quy hoạch, công tác lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của địa phương trong từng giai đoạn thời kỳ nhất định.

* Công tác lập dự toán ban đầu

Đối với dự toán chi NS cho XDNTM của huyện Phù Ninh được Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở hướng dẫn phòng ban, các xã trên địa bàn huyện và lập dự toán ngân sách cần sử dụng tại các xã, Các xã làm trình, kèm theo hồ sơ thiết kế, nhu cầu sử dung ngân sách cho công trình cần xây dựng để trình UBND guyện, Ban trỉ đạo XDNTM, phòng Tài chính tổng hợp và lập dự toán chi, thẩm định để đưa ra để tham mưu cho UBND huyện phê duyệt dựtoán chính thức cho từng xã.

* Quyết định phân bổ, giao dự toán chi NS cho XDNTM

Phòng Tài chinh - kế hoạch thực hiện lập dự toán định mức phân bổ vốn ngân sách tham mưu cho UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được xác định dựa trên số xã của các địa phương với hệ số ưu tiên theo Quyết định số: 12/2017/QĐ-TTg ngày

22/4/2017 của thủ tướng Chính Phủ Ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Phân bổ nguồn vốn đầu tư XDNTM chậm nhất đến ngày 10/01 năm thực hiện, UBND huyện phải thực hiện giao kế hoạch nguồn vốn đầu tư cho các xã dự

toán nội dung của giao dự toán chi phải chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách đến UBND các xã, từng lĩnh vực chi và từng dự án, công trình đến các chủ đầu tư. Sau khi cấp xã nhận được quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn của huyện.

* Công tác phân bổ dự toán chi XDNTM

Căn cứ vào kế hoạch UBND tỉnh giao nguồn vốn đầu tư XDNTM nguồn vốn mục tiêu ngân sách tỉnh, nguồn thu tiền sử dụng đất được điều tiết lại cho ngân sách huyện, Nguồn thu từ nhân dân ủng hộ thu đóng góp xây dựng ở địa phương, doanh nghiệp và quyết định ban hành danh mục công trình XDCB của

huyện, UBND huyện lập dự toán chi tiết tới từng dự án, từng công trình và phân bổ theo quan điểm: Ưu tiên nguồn vốn để chi trả nợ những côngtrình XDCB các xã xây dựng NTM. Đối với phân cấp quản lý chi XDCB (Do UBND xã làm chủ đầu tư và không được tỉnh phân cấp phê duyệt chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn vố phân bổ cho xây dựng và cải tạo các công trình giao thông, thủy lợi, giáo dục, thể thao, y tế,văn hóa và công trình khác. Đối với phân cấp quản lý chi XDCB cấp huyện: Cấp huyện được phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách có giá trị từ 15 tỷ đồng trở xuống, trên 15 tỷ là cấp tỉnh phê duyệt cụ thể qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình lập dựtoán đầu tư cho chương trình mục tiêu XDNTM cho các xã

STT Tên xã Tổng mức dự toán Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Xã Tử Đà 6.141 2.980 2.145 1.016 2 Xã Phú Nham 9.742 2.050 3.216 4.476 3 Xã An Đạo 13.391 4.610 3.310 5.471 4 Xã Phù Ninh 16.018 6.170 3.855 5.993 5 Xã Lệ Mỹ 9.257 2.061 1.678 5.518 6 Xã Phú Mỹ 4.834 1.293 2.019 1.522 7 Xã Tiên Phú 4.360 1.540 1.693 1.127 8 Xã Liên Hoa 4.128 1.480 1.633 1.015 9 Xã Trạm Thản 5.872 1.390 1.814 2.668 10 Xã Vĩnh Phú 10.907 1.321 1.958 7.628 11 Xã Tiên Du 8.733 4.512 3.208 1.013 12 Xã Bảo Thanh 8.707 1.275 1.642 5.790 13 Xã Trị Quận 7.199 1.127 1.910 4.162 14 Xã Gia thanh 5.357 1.583 1.985 1.789 15 Xã Trung Giáp 5.085 1.840 2.231 1.014 16 Xã Xã Bình Bộ 7.152 1.572 1.724 3.856 17 Xã Phú Lộc 4.415 1.486 1.912 1.017 18 Xã Hạ Giáp 9.572 1.637 2.922 5.013 Tổng cộng 140.870 39.927 40.855 60.088

Đánh giá việc lập dự toán chi NSNN cho xây dựng NTM tại huyện Phù Ninh cho thấy, hầu hết cán bộ đều nhận định rằng việc lập dự toán là tương đối phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ cho rằng việc lập dự toán là chưa phù hợp và còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.Có tới trên 71% cán bộ huyện và trên 50% cán bộ xã cho rằng công tác lập dự toán chi ngân sách cho xây dựng NTM là phù hợp, và chỉ có tỷ lệ rất nhỏ cán bộ vẫn cho rằng việc lập dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)