Quy trình quản lý chi NS cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 26)

Nguồn: Bộ Tài chính (2003)

2.1.4.1. Công tác lập dự toán

* Yêu cầu của việc lập dự toán

Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý chi NSNN, nó giữ vai trò quan trọng quyết định cho cả một chu kỳ ngân sách. Dự toán được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, mục tiêu cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương, được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ

quan, đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng thời gian và biểu mẫu quy định.

* Căn cứ lập dự toán

- Dự toán chi Ngân sách nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế -

xã hội và đảm bảo chỉ tiêu nhiệm vụ phát triển của kỳ kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội

- Dự toán chi Ngân sách Nhà nước căn cứ vào công tác quy hoạch của địa

phương trong từng thời kỳ nhất định.

Công tác lập dự toán Công tác thẩm định dự toán Công tác chấp hành dự toán

Công tác quyết toán

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán

* Công tác lập dự toán

Đối với dự toán chi NSNN và ngân sách trung ương: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập dự toán thu-chi NSNN

và phương án phân bổ ngân sách trung ương; Tổ chức thực hiện NSNN trình Chính phủ. Đối với ngân sách địa phương: Sở Tài chính chủ trì phối hợp với sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố tổng hợp và lập dự toán ngân sách của địa phương quản lý (gồm dự toán thu –chi trên địa bàn; Dự toán ngân sách huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh), báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để trình thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét trước khi báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc lập dự toánngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Quốc hội, 2002).

- Trình tự lập dự toán chi NSNN: Dự toán chi NSNN cơ bản được triển khai theo trình tự: Sơ đồ 2.2. Trình tự lập dự toán NSNN Nguồn: Bộ Tài chính (2003) Chỉthị Thủtướng Chính phủ Thông tưBộtài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN Công văn Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN

Phòng TC-KH các huyện thành phốtriển khai

thực hiện xây dựng dựtoán NSNNđến đơn vị sử

dụng ngân sách vàcác xã, TT

Các xã, TT, các đơn vịcóliên quan đến việc sử

dụng ngân sách tiến hành triển khai thực hiện xây dựng dựtoán NSNN

* Quyết định dự toán chi NSNN, phân bổ ngân sách trung ương, giao dự

toán NSNN. Căn cứ vào dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách của Chính phủ trình Quốc hội trước kỳ họp cuối năm. Quốc hội xem xét và quyết định dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. Trước ngày 20/11 Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu chi ngân sách năm sau cho từng bộ, cơ quan nganh bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan khác ở Trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ vào quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tài chính

tham mưu với UBND tỉnh về dự toán thu ngân sách, phương án phân bổ chi ngân sách trình HĐND tỉnh. Trước ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán và phương án phân bổ ngân sách của địa phương mình; Căn cứ vào Nghị quyết dự toán NSNN của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành quyết định về giao dự

toán NSNN; Kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN cho các sở, ban ngành và các huyện thành phố trực thuộc. Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán thu chi ngân sách của UBND tỉnh, HĐND huyện phải ban hành được Nghị quyết về dự toán NSNN; Kế hoạch đầu tư phát triển nguồn vốn NSNN. Trước ngày 31/12 các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cấp ở địa phương phải hoàn thành việc giao dự toán ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới (Quốc hội, 2014).

Định mức lập dự toán phân bổ vốn ngân sách thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được xác định dựa trên số xã của các địa phương với hệ số ưu tiên theo Quyết định số: 12/2017/QĐ-TTg ngày

22/4/2017 của thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiên chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông

thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Cụ thể, hệ số ưu tiên theo đối tượng xã, với các xã đặc biệt khó khăn: Các xã dưới 5 tiêu chí hệ số 5; các xã còn lại hệ số 4. Các xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên hệ số 1,3. Hệ số 1 được áp dụng với các xã còn lại, không thuộc đối tượng ưu tiên nêu trên (bao gồm cả các xã đã được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, để tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí và đạt chuẩn bền vững).

