3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủđô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Toạđộ địa lý của huyện nằm trong khoảng: Từ 20o05’30 đến 21o 11’00 độvĩ Bắc, 105o
58’15 đến 106o 06’30 độkinh Đông (Nguyễn Trọng Hưng, 2015).
Huyện Tiên Du có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp Thành phố Bắc Ninh, huyện Yên Phong. - Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ. - Phía Tây giáp Thị xã TừSơn.
Huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim) và 13 xã (Liên Bão, Đại Đồng, Phật Tích, Hiên Vân, Lạc Vệ, Nội Duệ, Tri
Phương, Hoàn Sơn, Tân Chi, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Việt Đoàn và xã Phú
Lâm). Với tổng diện tích tự nhiên là 9.568,6 ha, chiếm 11,63% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Huyện Tiên Du có các tuyến đường bộ QL1A, QL1B và tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện nối liền với Thành phố Bắc Ninh và thủđô Hà Nội. Có QL38 với cầu Hồqua sông Đuống đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố Hải Phòng (nơi có cảng biển Quốc tế). Ngoài ra, huyện còn có các đường TL276, TL287 cùng với hệ thống các tuyến đường huyện và đường sông Đuống chảy qua, hình thành nên mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi.
Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, đã tạo nên nhiều lợi thế cho huyện Tiên Du trong phát triển sản xuất, thu hút vốn đầu tư và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, vùng ĐBSH và Thủđô Hà Nội.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Do nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình huyện Tiên Du
một số đồi núi thấp như: đồi Lim, núi Vân Khám, núi Chè, núi Phật Tích, núi
Đông Sơn…). Địa hình vùng đồng bằng có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6,0 m so với mặt nước biển.
Đặc điểm địa chất huyện Tiên Du tương đối đồng nhất do nằm gọn trong
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nên huyện Tiên Du mang những nét đặc
trưng của cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên có những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các
khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
3.1.1.3. Khí hậu
Huyện Tiên Du nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong
năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Hàng năm có 2 mùa gió chính:
Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, gió mùa Đông Bắc từtháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam từtháng 4 đến tháng 9 mang theo
hơi ẩm và mưa rào. Nhìn chung Tiên Du có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi
như nắng nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bốkhông đều giữa các mùa...
để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng
đất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
• Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồđất tỷ lệ 1/10.000 của huyện thì đất
đai Tiên Du bao gồm các loại đất chính sau: đất phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hồng, đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng, đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng, đất phù sa úng nước, đất xám bạc màu trên phù sa cổ, đất vàng nhạt trên đá cát, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
Đánh giá chung về tài nguyên đất của huyện Tiên Du như sau:
nhẹ, có kết cấu viên hạt, độ ẩm cao. Đất có ưu thế trong thâm canh lúa và trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày (đất tơi xốp, làm đất dễ, đất thoát nước tốt).
+ Về hoá tính: Tỷ lệ mùn ở mức trung bình đến khá, đất chua đến ít chua,
34 đạm tổng số từ khá đến giàu, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali từ nghèo
đến trung bình. Độc tố gặp trong đất glây ở tình trạng yếm khí có thể chứa các dạng khí CH4, H2S… gây độc cho rễ cây.
•Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Huyện Tiên Du có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm: sông
Đuống, ngòi Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Nam huyện Tiên Du từxã Tri Phương đến xã Tân Chi với chiều dài khoảng 10km cung cấp nguồn nước mặt chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi quanh năm cho
sản xuất, sinh hoạt. - Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3-7m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình
trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
•Tài nguyên nhân văn
Huyện Tiên Du là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là huyện có bản sắc văn hóa đa dạng, với nhiều lễ hội văn hoá khác nhau, đặc biệt là lễ hội Lim và lễ hội chùa Phật Tích. Lễ hội Lim được tổ chức vào ngày 13/01 âm lịch hàng năm tại đồi Lim thuộc thị trấn Lim thu hút rất nhiều du khách thập
phương về tham quan. Hiện nay trên địa bàn huyện có 54 di tích lịch sửvăn hoá được xếp hạng; 06 làng văn hóa được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen; 18
làng văn hóa được Ủy ban nhân dân huyện tặng bằng khen và đạt làng văn hóa
nhiều năm liên tục. Ngoài ra trong huyện còn có một số làng nghề truyền thống
lâu đời đến nay vẫn giữ vững và từng bước được mở rộng như: xây dựng ở Nội Duệ, sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim.
•Đánh giá chung vềđiều kiên tự nhiên huyện Tiên Du
- Thuận lợi
Huyện nằm liền kề Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, gần thủ đô Hà
bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nguồn nước phong phú, độ ẩm tương đối cao cho phép phát triển đa dạng hệ thống cây trồng đặc biệt là có thể bố trí gieo trồng nhiều vụ trong năm. Đất phù sa sông Hồng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hệ thống sông ngòi, kênh mương nội đồng, ao hồ và nguồn nước ngầm phong phú đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Hạn chế
+ Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một sốvùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quảlao động đặc biệt là trong việc bảo quản sản phẩm nông nghiệp.
+ Trong huyện còn có một số vùng trũng thấp ven đê đất bị glây hoá, bị
ngập úng thường xuyên nên việc thâm canh tăng vụ gặp nhiều khó khăn.
+ Môi trường đã bắt đầu có dấu hiệu của sự ô nhiễm do sự phát triển ngày càng nhiều của các khu cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hoạt động xây dựng..., nếu không có giải pháp cụ thể và kịp thời sẽ gây ra hậu quả xấu đối với sức khỏe con người, môi trường và xã hội.