Trong chiến lược kinh doanh, cần nghiên cứu, phân tích và xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; xây dựng hạn mức tín dụng theo ngành, thành phần kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, thành phần kinh tế đó.
BIDV nên tách bạch hơn nữa khâu đề xuất, thẩm định, phê duyệt và giải ngân. Hiện tại theo quy trình tín dụng đang áp dụng tại BIDV từ 01/10/2009 mặc dù đã bổ xung chức năng cho phòng QLRR về việc thẩm định rủi ro trong việc cấp tín dụng và tái thẩm định đối với tài sản bảo đảm , tách rời khâu giải ngân ra khỏi khâu đề xuất và phán quyết tín dụng. Tuy nhiên đầu mối chính trong phê duyệt cho vay đối với khách hàng vẫn nằm ở trong Phòng QLKH, Đối với một số đối tượng khách hàng nhất định Phòng quản lý khách hàng vẫn được uỷ quyền trong việc phê duyệt cho vay. Phòng Quản lý khách hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, lập đề xuất cho vay với khách. Phòng quản lý rủi ro thực thi chức năng thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quản lý khách hàng. Phòng quản trị tín dụng sẽ thực thi chức năng lập hồ sơ cho vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, quản lý nợ, thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay đóng vai trò là khâu kiểm soát cuối cùng trước khi tiền đến tay khách hàng. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quản lý khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Các kiến nghị gồm:
- Đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin hiện đại:
Củng cố và phát triển nền tảng công nghệ, khai thác các tiện ích, nhằm thực hiện chiến lược đa dạng các sản phẩm Ngân hàng hiện đại. Trong quá trình đầu tư công nghệ BIDV cần có kế hoạch triển khai cụ thể:
Đầu tư theo chiều sâu vào các tảng thiết bị như: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt các phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ Ngân hàng mới, hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.
Song song với việc đầu tư công nghệ đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên tập huấn cho các cán bộ quan hệ khách hàng để có khả năng sử dụng các công nghệ mới của Ngân hàng.
Bên cạnh đó nâng hàng phải chú trọng đầu tư trang thiết bị và công nghệ phải được thực hiện từng bước, không nên đầu tư một cách dàn trải. Bởi lẽ cần phải có thời gian thích ứng, phù hợp với sự phát triển hiện đại của hệ thống.
- Hoàn thiện hệ thốn công nghệ thông tin
+ Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho cấp có thẩm quyền khi ra quyết định cho vay.
+ Tạo ra một bộ phận chuyên nghiên cứu và xử lý thông tin: Để giúp phân loại và sắp xếp thông tin một cách khoa học, có chất lượng góp phần đáp ứng nhu cầu người sử dụng.
+ Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng: nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.
Ngoài ra BIDV cần tăng cường hợp tác, liên kết trao đổi chia sẻ thông tin giữa NHTM trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng góp phần hỗ trợ nhau trong việc quyết định tín dụng chính xác đồng thời sẽ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ.
- Thường xuyên đổi mới, nâng cao thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ, để cho hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, để áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Do dó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng.Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ như hệ thống xếp hạng nội bộ và giao dịch bảo đảm trong hoạt động tín dụng…………
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC).
Thay đổi cơ chế uỷ thác trong thu hồi nợ giữa BAMC với các chi nhánh trong hệ thống theo hướng tăng cường sự ràng buộc trách nhiệm giữa Chi nhánh và BAMC để nâng sự phối hợp giữa các bên trong quá trình thu hồi nợ vay.
Phát triển BAMC thành một công ty đa năng bên cạnh hoạt động thu hồi nợ còn thực hiện các hoạt động khác như môi giới, mua bán bất động sản hay tư vấn trong việc cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty trong việc vừa bảo đảm thu hồi nợ đồng thời lại tạo thêm thu nhập, giảm gánh nặng chi phí cho ngân hàng.
Xây dựng các cơ chế khuyến khích trong việc xử lý và thu hồi nợ như cơ chế động viên khuyến khích cán bộ.
Ưu tiên trong công tác đào tạo đối với cán bộ BAMC tạo các cơ hội rèn luyện chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa học trong và nước ngoài.
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Nâng cao hiệu quả giám sát của Thanh tra NHNN. Quá trình thanh tra cần ngăn chặn xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng của các ngân hàng. Hiện nay, thẩm quyền của Thanh tra NHNN gắn với chức năng quản lý Nhà nước, do đó việc giám sát mang nặng tính hành chính, nghiêng về xử lý sai phạm, khắc phục hậu quả mà thiếu những khuyến nghị cần thiết và kịp thời đối với NHTM. Mô hình tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động thanh tra ngân hàng còn chồng chéo và kém hiệu lực. Thanh tra NHNN còn chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật NHNN và Luật Thanh tra, nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể giữa bản chất thanh tra chuyên ngành ngân hàng với cơ quan thanh tra của các bộ, ngành khác.
Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính ngân hàng, những nội dung đổi mới Thanh tra NHNN cần được cụ thể hóa trong Luật NHNN sửa đổi. Về lâu dài, cần có Luật Giám sát hoạt động ngân hàng, để có thể xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại.
