Công tác chấp hành lập, duyệt và phân bổ dự toán chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chấp hành xây dựng, lập, duyệt và phân bổ dự toán chi cho

4.2.2. Công tác chấp hành lập, duyệt và phân bổ dự toán chi

- Căn cứ lập dự toán chi NS cho XDNTM: Lập dự toán NS hàng năm được lập căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của sở tài chính, phòng tài chính huyện cho các nội dung, kế hoạch chủ yếu như: Công trình trong điểm ưu tiên cho phát triển

kinh tế - xã hội vùng nông thôn trong giai đoạn XDNTM; Chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch. Định mức phân bổ chi ngân sách ngân sách cho XDNTM; Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn do cấp có thẩm thẩm định và phê duyệt. Tình hình thực hiện ngân sách thu chi ngân sách của năm trước. Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH đầu tư cho XDNTM và dự toán NSNN cho XDNTM năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NS; Trên cơ sở biểu mẫu lập dự toán hướng dẫn của UBND cấp tỉnh (Sở Tàichính) về lập dự toán NS ở các cấp địa phương). Dự toán NSNN được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, bảo đảm đúng thời gian và biểu mẫu quy định.

- Trình tự lập dự toán chi NSNN: Dự toán chi NSNN cơ bản được triển khai theo trình tự:

Sơ đồ 4.1. Trình tự lập dự toán NSNN

Nguồn: Bộ Tài chính (2003)

- Trình tự giao dự toán được tiến hành như sau: Việc giao dự toán hàng năm cho các khối từng lĩnh vực, các xã, đơn vị trên địa bàn được thực hiện đúng thời gian quy định. Căn cứ quyết định giao dự toán thu chi Ngân sách của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện giao cho phòng Tài chính – KH triển khai

Bộtài chính hướng dẫn xây dựng dựtoán NSNN

Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dựtoán NSNN

Phòng Tài chinh-Kế hoạch huyện phổ biên, xây dựng dự toán đên các xã

Các xãcóliên quan đến việc sửdụngngân sách vàtriển khai thực hiện xây dựng dựtoán

hướng dẫn tài chính các xã lập tờ trình các danh mục cần chi ngân sách UBND huyện và Ban chỉ đạo XDNTM, tổ chức thảo luận công khai dự toán thu - chi

ngân sách với Ban chỉ đạo XDNTM, các ngành, UBND các xã. Phòng TC-KH có

trách nhiệm tổng hợp dự toán của các các xã báo cáo UBND huyện, Ban chỉ đạo XDNTM, Ban chỉ đạo XDNTM có trách nhiệm báo cáo BTV huyện ủy và BCH Huyện trước khi báo cáo trình HĐND huyện phê chuẩn dự toán thu chi ngân sách cho XDNTM vì vậy công tác lập, phân bổ và giao dự toán đầu năm được công

khai, dân chủ cao.

Căn cứ để lập dự toán phân bổ và giao dự toán từ nguồn vốn đầu tư XDNTM từ NSNN, từ các doanh nghiệp, người dân đóng góp được thể hiện trong bảng 4.17:

Bảng 4.17. Nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

Nguồn ngân sách 2014 2015 2016 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) NSTW 1,628 4,12 2,344 5,78 14,42 24,11 NS tỉnh 6,484 16,42 10,628 26,22 5,753 9,62 NS huyện, xã 20,202 51,16 19,228 47,43 26,825 44,85 DN và người dân đóng góp 11,173 28,30 8,34 20,57 12,817 21,43 Tổng 39,487 100 40,54 100 59,815 100,00

Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch huyện Phù Ninh (2017) Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phù Ninh chủ yếu đến từ 2 nguồn: Ngân sách của huyện, xã và nguồn tiền huy động được từ các doanh nghiệp, người dân đóng góp trên địa bàn huyện. Vốn ngân sách huyện, xã cho đầu tư xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện là 26.825 triệu đồng (chiếm 44,85%) tổng vốn đầu tư, vốn từ nguồn ngân sách người dân và các doanh nghiệp đóng góp thường gần 10000 triệu đồng. Đặc biệt là năm 2016, số lượng vốn cho xây dựng NTM của huyện từ nguồn huy động đạt 12.817

triệu đồng. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào xây dựng NTM của huyện.

