Định hướng công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 93)

tác quản lý cấp GCNQSDĐ ở nói riêng trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Công tác QLNN về đất đai nói chung và công tác cấp GCNQSDĐ ở nói riêng là một nội dung quan trọng trong công tác QLNN. Công tác kê khai cấp

GCNQSDĐở có ảnh hưởng rất lớn tới sựổn định và phát triển kinh tế xã hội nói chung và các chủ thể sử dụng đất nói riêng. Hiện nay tình trạng xâm phạm QSD

đất, tình trạng lấn chiếm, mua bán và chuyển nhượng trái phép QSD đất vẫn là hiện tượng phổ biến. QLNN vềđất đai là biện pháp, cách thức quan trọng mà nhà

nước dùng để ngăn chặn hoặc hạn chế những hành vi xâm phạm, bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu đất đai và người sử dụng đất. Mặt khác, công tác cấp

GCNQSDĐ là một nội dung quan trọng của QLNN vềđất đai, thông qua nó các cơ quan nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất đến từng thửa đất, chủ sử

dụng đất cụ thể. Do vậy việc thực hiện tốt công tác này là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai, hạn chế những tiêu cực trong quá trình sử dụng đất.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt việc kê khai đăng ký cấp GCNQSDĐ

tại huyện Tiên Du, phục vụ cho việc QLNN vềđất đai trên địa bàn, huyện đã xác định cho mình những phương hướng và nhiệm vụnhư sau:

Thứ nhất, cần phải quán triệt nội dung, tinh thần chỉ thị của Chính phủ và của tỉnh Bắc Ninh. Xác định công tác cấp GCNQSDĐ ở là một nhiệm vụ hành

đầu và quan trọng nhất trong công tác QLNN về đất đai, cần tập trung chỉ đạo sâu sắc, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện như thế nào, cần có phối hợp giữa các ban ngành với nhau để

tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐở.

Thứ hai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng dẫn tập huấn

định kỳ cho cán bộ địa chính xã, thị trấn về chuyên môn, nghiệp vụ.Thống kê biến động đất đai, chỉnh lý biến động bản đồ và trọng tâm là công tác cấp

GCNQSDĐ ở đồng thời tập trung nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ

cán bộ làm công tác quản lý đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đaithường từ10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố KT - XH quan trọng như

tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khảnăng phát triển của các ngành kinh tế, tình hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động,... xác định quy hoạch trung hạn và dài hạn về sử dụng đất

đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản ánh được những vấn đề có tính chiến

lược như: phương hướng, mục tiêu, chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất

đai và việc phân bố đất đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử

dụng đất đai; các biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở

khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm và là cơ sở cho việc cấp GCNQSDĐở.

Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai là trọng tâm của công tác hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai nhằm hình thành một hệ thống hồ sơ địa chính số thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để đưa vào quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác sử dụng theo qui định một cách hiệu quả nhất.

Muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu khách quan và đó cũng là một trong các định

hướng quan trọng của huyện trong giai đoạn hiện nay. Các cơ sở dữ liệu đất đai

hiện tại mới chỉ là cơ sở dữ liệu địa chính cơ bản là công cụ trợ giúp trong những

- Kê khai, đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, quản lý biến động đất đai;

- Hỗ trợ quy hoạch hóa, kế hoạch hóa sử dụng đất đai;

- Trợ giúp trong công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo vềđất đai.

Nhìn chung những kết quả đạt được là đáng khích lệ và đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách của các địa phương trong công tác đăng ký đất đai, lập hồsơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất, góp phần không nhỏ trong việc bình ổn xã hội, làm tăng

thu cho ngân sách thông qua việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính vềđất đai. Tuy

nhiên, cở dữ liệu đất đai hiện nay mới chỉ giới hạn phục vụ trong ngành tài

nguyên môi trường là chủ yếu và cũng chủ yếu do ngành tài nguyên và môi

trường xây dựng. Chính vì lẽ đó hiệu quả chưa cao và đôi khi dẫn đến lãng phí trong đầu tư do đầu tư chồng chéo và thiếu chia sẻ thông tin. Vấn đềđặt ra là cần phải nhanh chóng xây dựng một cơ sở dữ liệu đa mục tiêu, đa người sử dụng và do nhiều cơ quan cùng tham gia xây dựng.

