Thực trạng nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 58)

4.2.1. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng

4.2.1.1. Thực trạng nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh

Để nắm bắt thực trạng và diễn biến nợ xấu giai đoạn 2013-2017, nhất là từ 2015 trước hết cần nghiên cứu nợ xấu dưới góc độ các khoản nợ đang được hạch toán nội bảng cân đối kế toán của Chi nhánh. Diễn biến nợ xấu thời gian qua được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1. Diễn biến nợ xấu của BIDV Bắc Ninh

Nguồn: BIDV Bắc Ninh Diễn biến nợ xấu phân theo nhóm nợ (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn), được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Nợ xấu phân theo nhóm nợ

ChỈ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % 16/15 17/16 1. Nợ nhóm 3 28 31,82 23 17,42 18 33,96 82,1 78,3 2. Nợ nhóm 4 26 29,55 34 25,76 5 9,43 130,8 14,7 3. Nợ nhóm 5 34 38,63 75 56,82 30 56,61 220,6 40 Tổng Nợ xấu 3 nhóm 88 100 132 100 53 100 150 40 4. % nợ nhóm 5/dư nợ 0.96 1,95 0.65 5. % nợ xấu/ dư nợ 2,48 3.43 1.15

Nguồn: BIDV Bắc Ninh

Nợ xấu của BIDV Bắc Ninh thay đổi liên tục qua các năm ( năm 2016 phát sinh nợ xấu của Công ty TNHH Flexcom là 41 tỷ đồng do Công ty làm ăn thua lỗ). Nhưng đến năm 2017 BIDV Bắc Ninh thu nợ xấu nhóm 5 được của Công ty TNHH Flexcom được 41 tỷ đồng. năm 2013 số dư nợ xấu 61 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,95%/tổng dư nợ, đến năm 2016 tăng lên 132 tỷ đồng, chiếm 3.43%/tổng dư nợ. Nợ nhóm 3 và nhóm 5 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu, nợ nhóm 5 có xu hướng tăng dần qua các năm ( năm 2015 là 34 tỷ đồng, chiếm 0,96%; đến năm 2016 là 75tỷ đồng, chiếm 1,95%, đến năm 2017 dư nợ nhóm 5 giảm xuống là 30 tỷ đồng, chiếm 0,65% do nợ xấu hầu hết là những khoản vay nhỏ lẻ nên việc xử lý thu hồi nợ dễ dàng và thuận lợi hơn). Diễn biến nợ xấu, đặc biệt là nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn cho thấy, các khoản nợ xấu càng để lâu càng khó xử lý thu hồi, đồng thời cũng thể hiện việc xử lý thu hồi nợ xấu chưa thực sự hiệu quả.

Bảng 4.5. Nợ xấu phân theo loại hình khách hàng

Chỉ tiêu 2015 (Tỷ đ) 2016 (Tỷ đ) 2017 (Tỷ đ) So sánh (%) 16/15 17/16 - Số dư nợ xấu KH tổ chức 64 94 40 42,5 146,8 - Tổng dư nợ KH tổ chức 3.138 3.256 3.795 103,7 116,5 - % nợ xấu KH tổ chức/dư nợ KH tổ chức 2,04 2,89 1,05 141,7 36,3

- Số dư nợ xấu hộ gia đình, cá nhân 24 38 13 158,3 34,2 - Tổng dư nợ hộ gia đình, cá nhân 416 588 794 141,3 135,0 - % nợ xấu/dư nợ hộ gia đình, cá

nhân 5,77 6,46 1,63 111,9 25,2

Nguồn: BIDV Bắc Ninh Phân theo ngành kinh tế, nợ xấu tập trung vào một số lĩnh vực như ngành sản xuất giấy; ngành công nghiệp, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ. Nợ xấu ngành công nghiệp sàn xuất giấy, xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ lại tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Trong năm 2015, do khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, dẫn tới phát sinh nợ xấu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy, gồm: Công ty CP Giấy Hương Thịnh số dư 11,5 tỷ đồng,