Cơ cấu vốn đầu tư sử dụng vốn NSNN cho xây dựng NTM theo các chương trình, dự án tập trung vào 5 nhóm chính: Giáo dục – y tế, văn hóa – thể thao, quản lý nhà nước, hạ tầng giao thông thủy lợi và nông nghiệp. Theo các năm

2014 – 2016, số lượng dự án vào nhóm ngành giáo dục - đào tạo- y tế, giao thông

– thủy lợi và nông nghiệp là đại đa số. Sang năm 2016, số lượng dự án của hai lĩnh vực giao thông – thủy lợi và văn hóa – thể thao với các nội dung đầu tư hệ thống đường giao thông nông thôn, các nhà văn hóa thôn, xóm được triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn huyện.

Bảng 4.18. Sốlượng dựán đầu tư sử dụng ngồn vốn theo chương trình XDNTM huyện giai đoạn 2014-2016

ĐVT: dự án

TT Lĩnh vực đầu tư 2014 2015 2016

1 Lĩnh vực giáo dục & Đào tạo-Y tế 5 6 6

2 Quản lý nhà nước 4 5 6

3 Hạ tầng giao thông-Thủy lợi 5 6 7 4 Lĩnh vực văn hóa, thể thao 4 5 7

5 Lĩnh vực Nông nghiệp 5 6 6

Tổng cộng 23 28 32

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phù Ninh (2017) Việc phân bổ vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển NTM của huyện được tiến hành theo các chương trình, dự án đầu tư của huyện triển khai quản lý trực tiếp. Trong đó, chủ yếu là nguồn vốn phân bổ cho các lĩnh vực như bảng 4.19.

Bảng 4.19. Sốlượng công trình XDCB từgiai đoạn 2014-2016

ĐVT: công trình

Phân loại công trình XDCB 2014 2015 2016

1 Công trình chuyển tiếp 0 5 2

2 Công trình xây mới 23 23 30

* Tổng cộng 23 28 32

Nhìn chung việc lập phân bổ đầu tư XDCB trên địa bàn huyện trong giai đoạn XDNTM được thực hiện kịp thời, đúng quy trình và đảm bảo thời gian theo quy định tại Luật NS;

- Việc phân bổ dự toán vốn đầu tư XDNTM cho các công trình còn dàn trải, chưa mang tính trọng tâm trọng điểm các dự án lớn tập trung chủ yếu tại các xã xây dựng NTM nguồn vốn chủ yếu là huy động từ nhân dân, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ 1 phần (theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, huyện, xã quy định). Phần lớn nguồn vốn được đầu tư cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu và an sinh xã hội. Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên việc lập và phân bổ vốn đầu tư vẫn còn thiếu sót, khuyết điểm như:

Trong giai đoạn 2014-2016 toàn huyện có 83 dự án được UBND huyện phê duyệt chi vốn đầu XDNTM tư từ nguồn vốn trung ương, ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện, xã, nhân dân đóng góp với tổng giá trị vốn bố trí không đúng đối tượng là 139.842 tỷ đồng chủ trong đó chủ yếu là xây trường học, đường giao thông- thủy lợi, hội trường học tập cộng đồng, sửa chữa mở rộng nhà văn hóa.

ĐVT: Triệu đồng

Hình 4.1. Phân bổ vốn đầu tư sử dụng cho chương trình xây dựng nông thôn mơi các ngành, lĩnh vực của huyện Phù Ninh giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Phù Ninh (2017)

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 Lĩnh vực văn

hóa, thể thao Quản lý nhà nước Lĩnh vực giáo

dục và đào tạo Lĩnh vực hạ tầng, giao

thông, cấp thoát -nước Lĩnh vực nông nghiệp 2014 2015 2016

Căn cứ vào các quyết định phân bổ ngân sách cho xây dựng nông thôn mới các xã theo Quyết định số: 76/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2014 và Quyết định số: 68/QĐ-UBND ngày 3 tháng 02 năm 2015 và Quyết định số: 72/QĐ-

UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của UBND huyện Phù Ninh về Phê duyệt phân bổ chi ngân sách cho XDNTM cho 18 xã tại huyện Phù Ninh. Dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được hỗ trợ sản xuất, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, công trình văn hóa có tốc độ giải ngân cơ bản đúng tiến độ do đó thời gian thi công dung tiến độ từ đó công tác giải ngân theo khối lượng thi công từng giai đoạn cũng thuận lợi cho việc giải ngân theo khối lượng nghiệm thu giám sát theo từng giai đoạn của dự án.