Thứ tư, Giải quyết triệt để các vướng mắc, tồn đọng trong công tác cấp

GCNQSDĐở. Quản lý và theo dõi việc sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị, phát hiện những vi phạm pháp luật, luật đất đai, kiến nghị đề xuất các cấp thẩm quyền xem xét giải quyết.

Tuyên truyền, vận động làm cho chủ sử dụng đất quán triệt mọi nội dung, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đất đai và cấp

GCNQSDĐ ở. Thông qua tuyên truyền giúp mọi người nhận thức rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ trong việc thực hiện QSD đất giúp cho người QSD đất tích cực hưởng ứng và chấp hành đầy đủ mọi quy định trong công tác cấp

GCNQSDĐ ở. UBND huyện xây dựng chế độ báo cáo định kỳ cho chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện về các nội dung như: tình hình quản lý đất đai,

cấp GCNQSDĐ, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp thực hiện tại xã thị

trấn. Trên cơ sở báo cáo của UBND xã, thị trấn, UBND huyện giao trách nhiệm

cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký QSD đất tổng hợp báo

cáo và đề xuất hướng giải quyết cụ thểđối với từng vấn đề của địa phương.

Phương hướng đặt ra là vậy nhưng việc thực thi của nó không đơn giản chút nào. Do vậy để đạt được mục tiêu hoàn thành cơ bản việc đăng ký, cấp

GCNQSDĐ. Muốn vậy cần có những giải pháp phù hợp.

4.3.2. Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởtrên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh sử dụng đất ởtrên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

4.3.2.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất cho các ngành, các lĩnh vực trến địa bàn một cách hợp lý nhất. Quy hoạch sử

dụng đất giải quyết được mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử

dụng đất. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo, gây lãng phí

đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, ngăn ngừa các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp quan trọng của nhà nước trong việc tổ chức quản lý và kế hoạch sử dụng đất một cách tiết kiệm và kế hoạch. Bởi vì quy hoạch sử dụng đất sẽ thống kê được từng loại đất từ đó cấp GCNQSDĐ tới chủ sử dụng đất, lên kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng, thông qua đó nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ đồng thời định hướng cho người sử

dụng đất, sử dụng tiết kiệm và sử dụng quỹđất đúng mục đích.

Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả

cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích thúc đẩy quá trình lập bản đồ sử dụng đất cũng như cấp GCNQSDĐ, từ đó quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng đất được vững vàng và họ yên tâm đầu tư sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội.Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất còn tạo điều kiện để sử dụng đất hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Khi các

đối tượng sử dụng đất hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại

đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, điều đó còn giúp cho quá trình cấp GCNQSDĐ diễn ra thuận lợi hơn.

cấp GCNQSDĐ. Dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà cán bộ địa chính xã có thể xác định được thửa đất đó có sử dụng đúng mục đích hay không, ngăn

chặn các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực đất đai.

Do đó để đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ thì huyện nên có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ổn định lâu dài. Căn cứ vào quy hoạch để quy định mục đích sử dụng đất cho mỗi thửa đất, tránh tình trạng đất giao cho người sử

dụng mà không dám cấp GCNQSDĐ vì chưa rõ đất có nằm trong quy hoạch hay không. Hoặc những thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng đất này lại chuyển sang mục đích khác làm tốn kinh phí và thời gian cho công tác cấp

đổi, chỉnh lý biến động về đất đai. Bên cạnh đó tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo tính thực thi trong quá trình thực hiện. Đồng thời khi có quy hoạch phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để từng người dân, cán bộ được biết nội dung của quy hoạch.

4.3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các loại thủ tục giấy tờ hành chính, các giao dịch giữa người dân, doanh nghiệp, xã hội với nhà nước. Các thủ

tục hành chính và giao dịch phải hướng tới mục tiêu đơn giản hóa thủ tục, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho các đối tượng.

Cải cách thủ tục hành chính được xác định là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của cách cải hành chính. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy CNQSDĐ trong thời gian qua đã có những tiến bộ tuy nhiên chưa đạt được tốt theo mực tiêu đề ra trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện Tiên Du còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, chưa hợp lý, văn bản cũ vừa mới ban hành chưa kịp áp dụng đã

ban hành văn bản mới, gây khó khăn cho ngay cả cơ quan Nhà nước thực thi pháp luật lẫn người dân tỷ lệ giải quyết hồ sơ theo cơ chế một của theo quy định của pháp luật vẫn còn rất thấp.