Công ty TNHH Thế Cường 23 tỷ đồng, Công ty CP Sản xuất và Thương mại Thảo Nguyên MC 5 tỷ đồng. Trong năm 2016 Phát sinh tăng nợ xấu của Công ty TNHH Flexcom được 41 tỷ đồng. Năm 2015 BIDV Bắc Ninh đã thực hiện XLRR đối với dư nợ của Công ty CP Giấy Hương Thịnh và Công ty TNHH Thế Cường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng gặp không ít khó khăn, hầu hết các Chi nhánh cho vay doanh nghiệp đều phát sinh nợ xấu của nhóm khách hàng này. Đến cuối năm 2016, nợ xấu ngành thương mại dịch vụ là 80,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85,9 %/tổng nợ xấu, chủ yếu là nợ xấu của các khách hàng doanh nghiệp (xem bảng 4.6).

Bảng 4.6. Nợ xấu phân theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 So sánh (%)

Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % 16/15 17/16

- Ngành sản xuất giấy 36,6 41,6 32,2 24,39 19,2 36,2 87,98 59,6 - Công nghiệp, xây

dựng 6,6 7,50 6,5 4,92 3,8 7,17 98,48 58,5 - Thương mại, dịch vụ 19,7 22,40 53,6 40,61 15,8 29,81 272,1 29,48 - Hoạt động tiêu dùng 24 27,27 38 28,78 13 24,53 158,3 34,21 - Khác 1,1 1,23 1,7 37,3 1,2 2,29 154,5 70,59

Tổng nợ xấu 88 100 132 100 53 100

Nguồn: BIDV Bắc Ninh Như bảng phân tích trên cho ta thấy năm 2015 tỷ trọng nợ xấu của ngành sản xuất giấy chiếm 41,6%/ tổng dư nợ xấu của năm nguyên nhân vì tình hình sản xuất của các công ty gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa cho đối tác Trung Quốc nên doanh thu bị tồn đọng dẫn tới chậm thanh toán cho Ngân hàng. Năm 2016 thì tỷ trọng nợ xấu của ngành thương mại dịch vụ chiếm 40,61%/ tổng dư nợ xấu của Chi nhánh do phát sinh tăng đột biến của Công ty TNHH Flexcom là 41 tỷ đồng nguyên nhân dẫn tới nợ xấu của Công ty là do đơn hàng của sản xuất cho tập đoàn samsung bị lỗi và thay đổi dẫn đến không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng. Năm 2017 tỷ trọng dư nợ xấu vẫn xoay quanh các ngành sản xuất giấy (chiếm 36,2%/ Tổng nợ xấu) và thương mại, dịch vụ ( Chiếm 29,81%/ tổng nợ xấu). Qua đó cho thấy BIDV Bắc Ninh tỷ lệ nợ xấu của tổ chức cao hơn so với cá nhân hộ gia đình. Chi nhánh nên điều chỉnh chiến lược cho vay

không nên tập trung quá nhiều vào một ngành nghề khi sảy ra rủi ro sẽ kéo lợi nhuận và doanh thu của cả Chi nhánh xuống.

Bảng 4.7. Nợ xấu phân theo hình thức bảo đảm

ChỈ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Tỷ đ % Tỷ đ % Tỷ đ % 16/15 17/16 Nợ xấu theo hình thức bảo đảm 88 100 132 100 53 100 - Có bảo đảm bằng TS 87,8 87,8 131,7 131,7 52,4 98,87 150 39,8 - Không có bảo đảm bằng TS 0,2 0,22 0,3 0,23 0,6 1,13 150 200

