Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3.1. Cơ chế chính sách quản lý tài chính của Nhà nước
Theo quy định tại điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 thì Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
(Quốc hội, 2002). Theo quy định tại luật này, hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam được chia thành NS Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách
địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hiện hành các cấp có HĐND và UBND. Với mô hình tổ chức chính quyền nhà nước ta hiện nay, ngân sách địa phương bao gồm: Ngân sách tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Hệ thống văn bản ban hành về chính sách chế độ của nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NS nhà nước. Các chính sách về NSNN càng được cụ thể hóa, công khai dân chủ thì công tác quản lý chi NSNN ngày càng được quản lý chặt chữ và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên các văn bản của Bộ Tài chính, UBND tỉnh còn nhiều bất cập và không phù hợp cụ thể:
- Cơ chế tài chính: Cơ chế quản lý là tổng thể các phương pháp tác động lên hệ thống, liên kết phối hợp hành động giữa các thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu quản lý trong một giai đoạn nhất định, cụ thể là các văn bản pháp luật chi phối tác động của những nền kinh tế thị trường làm ảnh hưởng mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách.
- Phân cấp quản lý chi ngân sách trong hệ thống NSNN. Xác định được trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ thu chi vào ngân sách nhà nước. Cơ chế quản lý tài chính phải đúng dắn, phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn huyện Phù Ninh không có sự phân cấp quản lý chi NSNN tới cấp xã nên gây rất nhiều khó khăn cho các địa phương trong quá trình triểnkhai hoạt động cụ thể.
- Các Thông tư, văn bản quy định: Chi các công trình, hạng mục đầu tư cơ bản còn chung chung không còn phù hợp, các quy định về hóa đơn chứng từ đối với địa bàn nông thôn không phù hợp và khó thực hiện nên dẫn đến việc chi sai chế độ, chi vượt định mức và không đáp ứng đúng quy định về hóa đơn chứng từ trong quá trình mua sắm, đầu tư xây dựng.
Bảng 4.22. Đánh giá một sốquy định của chính sách ảnh hưởng đến công tác quản lý chi Ngân sách cho NTM (N=63)
Nội dung Rất hợp lý Tỷ lệ
(%) Hợp lý Tỷ lệ (%)
Không
hợp lý Tỷ lệ (%)
Định mức giao chi hoạt động 14 22,22 38 60,32 11 17,46
Cơ chế phân cấp quản lý 16 25,40 30 47,62 17 26,98
Các thông tư, văn bản 23 36,51 25 39,68 15 23,81 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
4.3.2. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp huyện
Bộ máy quản lý nhà nước được phân làm 4 cấp từ Trung ương đến địa phương và được phân cấp quản lý nhà nước theo từng cấp, từng nhiệm vụ khác nhau từ cấp cao nhất là cấp Trung ương, đến cấp thấp nhất là cấp xã có sự gắn kết trong chỉ đạo quản lý nhà nước.
Vai trò của bộ máy cơ quan trong quản lý ngân sách huyện Phù Ninh cho xây dựng nông thôn mới được thể hiện như sau:
•UBND huyện Phù Ninh.
Theo sơ đồ bộ máy phân cấp quản lý chi thì chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban chỉ đạo XDNTM, chịu trách nhiệm quản lý ngân sách cho XDNTM trên địa bàn huyện Phù Ninh theo quy định của pháp luật.
Phê duyệt dự toán và phương án phân bổ ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết
định, lập quyết toán ngân sách huyện trình UBND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan, ngành quản lý cấp trên theo quy định; Chi Ngân sách cho từng xã, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới tổ chức thực hiện ngân sách huyện, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý chi ngân sách theo lĩnh vực trên địa bàn phạm vi được phân cấp phê duyệt dự toán chi cho một công trình, dự án là 15 tỷ trở xuống, trên 15
tỷ là thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn huyện chưa phân cấp cho cấp xã phê duyệt chi ngân sách cho XDNTM vì chuyên môn của cấp xã chưa đủ năng lực về chuyên môn để thẩm định cũng như phê duyệt những dự toán của các dự án lớn trên địa bàn trong giai đoạn XDNTM.