5.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, tín dụng và kỹ năng quản lý, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số
những biến động kinh tế mạnh mẽ trong năm qua, phần lớn các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế, đe dọa đến chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng Việt Nam, trong đó có chi nhánh Bắc Ninh.
Tạo khuôn khổ pháp lý và môi trường hoạt động phù hợp cho các tổ chức định mức tín nhiệm ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, nó sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin khách quan, chính xác để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp.
Hoàn thiện các văn bản pháp lý về vấn đề xử lý TSĐB khoản vay theo hướng tăng quyền tự chủ cho các NHTM cũng như rút ngắn thời gian xử lý tài sản. Cho phép các NHTM được chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với TSĐB, nhất là bất động sản, nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát mại, khai thác và sử dụng TSĐB.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê năm 2015, 2016,2017.
2. Hoàng Thị Quý (2011). Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hoa - Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
3. Lê Thị Hoài Diễm (2012). Giải pháp phòng ngừa và Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.
4. Lê Văn Tư (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2007). Tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo Tổng kết hoạt động Ngân hàng 2017.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 và sửa đổi bổ sung thông tư 09/2014/TT – NHNN ngày 18 /03/2014 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để XLRR tín dụng trong hoạt động Ngân hàng.
8. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2012). Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 Quy định về phân loại nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc Ninh, Bảng cân đối kế toán các năm 2013-2017.
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Sổ tay tín dụng.
11. Nguyễn Đào Tố (2008). “Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu”, Tạp chí Ngân hàng, (5). tr.17-22. 12. Nguyễn Kim Anh (2008). Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Học
viện Ngân hàng, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Nhung, Lê Thị Tuyết Hoa (2009). Tiền tệ Ngân hàng. NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tiến (2002). Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. NXB Thống kê, Hà Nội.
15. Phan Thị Thu Hà (2007). Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16. Quốc hội Nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các Tổ chức tín dụng. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Minh Hải (2011). Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 18. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng - BTC (2008). Các phương pháp quản lý
và thu hồi nợ có vấn đề, Dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - SMEDF, Hà Nội.
Phụ lục số 01
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Đối tượng điều tra khảo sát: Cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ Phạm vi điều tra khảo sát: BIDV Bắc Ninh
Nội dung điều tra khảo sát: Nợ xấu và nguyên nhân phát sinh nợ xấu Ngân hàng
Đề nghị anh/chị vui lòng cho ý kiến theo các nội dung sau:
1 Nợ xấu Ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng nào sau đây:
Doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
Hộ gia đình
Cá nhân
2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Ngân hàng: 2.1 Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh không thuận lợi (do khó khăn chung của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn)
Nhiều Trung bình Ít
- Áp lực bởi các mối quan hệ bên ngoài
Nhiều Trung bình Ít
- Rủi ro bất khả kháng
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích
Nhiều Trung bình Ít
- Năng lực quản lý yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ
- Đầu tư vượt quá khả năng tài chính
Nhiều Trung bình Ít
- Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực để được vay vốn
Nhiều Trung bình Ít
- Không có ý thức trả nợ Ngân hàng
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
2.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
- Hạ thấp điều kiện vay vốn
Nhiều Trung bình Ít
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
Nhiều Trung bình Ít
- Năng lực cán bộ yếu kém
Nhiều Trung bình Ít
- Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
3. Đề nghị anh/chị cho biết những biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu hiệu quả mà anh/chị đã áp dụng trong thời gian qua:
... ... ... ... Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.
Bắc Ninh, ngày ... tháng ... năm ...
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Đối tượng điều tra khảo sát: Khách hàng vay vốn tại BIDV Bắc Ninh Phạm vi điều tra khảo sát: BIDV Bắc Ninh
Nội dung điều tra khảo sát: Nợ xấu và nguyên nhân phát sinh nợ xấu Ngân hàng
Đề nghị anh/chị vui lòng cho ý kiến theo các nội dung sau:
1 Nợ xấu Ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng nào sau đây:
Doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
Hộ gia đình
Cá nhân
2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Ngân hàng: 2.1 Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh không thuận lợi (do khó khăn chung của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn)
Nhiều Trung bình Ít
- Áp lực bởi các mối quan hệ bên ngoài
Nhiều Trung bình Ít
- Rủi ro bất khả kháng
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
2.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng
- Sử dụng vốn sai mục đích
Nhiều Trung bình Ít
- Năng lực quản lý yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ
- Đầu tư vượt quá khả năng tài chính
Nhiều Trung bình Ít
- Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực để được vay vốn
Nhiều Trung bình Ít
- Không có ý thức trả nợ Ngân hàng
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
2.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
- Hạ thấp điều kiện vay vốn
Nhiều Trung bình Ít
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
Nhiều Trung bình Ít
- Năng lực cán bộ yếu kém
Nhiều Trung bình Ít
- Thiếu kiểm tra, giám sát sau khi cho vay
Nhiều Trung bình Ít
- Nguyên nhân khác: ...
3. Đề nghị anh/chị cho biết những biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu hiệu quả mà anh/chị đã áp dụng trong thời gian qua:
... ... ... ... Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.
Bắc Ninh, ngày ... tháng ... năm ...