Nguồn: BIDV Bắc Ninh Phân theo bảo đảm tiền vay, nợ xấu tập trung chủ yếu ở các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư nợ xấu qua các năm. Năm 2017 nợ xấu cho vay có bảo đảm bằng tài sản là 52,4 tỷ đồng, chiếm 98,8% /tổng số nợ xấu, đến năm 2016 là 131,7 tỷ đồng, chiếm 99,8%/ tổng số nợ xấu. Nợ xấu cho vay không có bảo đảm bằng tài sản rất ít tại BIDV bởi chính sách của BIDV chỉ cho vay đối với những khách hàng chi trả lương qua tài khoản tại BIDV những khách hàng không chi trả lương thì cho vay với đối tượng là lãnh đạo trở lên chủ yếu là vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống. Tài sản đảm bảo của tổ chức thường là máy móc thiết bị khi định giá thì giá trị cao nhưng đến khi sảy ra nợ xấu thì phát mại rất khó. Do đó, việc đôn đốc xử lý thu hồi các khoản nợ này cũng rất khó khăn hơn so với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản như bất động sản, bên cạnh đó để xử lý các khoản nợ xấu thì ngoài các biện pháp như khởi kiện, phát mại tài sản... BIDV Bắc Ninh còn thực hiện trích lập dự phòng và XLRR từ nguồn DPRR tín dụng đối với các khoản nợ xấu không có bảo đảm bằng tài sản (xem bảng 4.7).

4.2.1.2. Tình hình xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro tín dụng tại BIDV Bắc Ninh

Để đánh giá một cách toàn diện hơn về tình hình nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh, cần xem xét đến các khoản nợ được hạch toán theo dõi ngoại bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Dư nợ đã XLRR tín dụng cuối năm 2016 là 110,8 tỷ đồng , từ năm 2015 đến 2017 tăng là 228% do dư nợ phát sinh tăng, Nhưng đến

năm 2017 là 38,5 tỷ đồng, điều này chứng tỏ nợ xấu trong quá trình quản lý nợ xấu của mình BIDV đã từng bước giảm thiểu được những khoản nợ khó đòi, đặc biệt là đối với những khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản.

Căn cứ vào kết quả phân loại nợ trong thời gian 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017, BIDV Bắc Ninh đã thực hiện trích lập DPRR tín dụng với tổng số tiền là 199,7 tỷ đồng, bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã sử dụng 203,7 tỷ đồng từ nguồn DPRR tín dụng để XLRR đối với các khoản nợ xấu đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:

Năm 2015 đã thực hiện XLRR 301 khoản nợ xấu với số tiền 32,4 tỷ đồng, chủ yếu là XLRR đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản. Số dư nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng đến cuối năm 2015 là 51,4 tỷ đồng. Năm 2016 đã thực hiện XLRR 323 khoản nợ xấu với số tiền 43,9 tỷ đồng, trong đó XLRR đối với Công ty TNHH ty TNHH Flexcom là 41 tỷ đồng, Số dư nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng đến cuối năm 2015 là 64 tỷ đồng.

Năm 2017 đã thực hiện XLRR 136 khoản nợ xấu với số tiền 8,7 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là XLRR đối với các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của các khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh với số tiền 8,9 tỷ đồng, Số dư nợ ngoại bảng đã được xử lý bằng quỹ DPRR tín dụng đến cuối năm 2017 là 18,5 tỷ đồng.

Tổng nợ xấu của Chi nhánh luôn có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2015- 2016, đây là một tín hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là các khoản nợ không có khả năng thu hồi có xu hướng tăng cao, buộc Ngân hàng phải bù đắp bằng quỹ DPRR, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, nợ xấu đã xử lý bằng quỹ DPRR không có dấu hiệu giảm xuống, năm 2017 dư nợ xấu của Chi nhánh giảm xuống rất nhiều so với cùng kỳ năm trước cho thấy công tác Xử lý nợ xấu của Chi nhánh rất quyết liệt và có hiệu quả thu được nợ xấu của Công ty TNHH ty TNHH Flexcom là 41 tỷ đồng và một số đối tượng khác nên đem lại lợi nhuận bình quân trên đầu người của Chi nhánh cao và được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ .

4.2.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại BIDV Bắc Ninh

a. Nhóm nguyên nhân khách quan

Rủi ro bất khả kháng: BIDV Bắc Ninh chủ yếu cho vay tập chung vào đối

mại dịch vụ ... nên quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, diễn biến thời tiết, kinh tế thị trường nên mức độ tiềm ẩn rủi ro khá cao. Một số hộ gia đình, cá nhân vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng gặp thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, mất giá... dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

Môi trường kinh doanh không thuận lợi: do ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu, cùng với diễn biến bất ổn của nền kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, sản xuất trong nước gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn như sức mua kém, giá xăng dầu, giá điện, giá gas ngày càng gia tăng, doanh thu giảm sút. Từ những hệ lụy này làm cho doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, không có khả năng trả nợ Ngân hàng.

