Cơ sở vật chất kĩ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)

Tình hình cơ sở vật chất cho công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du đã được nâng cấp cải thiện trong thời gian vừa qua, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên tình hình ứng dụng công nghệ thông tin ở các địa phương trên địa bàn thị xã rất khác nhau và rất hạn chế đối với cấp

xã phường. Hệ thống máy tính, hệ thống mạng, các cơ sở vật chất chưa được đầu

tư thỏa đáng làm cho hệ thống hoạt động chưa hiệu quả. Quá trình xây dựng, thu thập, xử lý, lưu trữ phân phối thông tin đối với cấp xã phường chưa kịp thời đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên trên địa bàn huyện Tiên Du.

Bảng 4.13. Tình hình cơ sở vật chất cho quản lý công tác cấp giấy chứng

nhận QSD đất ởtrên địa bàn huyện Tiên Du

ĐVT: cái

TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Máy tính 7 9 10

2 Máy in A4 7 9 10

3 Máy in A3 2 3 4

4 Máy đo đạc 2 2 2

5 Máy GPS cầm tay 2 3 3

Nguồn: CN Văn phòng đăng kýđất đai huyện (2018) Qua bảng 4.13 ta thấy cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị dành cho công tác quản lý cấp giấy chứng nhận QSD đất đã được quan tâm đầu tư hàng năm. Tuy nhiên, để đánh giá mức độđáp ứng nhu cầu trong công việc, chúng tôi tiến

hành điều tra các cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện. Kết quả cụ thểnhư sau:

Bảng 4.14. Đánh giá vềtình hình cơ sở vật chất cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du

TT Chỉ tiêu Ý kiến (n=15) Tỷ lệ (%)

1 Cơ sở vật chất đáp ứng được nhu

cầu của công việc 6 40

2 Cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu

cầu của công việc 7 46,67

3 Ý kiến khác 2 13,33

Nguồn: Kết quảđiều tra (2018) Qua kết quảđiều tra khảo sát có thể thấy, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu công việc, với 7 ý kiến đánh giá tương ứng 46,67%. Ngoài ra còn có một số ý kiến khác như cơ sở vật chất tuy mới mua sắm nhưng kém chất

lượng… Thiết nghĩ trong thời gian tới, huyện Tiên Du cần tăng cường đầu tư cơ

sở vật chất nhằm phục vụ công tác quản lý cấp giấy chứng nhận QSD đất ở trên

địa bàn huyện đạt hiệu quảcao hơn nữa.

Hộp 4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong quản lý cấp giấy CNQSD

đất còn hạn chế

“Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất trên trên địa bàn huyện Tiên Du tuy đã được quan tâm nhưng còn thiếu và yếu. Cán bộđịa chính cấp xã tuy đã được tập huấn nâng cao trình độ công nghệthông tin để

áp dụng trong công việc nhưng rất yếu, dẫn đến tình trạng quản lý hồ sơ địa chính và các hồ sơ đất đai chủ yếu bằng sổ sách, khó theo dõi dẫn đến nắm bắt thông tin không kịp thời…” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông: Nguyễn Văn Thanh, phòng tài nguyên môi trường huyện Tiên Du (2017)

Như vậy có thể thấy cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý

đất đai trên địa bàn huyện Tiên Du còn nhiều bất cập, trong thời gian tới huyện Tiên Du cần quan tâm hơn nữa để tiếp tục nâng cao trình độứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Du nói riêng.

4.2.4. Sự phối hợp của các cấp, ngành trong quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Qua tìm hiểu công tác quản lý Nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất

ở trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được biết UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành QĐ số 09/2015/QĐ-UBND ngày 23/3/2015 Quyết định ban hành quy

định cơ chế phối hợp và thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo đó, đối với trường hợp

người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam

định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì cơ quan tiếp nhận hồsơ và trả kết quả là chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại Bộ phận tiếp nhận hồsơ và trả kết quả của UBND huyện Tiên Du.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cơ

quan giải quyết là chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Du. Bên cạnh đó, quy định cũng nêu rõ cơ quan phối hợp giải quyết là:

- UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận những thông tin liên

quan đến đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 2, Điều 70, Nghị định số43/2014/NĐ-CP;

- Chi cục Thuế huyện Tiên Du có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất theo Phiếu chuyển thông tin của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, nếu người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo

quy định;

- Phòng Quản lý xây dựng huyện Tiên Du có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản trên đất là nhà ở, công trình xây dựng khác gắn liền với đất theo qui

định về phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng; cấp Giấy phép xây dựng;

- Phòng Nông nghiệp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản

trên đất là các công trình, sản phẩm nông nghiệp theo quy định.

Về cơ quan ký Giấy chứng nhận là UBND huyện Tiên Du. Phòng Tài

nguyên và Môi trường huyện có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND

huyện ký Giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trả kết quả. Trường hợp hồsơ nộp tại UBND cấp xã thì

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm chuyển hồsơ đã giải quyết cho UBND cấp xã để trả kết quả.

Để đánh giá sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý

nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du, chúng tôi tiến hành điều tra người dân theo số mẫu đã chọn. Kết quả cụ thểnhư sau:

Kết quảđiều tra cho thấy, mặc dù tỉnh Bắc Ninh đã có quy định rõ ràng về

quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất

nhưng các cấp các ngành còn chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của mình. Tỷ lệ đánh giá không đồng ý là 41,67%. Bên cạnh đó, các ý kiến được hỏi đều phản ánh rằng các cấp các ngành đã có sự phối hợp trong quản lý cấp giấy chứng nhận

QSD đất nhưng chưa chặt chẽ, sự phân chia trách nhiệm đôi lúc còn chồng chéo, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đùn đẩy với tỷ lệ không đồng ý lần lượt là 33,33% và 50%. Ngoài ra, theo đánh

giá của người dân thì sự phân cấp như trên là chưa thực sự hợp lý với số ý kiến

không đồng ý là 25%. Thiết nghĩ, trong thời gian tới huyện Tiên Du cần nghiêm túc thực hiện quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận QSD đất theo QĐ 09 của UBND tỉnh Bắc Ninh để nâng cao hiệu quả cấp giấy chứng nhận QSD đất ởtrên địa bàn.

Bảng 4.15. Đánh giá sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý

nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởtrên địa bàn huyện Tiên Du TT Chỉ tiêu Đồng ý Tỷ lệ (%) Không đồng ý Tỷ lệ (%) Khác Tỷ lệ (%) 1 Các cấp, ngành đã làm tròn trách nhiệm của mình 31 51,67 25 41,67 4 6,67 2 Các cấp ngành đã phối hợp tốt trong quản lý cấp GCNQSDĐ ở 35 58,33 20 33,33 5 8,33

3 Sự phân chia nhiệm rõ ràng, cụ

thể 28 46,67 30 50,00 2 3,33

4 Sự phân cấp trong quản lý hợp lý 35 58,33 15 25,00 10 16,67

Nguồn: Kết quảđiều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)