Một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 40 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Một số công trình nghiên cứu liên quan

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều luận văn, bài viết nghiên cứu về lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng, tuy nhiên mỗi đề tài nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng với nội dung nghiên cứu khác nhau:

Trần Minh Hải (2011), với đề tài ”Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Bắc Á”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của NHTM, qua phân tích thực trạng và những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Hoàng Thị Quý (2011), đề tài ”Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hoa - Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội, Gia Lâm, Hà Nội. Nội dung chính của đề tài đã làm rõ thực trạng nợ quá hạn, nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hoa, đánh giá những tồn tại trong công tác quản lý nợ, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Lê Thị Hoài Diễm (2012), đề tài ”Giải pháp phòng ngừa và Xử lý nợ xấu

tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Đà

Nẵng”, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà

Nẵng. Với nội dung nghiên cứu tập trung vào vấn đề phòng ngừa và Xử lý nợ xấu, không bao gồm tất cả các vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng; phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu, đánh giá kết quả phòng ngừa và Xử lý nợ xấu tại Chi nhánh, những vấn đề còn tồn tại để đề ra các giải pháp phòng ngừa và Xử lý nợ xấu có hiệu quả.

Hoàng Thanh Tùng (2014), với đề tài ”Thực trạng và giải pháp tăng

cường năng lực quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Lạc”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà

Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ xấu, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số nước khác để đề ra giải pháp tăng cường năng lực quản lý nợ xấu tại Chi nhánh.

Các đề tài nêu trên, mặc dù đều tiếp cận nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp về phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ xấu, tăng cường quản lý và quản trị rủi ro tín dụng, chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề nợ xấu và các giải pháp xử lý thu hồi. Hiện nay, xử lý nợ xấu đang là vấn đề “nóng” của các NHTM, được Chính phủ, các bộ, ngành và cả xã hội quan tâm. Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và Xử lý nợ xấu tại các NHTM hiện nay, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm xử lý có hiệu quả các khoản nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)