2.1.4.2. Công tác thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán

UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM tập trung chỉ đạo thực hiện tuân thủ Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý liên quan, các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc theo cơ chế “một cửa” đã được UBND huyện phê duyệt từ việc nhận hồ sơ, thẩm định dự án, trả kết quả đảm bảo thời gian, có hiệu quả. Năm 2014 toàn huyện đã thẩm định phê duyệt 23 dự án công trình XDCB với tổng mức đầu tư được phê duyệt 39.487 tỷ đồng. Năm 2015 toàn huyện đã thẩm định phê duyệt 28 dự án công trình XDCB với tổng mức đầu tư được phê duyệt 40.540 tỷ đồng; Năm 2016 đã thẩm định 32 công trình XDCB với tổng mức đầu tư được phê duyệt 59.815 tỷ đồng.

Công tác thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo KTKT đã được UBND Huyện, Ban chỉ đạo XDNTM thẩm định phê duyệt và báo cáo Huyện Ủy, HĐND.

2.1.4.3. Công tác kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB

Hiện nay, công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC, Quyết định 282/QĐ-KBNN. Việc tạm ứng vốn cho các hợp đồng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và mức tạm ứng vốn cụ thể do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa các bên nhưng không vượt quá 50% tổng giá trị hợp đồng và 30% kế hoạch vốn được phân bổ trong năm ngân sách. Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên. Tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80 giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất trong hợp đồng. Cùng với sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM, các cấp đã đôn đốc đẩy nhanh tiến độ XDCB và giải ngân nguồn vốn nên giai đoạn 2014-2016 theo quy định.

2.1.4.4. Chấp hành dự toán chi ngân sách

Chấp hành ngân sách chi là bước tiếp theo trong chu trình quản lý ngân sách cho 17 hạng mục XDNTM và là khâu cốt yếu, trọng tâm và có ý nghĩa quyết định với quản lý ngân sách cho XDNTM. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có thể biến thành hiện thực hay không là tùy vào khâu chấp hành ngân sách. Chấp

hành NSNN là khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSNN. Việc chấp hành ngân sách đúng đắn là tiền đề quan trọng bảo đảm điều kiện để thực hiện các khoản thu, chi đã ghi trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tránh mất cân đối ngân sách.

- Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho XDNTM; Sau khi được UBND huyện phê duyệt dự toán chi ngân sách, các khối, các xã có trách nhiệm bảo đảm thực hiện đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi phòng tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để thực hiện. Việc phân bổ và giao dự toán phải đảm bảo các yêu cầu:

- Thiện đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi cho XDNTM.

- Thực hiện đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao.

- Đối với phân bổ vốn đầu tư XDCB: Phải ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án đầu tư đã hoàn thành đưa và sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn, các dự án chuẩn bị đầu tư và các chương trình, dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch. Sau đó mới bố trí công trình khởi công mới, đảm bảo nguyên tắc tập trung tránh dàn trải; đối với dự án chuẩn bị đầu tư phải nằm trong danh mục kế hoạch đầu tư để được phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện xem xét tổng hợpdự toán chi của các xã cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công tác kế hoạch vốn đầu tư: XDCB: Hàng năm UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện chỉ đạo rà soát tiến độ thực hiện và danh mục đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm; Căn cứ vào kế hoạch vốn đầu tư được phân bổ và giao, các chủ đầu tư tiến hành triển khai thực hiện. Chuyển từ dự án dự kiến có khối lượng thực hiện đạt thấp sang hơn kế hoạch vốn giao không có khả năng giải ngân thanh toán trong năm kế hoạch để bổ sung vốn thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án chưa bố trí đủ vốn theo quy định.

Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu: UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban quản lý các công trình xây dựng huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND các xã và các đơn vị có liên quan thực hiện theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Quy trình

mời thầu, mở thầu, đóng thầu, chấm thầu và công bố kết quả chấm thầu được quản lý chặt chẽ, công khai, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu để lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đạt hiệu quả. Năm 2014 toàn huyện đã tổ chức 4 cuộc đấu thầu. Thẩm định kết quả xét thầu xây lắp được 18 công trình; Năm 2015 thẩm định kết quả xét thầu xây lắp được 22 công trình; Năm 2016 toàn huyện đã tổ chức 7 cuộc đấu thầu,thẩm định kết quả xét thầu xây lắp được

25 công trình.