UBND, Ban chỉ đạo XDNTM các xã, đơn vị trên địa bàn huyện
Sơ đồ 4.2. Phân cấp bộ máy quản lý chi ngân sách cho XDNTM cấp huyện
Nguồn: Ban chỉđạo XDNTM huyện Phù Ninh (2017) • Ban chỉ đạo XDNTM huyện
UBND huyện Phù Ninh
Ban chỉ đạo XDNTM huyện
Kho bạc nhà nước huyện
Phù Ninh Phòng tài chính – Kế hoạch
Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban chỉ đạo XDNTM, phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế làm phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo XDNTM là cơ quan thường trực tham mứu cho UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp việc, gám sát dự toán chi các lĩnh vực quản lý, tổng hợp báo các báo cáo về các tiêu chí đã đạt và chưa đạt để báo cáo UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý chi ngân sách cho các lính vực như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Mua sắm trang thiết bị, giao thông thủy lợi, đầu tư cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp…
• Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Tham mưu, giúp UBND huyện, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thực hiện chứcnăng lập dự toán thu, chi, Tổ chức công tác đấu thầu, chỉ thầu và thực hiện quản lý nhà nước về khoản thu, chi NS nối chung và nguồn vốn cho XDNTM để phát triển KT-XH của huyện nói riêng. Theo mô hình quản lý trên tại phòng Tài
chính –kế hạch huyện bố trí 01 chuyên viên phụ trách thu, chi NS huyện trực tiếp theo dõi thực hiện từ công tác lập dự toán, dự toán chi và theo dõi xét duyệt, thanh quyết toán, báo cáo quý, năm, giai đoạn cho ban chỉ đạo XDNTM.
• KBNN huyện
Thực hiện giao dịch các khoản thu, chi ngân sách XDNTM trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ, thiếu pháp lý các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch; Tổ chức thực hiện kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh bổ sung.
• UBND các xã
Đây là đơn vị lập tờ trình các danh mục chi ngân sách cho một công trình cụ thể đề xuất phòng Tài chính lập dự toán chi trình UBND huyện phê duyệt, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về chuyên môn của Ban chỉ đạo XDNTM, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn của huyện trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ đôn đốc giám sát chi và thu ở đơn vị mình, thực hiện báo cáo theo quý, báo cáo năm
Từ những hạn chế và khó khăn trong công tác phân cấp cấp quản lý chi, lập dự toán và trình độ cán bộ chủ tài khoàn và cán bộ chuyên Tài chính – Kế toán quản lý ngân sách còn hạn chế về trình độchuyên môn nghiệp vụ từ những gặp khó khăn trong công tác quản lý ngân sách yếu tố con người là quan trọng quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý chi NSNN, nếu đội ngũ cán bộ yếu kém, năng lực thấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trìnhquản lý chi NSNN.
Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN cấp huyện; Để thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống thông tin và năng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách đó lànhiệm vụ quan trọng của huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Định mức lập dự toán phân bổ vốn ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được xác định dựa trên số xã của các địa phương với hệ số ưu tiên theo Quyết định số: 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017
của thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiên chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020. Về phân cấp cấp quản lý chi từ cấp huyện đến cấp xã thì ở huyện Phù Ninh mới dừng lại ở cấp huyện, chưa phân cấp cho UBND cấp xã duyệt chi do vậy cũng hạn chế một phần trong công tác huy động ngân sách cung như trong công tác vận động hiến đất tại địa phương.
Số lượng cán bộ theo dõi và quản lý tài chính của huyện Phù Ninh cho xây dựng NTM hiện nay còn quá ít vừa thực hiện nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I vừa thực hiện nhiệm vụ hạch toán thu chi NS của phòng là quá sức, không có thời
gian đi cơsở để tìm hiểu giám sát tình hình tài chính của các đơn vị cấp dưới.
Bảng 4.23. Đánh giá của cán bộ quản lý vềảnh hưởng của bộmáy đến công tác quản lý ngân sách trong NTM Nội dung hợp lýRất Tỷ lệ (%) Hợp lý Tỷ lệ (%) Không hợp lý Tỷ lệ (%) Tổ chứcbộ máy 13 20,63 34 53,97 16 25,40
Phân công nhiệm vụ 17 26,98 31 49,21 15 23,81
Quy mô đơn vị quản lý 26 41,27 28 44,44 9 14,29
4.3.3. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý chi NSNN cho NTM
Hệ thống thông tin tích hợp từ trung ương đến địa phương, tỉnh đến huyện và kết nối các cơ quan sử dụng NSNN, chính quyền các cấp. Hiện nay hệ thống thông tin quản lý chi NSNN cho xây dựng NTM còn nhiều vấn đề khó khăn, bất cập và chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các cấp, các đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện quản lý chi NSNN trong thực tiễn.