Vấn đề thủ tục luôn là một vấn đề quan trọng chính vì vậy cần đơn giản hóa các thủ tục đăng ký đất đai, thủ tục phải được rút gọn, thực hiện một cách nhanh chóng hơn, không để thời gian thụ lý hồ sơ quá dài tại CN Văn phòng đăng ký

đất đai. Chẳng hạn như theo quyết định 181/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh để cấp được giấy chứng nhận lần đầu cho một thửa đất, một bộ hồ sơ khi gửi lên CN Văn phòng đăng ký đất đai, UBND xã thị trấn phải lập một bộ hồ sơ

gồm: Đơn xin cấp GCNQSDĐ của người sử dụng đất, hóa đơn chứng từ hoặc phiếu thu tiền, phiếu lấy ý kiến của dân cư, danh sách công khai các trường hợp được cấp GCNQSDĐ và biên bản kết thúc công khai. Để lập được bộ hồ sơ này trước hết phải thành lập Hội đồng tư vấn đất đai của xã, sau đó công khai thủ tục trong 15 ngày tại UBND xã. Kết thúc công khai hồ sơ mới được chuyển lên C h i n h á n h Văn phòng đăng ký đất đai của huyện. Vì vậy để đơn giản hóa thủ tục hành chính và tiết kiệm thời gian thì hồ sơ nào có đầy đủ

hóa đơn chứng từ thể hiện việc mua bán đất thì chỉ cần Đơn xin cấp GCNQSDĐ

của người sử dụng đất và hóa đơn chứng từ hoặc biên lai thu tiền của UBND xã bán đất. Bởi vì trên hóa đơn chứng từ đã thể hiện việc mua bán đất, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất do đó việc thành lập Hội đồng tư vấn đất đai của xã và công khai tại xã là không cần thiết.

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng khi đi giao dịch nhất là trong lĩnh lực cấp GCNQSDĐ cần tiến hành đơn giản hóa các thủ tục hành chính cụ thể:

+ Các loại giấy tờ của công dân có nội dung cần thẩm định thì phải được mẫu hóa thống nhất. Cần niêm yết công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính, cả phí, lệphí cũng như thời gian giải quyết công việc của công dân, chức để

nhân dân theo dõi và thực hiện tốt nhiệm vụ. Khi xây dựng phải công khai để dân biết, dân đóng góp ý kiến vì mục tiêu chung là mang lại lợi ích cho nhân dân. Trên thực tế các thủ tục hành chính ban hành là do thẩm quyền của nhà nước chưa có sự quy định bắt buộc là phải có sự thỏa thuận và góp ý của người dân, doanh nghiệp và xã hội mà chỉ nhằm mục tiêu để quản lý, tạo thuận cho mình nên sinh ra tiêu cực; không vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp và xã hội.

+ Cần nghiên cứu, phát hiện và loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết, thiếu đồng bộ, phải tạo ra một cơ chế thông thoáng tạo thuận lợi cho mọi công dân khi cần liên hệ.

Chẳng hạn như yêu cầu công dân nộp thêm nhiều giấy tờ không cần thiết, trái quy định pháp luật (như nộp bản sao sổ hộ khẩu, giấy CMND, giấy kết hôn, sơ đồ thửa đất; thủ tục đăng ký biến động vẫn phải nộp đơn xin cấp GCN, văn bản xác minh việc chấp hành pháp luật đất đai); Mặc dù huyện đã thành lập

bộ phận “Một cửa” trực thuộc UBND cấp huyện để thực hiện việc tiếp nhận, trả

kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nhưng thực tế, người dân vẫn phải qua thêm “cửa” kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hay, trường hợp công dân nộp hồsơ tại xã. Xã chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký QSD đất qua bộ phận “Một cửa”. Nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân lại phải trực tiếp đến cửa” CNV PĐKĐĐđể làm việc. Quy định tưởng tiện cho dân, nhưng vô hình chung lại làm kéo dài thời gian giải quyết.

+ Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhiều hơn nữa đểngười dân nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)