Công tác thiết kế dự toán, Công tác thẩm định, phê duyệt dự án: Công tác thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo KTKT đã được UBND huyện, Ban chỉ đạo tập trung chỉ đạo thực hiện tuân thủ Luật Xây dựng và các văn bản pháp lý liên quan, các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm túc theo cơ chế “một cửa” đã được UBND huyện phê duyệt từ việc nhận hồ sơ, thẩm định dự án, trả kết quả đảm bảo thời gian theo quy định, có hiệu quả.

Công tác kiểm soát tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư: Công tác tạm ứng hiện nay thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số

86/2011/TT-BTC, Quyết định 282/QĐ-KBNN. Việc tạm ứng vốn cho các hợp đồng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và mức tạm ứng vốn cụ thể do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất và quy định trong hợp đồng kinh tế giữa các bên nhưng không vượt quá 50% giá trị hợp đồng và 30% kế hoạch vốn được phân bổ trong năm ngân sách. Đối với việc thu hồi tiền tạm ứng cũng được thực hiện theo các văn bản trên. Tiền tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng của hợp đồng và bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán khối lượng hoàn thành đầu tiên, không kể là mức thực hiện bao nhiêu và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80 giá trị hợp đồng. Mức thu hồi tạm ứng lần đầu và từng lần do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận thống nhất ghi trong hợp đồng. Cùng với sự chỉ đạo sát sao của HĐND, Huyện ủy, UBND các cấp chủ động đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án và giải ngân nguồn vốn cho nhà thầu nên giai đoạn 2014-2016 nghiệm thu khối lượng nhà thầu đã thi công theo hợp đồng, không để xảy ra tình trạng hết thời gian thi công mà chưa tạm ứng, nghiệm thu với nhà thầu.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư: Nội dung thực hiện giám sát theo Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước, UBND các xã, đơn vị đã tích cực

hơn trong việc triển khai thực hiện, giám sát đầu tư, việc chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, đã được đa số các chủ đầu tư chấp hành theo quy định. HĐND, UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM đều lập Kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, tổ chức thực hiện giám sát đối với những dự án do thẩm quyền UBND huyện quyết định phê duyệt đầu tư theo quy định. Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy cơ bản các dự án triển khai đúng mục tiêu đầu tư, tiến độ các gói thầu thi công cơ bản đảm bảo chất lượng, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện được chủ đầu tư, nhà thầu, các bên liên quan phối hợp tháo gỡ, giải quyết kịp

thời. Năm 2014 là 11 dự án, 2015 là 14 dự án, 2016 là 16 dự án. HĐND, UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM đã chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Tài

chính - Kế hoạch huyện tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND, UBND huyện kiêm trưởng ban chỉ đạo XDNTM. Nhìn

chung công tác quản lý và sử dụng vốn công trình đầu tư XDNTM của huyện Phù Ninh đã thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Các công trình đều được lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật phù hợp với chủ trương đầu tư XDNTM, Công trình trước khi thi công có đủ hồ sơ quy hoạch, khảo sát, thiết kế và tổng dự toán được duyệt. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cơ bản thực hiện theo quy định của pháp luât về đấu thầu, lựa chọn được các nhà thầu có đủ tư cách pháp nhân được đăng ký hoạt động về lĩnh vực đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thi công, quản lý giám sát kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, đơn vị thi công và chủ đầu tư đã thực hiện việc ghi chép nhật ký thi công, lập các biên bản nghiệm thu hoàn thành theo giai đoạn, thanh toán khối lượng công việc đảm bảo theo thiết kế được phê duyệt và cơ bản phù hợp với hợp đồng, thiết kế.

Song song với kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng vốn công trình đầu tư XDNTM trên địa bàn huyện như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)