4.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
CHO XDNTM HUYỆN PHÙ NINH
4.4.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng lập, chấp hành dự toán vàquyết toán chi ngân sách XDNTM trên địa bàn huyện Phù Ninh quyết toán chi ngân sách XDNTM trên địa bàn huyện Phù Ninh
Để thực hiện tốt quy trình quản lý ngân sách từ khâu xây dựng lập phân bổ dự toán đến công tác quyết toán chi ngân sách, nhằm nâng cao công tác xây dựng, lập dự toán, quyết toán khắc phục được những tồn tại như đã đánh giá, phân tích trong quá trình chi. Trong thời gian tới huyện Phù Ninh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệmvụ và giải pháp như sau;
- Về công tác xây dựng, lập dự toán chi ngân sách:
Xây dựng, lập dự toán phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương XDNTM và gắn với chính sách nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, khai thác triệt để lợi thế của địa phương. Lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định, cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa trong việc hướng dẫn các đơn vị các xã, đơn vị thực hiện xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán theo đúng quy định của Luật NSNN. Phòng Tài chính – KH huyện quan tâm, phối hợp giúp đỡ nhiều hơn nữa. Ngoài ra UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM thường xuyên mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho chủ tài khoản và kế toán để công tác lập dự toán được sát với tình hình thực tế của huyện hơn. Về phía các UBND xã cũng cần chú trọng và nâng cao hơn chất lượng công tác dự báo, lập dự toán, muốn vậy cần phải bám sát tình hình thực hiện dự toán năm hiện hành. Hướng dẫn xây dựng dự toán của các cơ quan chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao của đơn vị hang năm. Số kiểm tra dự toán được thông báo, trên cơ sở đó thực hiện xây dựng dự toán bảo đảm đầy đủ các nội dung thu, chi, theo đúng mẫu biểu quy định, định mức phân bổ dự toán phân bổ từ ngân sách tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là phải phản ánh được đầy đủ các khoản chi vào dự toán để theo dõi quản lý.
- Công tác chấp hành dự toán.
Chấp hành dự toán chi là quá trình sử dụng các biện pháp kinh tế hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi đã được ghi trong kế hoạch ngân sách trở thành hiện thực. Chấp hành ngân sách đúng, hiệu quả là tiền đề quan trong trong thực hiện chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch đầu tư phất triển. Các xã cần phát huy vai trò huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây cơ sở hạ tầng phục vụ thiết yếu tại địa phương và đáp ứng được nguồn vốn đối ứng của nguồn ngân sách của cấp trên. Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiếp khách, khách thành hoàn thiện tổ hội nghị tránh lãng phí chi tiêu ngân
sách. Việc thực hiện công việc XDNTM trong giai đoạn ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chính sách chế độ lại được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn, cũng đã tạo ra khối lượng công việc khá lớn cho các phòng ban, các xãn hất là trong công tác rà soát, thẩm định, phê duyệt đối tượng được hưởng chính sách, nhiều khi đã không tránh khỏi tình trạng chậm chễ, sai sót, nhầm lẫn từ đólàm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn. Để khắc phục tình trạng này trước hết cần phải nâng cao
hơn nữa ý thức trách nhiệm của các cấp chính quyền, Ban chỉ đạo XDNTM, các xã thấy được rõ ý nghĩa của các chính sách đầu tư cho XDNTM của Nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng nông thôn, làm tốt trách nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan đơn vị tổ chức cá nhân trong quá trình thực hiện chi ngân sách từ khâu rà soát, thẩm định, phê duyệt đối tượng đến tổ chức chi trả, thanhquyết toán nguồn kinh phí,đổi mới phương thức chi ngân sách theo hướng sau khi cơ chế chính sách có hiệu lực các xã, đơn vị phải rà soát nguồn kinh phí và báo cáo đầy đủ; Phòng Tài chính –kế hoạch cấp trên thực hiện tạm ứng chi trước một phần nhu ngân sách xã chủ động thực hiện chi ngân sách theo hợp đồng, số kinh phí còn lại chỉ được cấp tiếp khi các xã, đơn vịcó báo cáo các danh mục đã thực hiện theo dự táo đã phê duyệt. Từng xã, đơn vị và sau khi có báo cáo nhu cầu kinh phí gửi Phòng Tài
chính –kế hoạch cấp trên. Thực hiện tốt nội dung này sẽ bắt buộc các xã, đơn vị phải thực hiện rà soát các danh mục, ngăn ngừa tình trạng báo cáo cấp trên theo kiểu và làm theo một kiểu để lấy kinh phí, sau đó mới thực hiện rà soát, dẫn đến kinh phí cấp đi có thể thiếu, có thể thừa, làm ảnh hưởng đến hiệu quả