Chi ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Giai đoạn 2014-2016 các xã trong huyện đẩy mạnh việc chấp hành dự toán chi ngân sách để xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới để về đích (trong đó chi cho mua sắm thiết bị tiêu chí về cơ sở vật chất các trường học, hạ tầng, giao thông thủy lợi, nông nghiệp, văn hóa xã hội…) nên đã bố trí một phần kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xây mới. Nguồn kinh phí này không cấp trực tiếp cho các trường học mà qua NS xã trực tiếp thanh toán, quyết toán với nhà thầu xây dựng. Trên địa bàn huyện Phù Ninh toàn bộ các khoản chi choXDNTM hàng năm cho các xã, đơn vị được thực hiện chi qua KBNN huyện, chịu sự kiểm tra giám sát của Phòng Tài chính -

KH và KBNN huyện và được quyết toán vào ngân sách hàng năm. Chủ tài khoản là các chủ tịch xã, thủ trưởng các phồng ban chủ động quản lý, điều hành chi tiêu hàng năm trong phạm vi dự toán được phê duyệt. Cơ chế điều hành chi ngân sách xã cho XDNTM hàng năm thực hiện theo đúng các quy định của Luật ngân sách nhà nước, các Nghị định, thông tư hướng dẫn của chính phủ về phân cấp quản lý

chi ngân sách. Đối với các khoản chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách các cấp và chi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tất cả được thực hiện chi qua KBNN huyện, chịu sự kiểm tra giám sát của

phòng Tài chính – Kế hoạch và KBNN huyện được hạch toán vào danh mục, mục của của các xã, đơn vị trên địa bàn, tuy nhiên các nguồn chi cho XDNTM được quyết toán ở ngân sách xã, ngân sách huyện. Với các Chương trình mục tiêu XDNTM được quyết toán theo biểu mẫu riêng. Việc điều hành, quản lý

thông là do UBND huyện, ban chỉ đạo XDNTM, các phòng ban cấp huyện và UBND các xã thực hiện.

Huyện Phù Ninh xác định được 7 chương trình sản xuất nông nghiệp gồm 04 trương trình nông nghiệp trọng điểm như sản xuất lương thực, phất triển cây chè, phất triển rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi bò, lợn và 03 chương trình khuyến khích; Phát triển cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghiệp cận đô thị. Trong quá trình XDNTM mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức nhưng kinh tế tăng trưởng của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng phát triển ổn định. Huyện đã chỉ đạo thực hiện có hai khâu đột phá đó là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được tăng cường nhất là giao thông nông thôn, thủy lợi và và phất triển công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp được các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt được kết quả cao. Huyện đã thực hiện kế hoạch đã phê duyệt và quản lý nguồn vốn đầu tư cho sản xuất đã ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm tăng năng suất, sản lượng, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất giảm chi phí. Phát triển kinh tế tập thể thành lập mới các HTX phục vụ cho sản xuất; Phát triển kinh tế trang trại trong đó có 06 trang trại theo tiêu chí

mới, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trong đó có 05 làng nghề đã được tỉnh công nhận. Hiệu quả hoạt động của các HTX, trang trại, làng nghề ngày càng được nâng lên, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ năm 2014 đến hết 2016 đã thành lập mới được 03 Hợp tác xã gồm: 02 HTX chăn nuôi gà, 01 HTX môi trường. Bình quân thu nhập đầu người năm từ 2014 - 2016 là 30,1 triệu đồng/người/năm.

Thực tế trên địa bàn huyện Phù Ninh là các dự án thuộc lĩnh vực khác nhau điều này còn phụ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau cũng như thời gian giải ngân cũng khác nhau ngoài ra còn phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như: Dự án lớn có thời gian thi công dài, công trình nhỏ thì thời gian ngắn hơn và còn phụ thuộc vào thời tiết cũng là yếu tố quan trọng trong thi công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách cho xây dựng nông thôn mới huyện phù ninh, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)