Nội dung nghiên cứu QLNN về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 37)

2.1.5.1. Lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSD đất ở

Quy hoạch sử dụng đấtlà việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã

hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đấtlà việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

Quy hoạch đất ở, kế hoạch cấp giấy chứng nhận QSD đất ở là một trong những căn cứ có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước vềđất đai cũng như

về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở. Về nguyên tắc, trong quản lý nói chung công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác quản lý để đảm bảo hiệu quả hoạt động, góp phần giảm bớt thất thoát lãng phí. Trong quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở cần quan tâm thỏa đáng đến công tác quy hoạch trong đó quan trọng nhất là quy hoạch đất ở

ngành, quy hoạch phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị

và quy hoạch xây dựng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cảnước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của một vùng, của một địa phương.

2.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở

Tổ chức là một nhân tố động. Các mô hình tổ chức luôn thay đổi phù hợp với sựthay đổi của môi trường hoạt động, cạnh tranh, công nghệ và yêu cầu quản lý. Bộ máy quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở là một chỉnh thể

các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác nhau, có quan hệ, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành cấp và khâu để thực hiện chức năng nhất định của quản lý nhà nước vềđất

đai cũng như về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra. Chỉnh thể các bộ phận hợp thành bộ máy quản lý cấp giấy chứng nhận

QSD đất ở: Sốlượng các bộ phận của bộ máy quản lý vừa đủ, không thừa, không thiếu xét theo cả quan hệ dọc và quan hệ ngang. Chức năng quản lý: Chức năng

quản lý là những hoạt động tất yếu, nảy sinh và là kết quả của phân công lao

động trong quá trình quản lý, được xác định cho từng bộ phận của bộ máy quản lý nói chung, bộ máy quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất. Chức

năng bộ máy quản lý nói chung là nhiệm vụcơ bản, xuyên suốt vốn có của một tổ chức, một đơn vị mà từđó bộ máy quản lý được hình thành, hiện hữu và vận

động vì tổ chức, vì đơn vị đó. Các quyền hạn, nhiệm vụ: Quyền hạn, nhiệm vụ

quản lý được xác định tương ứng cho từng bộ phận trong bộ máy quản lý nhà

nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất. Quan hệ ràng buộc, phụ thuộc nhau: Mỗi bộ phận có tính độc lập tương đối, nhưng không tách rời, không đối lập nhau,

ngược lại, là tiền đề cho nhau. Cấp quản lý: Cấp quản lý thể hiện là quan hệ dọc, giữa cấp trên, cấp dưới. Mỗi cấp là một tập hợp gồm nhiều bộ phận. Khâu Quản lý: Khâu quản lý là tập hợp các bộ phận của cùng một cấp quản lý, các bộ phận là ngang quyền, bình đẳng; do đó, quan hệ giữa các khâu là hợp tác với nhau trên

cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao(Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.5.3. Thực hiện quản lý cấp giấy chứng nhận QSD đất ở

Thực hiện quản lý cấp giấy chứng nhận QSD đất ở bao gồm nhiều bước. Tuy nhiên, việc quản lý tập trung vào quản lý các văn bản pháp luật quy định về

cấp giấy chứng nhận QSD đất. Hiện nay có các văn bản như Luật đất đai 2013 và

các Nghịđịnh, thông tư hướng dẫn thi hành Luật.

Quản lý đối tượng cấp giấy chứng nhận QSD đất ở theo Điều 99, Luật đất

đai 2013 bao gồm: Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy

định tại các điều 100, 101 và 102 của luật này; Người được Nhà nước giao đất,

cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềđất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; Người sử dụng

đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; Người được Nhà

nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu

nhà nước; Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộgia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2013).

2.1.5.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm

Trong công tác quản lý nói chung và quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở nói riêng, công tác kiểm tra, giám sát cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục và là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý, đảm bảo thực hiện đúng Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện cho tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý hoạt động cấp giấy chứng nhận QSD đất ở. Kiểm tra, giám sát hoạt động cấp giấy chứng nhận QSD đất ở phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, kiểm tra phải tuân theo pháp luật và không ai được cản trở hoạt động kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 34 - 37)