- Sự biến động của lãi suất, tỷ giá của các đồng tiền mạnh trong thời gian vừa qua cũng có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước tạo áp lực thay đổi lãi suất của Ngân hàng. Đầu năm 2008 cục dự trữ liên bang mỹ tăng lãi suất USD liên tục làm cho lãi suất USD trong nước cũng tăng theo tạo áp lực tăng lãi suất huy động bằng VND, tạo ra khoảng cách giữa lãi suất VND và lãi suất USD. Điều này tạo ra áp lực cả người dân và Doanh nghiệp khi nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Khi lãi suất huy động vốn tăng sẽ làm cho lãi suất cho vay tăng, điều này cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nợ khó đòi, đây cũng là rủi ro lớn nhất mà mà các NHTM nói chung và BIDV đang phải đối mặt.

- Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, nền kinh tế thế giới và khu vực, nên các chính sách kinh tế vĩ mô luôn được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh đất nước và thông lệ quốc tế. Vì vậy sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, sẽ tạo ra bất lợi cho những doanh nghiệp chưa kịp thích ứng, dễ gây ra rủi ro trong kinh doanh dẫn tới mất khả năng thanh toán.

- Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn hạn chế ảnh hưởng đến thời gian thanh toán do dùng trực tiếp bằng tiền mặt, đồng thời gây khó khăn cho Ngân hàng khi kiểm soát dòng tiền và đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng.

Áp lực bởi các mối quan hệ bên ngoài: Ngoài các yếu tố rủi ro do nguyên

tác động của một số mối quan hệ bên ngoài, tuy không lớn nhưng cũng là một trong số các nguyên nhân phát sinh nợ xấu Ngân hàng.

Kết quả khảo sát nguyên nhân phát sinh nợ xấu do các yếu tố khách quan, được sắp xếp theo mức độ giảm dần, thể hiện qua bảng 4.8 dưới đây.

Bảng 4.8. Khảo sát nợ xấu do nhóm nguyên nhân khách quan

Đơn vị: %

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu Tỷ lệ chọn

Thang trả lời

Nhiều

Trung bình Ít

1. Môi trường kinh doanh không thuận lợi 82,4 56 23 21

2. Rủi ro bất khả kháng 76,7 27 44 29

3. Áp lực bởi các mối quan hệ bên ngoài 25,4 11 35 54 Nguồn: Tổng hợp của tác giả

b. Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay vốn

Cung cấp thông tin, số liệu không trung thực: Một số doanh nghiệp có tình

hình tài chính không minh bạch, cung cấp báo cáo tài chính cho Ngân hàng không trung thực, thể hiện kết quả kinh doanh có lãi tuy nhiên thực chất doanh nghiệp đang bị thua lỗ, gây khó khăn trong việc thẩm định đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp khi cho vay như Công ty TNHH giấy Hiền Hòa, DNTN Phúc Hưng, Nguyễn Quyết Chí...

Năng lực quản lý yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ: Một số khách

hàng nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả, doanh thu ngày càng giảm do giá thành sản phẩm cao, chi phí lớn nhưng hàng hóa chậm tiêu thụ, hàng tồn kho lớn; trong khi đó doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay Ngân hàng nên dễ dẫn đến thua lỗ, không thể hoàn trả được các khoản công nợ, trong đó có nợ vay Ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì nó bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, không còn tài sản tương ứng với các khoản nợ này như Công ty TNHH Giấy Phát Đạt, Cty TNHH thép Hưng Yên, Nguyễn Thị Bền, Quách Cao Nhã...

Đầu tư vượt quá khả năng tài chính: Một số khách hàng năng lực quản lý

còn hạn chế, đầu tư dàn trải không hiệu quả, dẫn đến kinh doanh thua lỗ như Công ty TNHH Flexcom, Công ty TNHH Hoàng Gia...

Sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Một số trường hợp cố tình sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)