Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank)
Trong những năm qua, Vietcombank luôn được biết đến như một Ngân hàng hoạt động tốt nhất, có uy tín trong hoạt động Ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản lý và kinh doanh vốn, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, công nghệ Ngân hàng... Bên cạnh đó, Vietcombank còn dẫn đầu trong việc triển khai áp dụng các công cụ quản lý rủi ro, kiểm soát khá tốt tỷ lệ nợ quá hạn, giải quyết nhanh gọn nợ xấu tồn đọng trong giai đoạn trước.
Công tác quản trị và quản lý nợ xấu được Vietcombank triển khai chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, thống nhất xuyên suốt từ Hội sở chính đến từng Chi nhánh. Ngoài biện pháp quản trị nhằm ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, Vietcombank đã tập trung quản lý nợ xấu bằng các biện pháp như tích cực đàm phán với khách hàng để xử lý nợ, xử lý TSBĐ, thu nợ có chiết khấu, xử lý bằng quỹ DPRR, bán nợ... Điểm nổi bật trong Xử lý nợ xấu của Vietcombank là xây dựng phương án quản lý nợ xấu phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó chú trọng xử lý TSBĐ để thu hồi nợ hoặc quản lý, khai thác TSBĐ.
Với thực trạng nợ xấu có TSBĐ chiếm đa số trong tổng số nợ xấu của Vietcombank, với nhiều loại TSBĐ khác nhau như đất đai, nhà xưởng, khách sạn, dây truyền máy móc thiết bị... nhiều tài sản có giá trị lớn, chủ yếu tập trung trong các vụ án lớn nên việc xử lý tài sản rất khó khăn. Xác định TSBĐ là cơ sở để Ngân hàng thu hồi nợ tốt nhất khi khách hàng không trả được nợ, nên xử lý có hiệu quả TSBĐ được Vietcombank coi là một trong số các giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nợ xấu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hồi nợ, Vietcombank đã xây dựng quy trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ việc tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mãi TSBĐ, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở phương án xử lý TSBĐ được thông qua, Vietcombank giao cho AMC thuộc Vietcombank thực hiện tiếp nhận các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, gán nợ... để Xử lý, trong đó AMC được chủ động bán TSBĐ thuộc thẩm quyền
định đoạt của Vietcombank theo giá thị trường để đẩy nhanh tiến trình Xử lý nợ xấu và thu hồi vốn kinh doanh.
Sau một thời gian tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp Xử lý nợ xấu, đến hết năm 2010 Vietcombank đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong công tác Xử lý nợ xấu, nhiều khoản nợ tồn đọng lâu năm được thu hồi, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 4,69% năm 2011 xuống còn 2,47% vào cuối năm 2012 thấp hơn mức nợ xấu dự kiến 3,5% của Đại hội đồng cổ đông Vietcombank.
Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Trước năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của BIDV luôn ở mức rất cao, trên 10 ngàn tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 12,5% (nợ xấu theo chuẩn mực quốc tế là 31,3%). Để đánh giá chất lượng tín dụng phù hợp thông lệ quốc tế, năm 2006 BIDV đã xây dựng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB), được NHNN chính thức cho phép áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN. Với việc thực hiện phân loại nợ, xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, BIDV đã đánh giá đúng tình hình nợ xấu và thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt để Xử lý nợ xấu.
Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR, BIDV đã chủ động yêu cầu các Chi nhánh rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm sau phải thấp hơn năm trước, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Việc xây dựng phương án xử lý nợ xấu chi tiết tới từng khoản vay, từng khách hàng theo từng nhóm giải pháp xử lý giúp cho Ban lãnh đạo BIDV có được bức tranh toàn cảnh về tình hình nợ xấu cũng như chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ trực tiếp, xử lý bằng nguồn DPRR tín dụng, miễn, giảm lãi tiền vay, phát mại TSBĐ, khởi kiện, bán nợ... Ngoài ra, BIDV còn thực hiện biện pháp xử lý nợ xấu trên cơ sở sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của nhiều bộ, ngành như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Kho bạc nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước...; chủ động làm việc với các tổng công ty nhà nước để tìm giải pháp tháo gỡ, xử lý các khoản nợ xấu của DNNN, thực hiện tái cơ cấu nợ toàn diện đối với một số tổng công ty nhà nước.
BIDV còn chủ động đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN hỗ trợ quản lý nợ xấu cho vay theo chỉ định của Chính phủ như chương trình mía đường, đánh bắt hải sản xa bờ, cho vay khắc phục các cơn bão...
Sau 3 năm triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý nợ xấu, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn hệ thống, BIDV đã đạt được kết quả quản lý và xử lý nợ xấu đáng khích lệ. Công cuộc quản lý và xử lý nợ xấu của BIDV giai đoạn 2015 - 2017 đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro theo thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực tài chính cũng như uy tín, thương hiệu của BIDV trên thị trường tài chính.
Hiện tại với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình BIDV đã và đang đạt được những thành tích đáng kể như: Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu 2 năm liên tiếp ( năm 2016 và năm 2017).
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho Quản lý nợ xấu Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (BIDV
Bắc Ninh).
- Năm 2009 đến năm 2012 là giai đoạn nợ xấu của BIDV Bắc Ninh tăng rất cao với dư nợ xấu hơn 1.000 tỷ đồng ( Dư nợ chủ yếu tập trung ở cho vay làng nghề và tài sản bảo đảm chủ yếu bằng máy móc, thiết bị, nhà xưởng). Đang thuộc Chi nhánh Hạng 1 xuống Chi nhánh Hạng 4, với đề án tái cơ cấu giai đoạn 2012 – 2015 được Trung ương chấp thuận. Với những nội dung chính trong đề án như sau:
- Thực hiện rà soát toàn bộ hồ sơ của khách hàng đáp ứng được điều kiện chuyển sang nợ ngoại bảng. Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ trực tiếp, xử lý bằng nguồn DPRR tín dụng, miễn, giảm lãi tiền vay, phát mại TSBĐ, khởi kiện, bán nợ...
- BIDV Bắc Ninh thực hiện rà soát lại toàn bộ CB tín dụng tại Chi nhánh có dấu hiệu suy giảm về đạo đức nghề nghiệp.
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng theo 06 tháng/ lần để nắm bặt được thông tin khách hàng kịp thời từ đó đưa ra biện pháp cụ thể.
- Ban hành quy chế trong thẩm định tài sản đảm bảo như không nhận thế chấp nhưng tài sản bảo đảm có tính thanh khoản thấp (Nhà xưởng, thiết bị, máy móc chuyên dụng, không nhận những tài sản là bất động sản nằm trong các ngõ nhỏ ...).
- Mở rộng hoạt động tín dụng sang cho vay bán lẻ không tập trung quá nhiều dư nợ cho vay tại làng nghề hay một ngành nghề cụ thể.
Sau thời gian triển khai quyết liệt các phương án trong đề án tái cơ cấu, cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể CBCNV tại Chi nhánh, BIDV Bắc Ninh đã đạt được kết quả quản lý và xử lý nợ xấu đáng khích lệ như hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu mới, Dư nợ xấu tối đa 3%/ Tổng dư nợ vay của Chi nhánh. BIDV Bắc Ninh đã vươn lên thành Chi nhánh Hạng 2 và chứng tỏ được vị thế của mình trong sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh.