Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)

2.1.5.1. Hệ thống pháp luật và chính sách thuế

Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật và chính sách thuế. Nếu pháp luật thuế chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, cụ thể; quy trình, thủ tục, hồ sơ khai thuế còn phức tạp, không minh bạch khó hiểu, khó vận dụng sẽ không chỉ làm cản trở tới việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế mà còn gây tốn kém rõ ràng nghĩa vụ thuế, làm cho đối tượng nộp thuế khai sai số thuế phải nộp,

nộp thiếu hồ sơ, không đúng thời gian… Doanh nghiệp nộp thuế phải bỏ thêm chi phí để khắc phục sai sót, cơ quan thuế tăng chi phí về quản lý và việc chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế cũng bị ảnh hưởng. Hệ thông pháp luật, chính sách thuế là yếu tố trực tiếp chi phối hiệu quả quản lý và hiệu quả kiểm tra thuế. Pháp luật, chính sách thuế chi phối tới hoạt động quản lý thu thuế:

+ Lựa chọn đối tượng để thu thuế.

+ Yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế giải trình, chứng minh và cung cấp hồ sơ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

+ Đưa ra quyết định về thực trạng chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp nộp thuế sau khi kết thúc kiểm tra.

+ Đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền và doanh nghiệp nộp thuế thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật thuế: Truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, không được hoàn thuế…(Nguyễn Thị Liên và cs, 2014).

2.1.5.2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế

Là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra thuế với doanh nghiệp nộp thuế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra thuế có ảnh hưởng tới công tác kiểm tra các góc độ sau:

Một là,đề xuất đối tượng, nội dung cần kiểm tra chính xác đúng mục đích.

Hai là, các quyết định đưa ra và yêu cầu đối với doanh nghiệp nộp thuế trong quá trình kiểm tra chính xác hoặc không chính xác, không phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp nộp thuế.

Ba là, các quyết định xử lý vi phạm pháp luật thuế được đưa ra đúng hoặc không đúng so với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo thời gian quy định.

Bốn là, tiết kiệm thời gian kiểm tra (Nguyễn Thị Liên và cs, 2014). 2.1.5.3. Ý thức tự giác của doanh nghiệp nộp thuế

Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế thì ý thức tự giác và hiểu pháp luật của doanh nghiệp nộp thuế sẽ quyết định việc chấp hành nghĩa vụ thuế của họ. Điều đó sẽ làm giảm nhẹ hoặc gia tăng gánh nặng đối với kiểm tra thuế trên các góc độ sau:

Một là, quản lý doanh nghiệp tại bộ phận nộp thuế không có trình độ, không nắm vững pháp luật thuế và các quy định về hạch toán kế toán, hóa đơn, chứng từ; khai thuế, nộp thuế không đúng với quy định của pháp luật, làm giảm

số thuế phải nộp, miễn thuế, giảm thuế không đúng đối tượng…làm tăng khối lượng công tác kiểm tra đối với doanh nghiệp.

Hai là, doanh nghiệp không tự giác thực hiện pháp luật thuế, khai sai số thuế phải nộp, giả mạo hồ sơ khai thuế, hóa đơn, chứng từ để trốn thuế, hoàn thuế khống… hoặc doanh nghiệp nộp thuế tự giác chấp hành đúng Luật thuế đều ảnh hưởng tới khối lượng và doanh nghiệp kiểm tra.

Ba là, khi doanh nghiệp cố ý vi phạm, dùng nhiều thủ đoạn để trốn thuế, tránh thuế cũng làm gia tăng tính chất phức tạp của kiểm tra thuế.

Bốn là, doanh nghiệp nắm vững pháp luật thuế, chấp hành tốt chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, tự giác kê khai thuế và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; tự giác cung cấp hồ sơ, số liệu theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế góp phần làm tăng hiệu quả kiểm tra thuế (Nguyễn Thị Liên và cs, 2014).

2.1.5.4. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thể hiện:

- Các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; - Số lượng tin, bài tuyên truyền trên báo, truyền hình;

- Công tác hỗ trợ NNT: xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn, trả lời về tất cả các sắc thuế, các thủ tục hành chính thuế thống nhất

2.1.5.5. Các nhân tố khác

Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trường xã hội nói chung như: mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân; xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của đối tượng nộp thuế và kiểm tra thuế. Hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Hệ thống luật pháp sẽ dần hoàn thiện, xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hóa theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế, cơ sở trang thiết bị vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại hóa và số lượng doanh nghiệp nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng… Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác kiểm tra thuế (Nguyễn Thị Liên và cs., 2014).

Cùng với sự gia tăng về số lượng đối tượng nộp thuế sẽ là sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng doanh nghiệp nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác kiểm tra.

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế.

Cơ chế quản lý thuế

Kiểm tra thuế là nội dung của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế. Bởi vậy, cơ chế quản lý thuế được áp dụng (cơ chế cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế hoặc cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai, tự nộp thuế) có ảnh hưởng tới kiểm tra thuế trên các phương diện sau:

+ Tính khách quan của hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế trong cơ chế quản lý thuế khác nhau có khác nhau: trong cơ chế cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế thì phạm vi, nội dung và các quyết định kiểm tra thuế đều bị hạn chế, đồng thời chính cơ quan thuế thực hiện kiểm tra các quyết định của mình trong quản lý thuế là không khách quan. Còn trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành độc lập, khách quan ngoài quy trình doanh nghiệp nộp thuế tự khai, tự nộp thuế.

+ Ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, kỹ năng kiểm tra đối với cán bộ thuế. Trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau việc phân công, bố trí cán bộ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm tra thuế có khác nhau. Trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế với mô hình quản lý thuế theo chức năng, bộ phận kiểm tra thuế được tổ chức riêng, độc lập tương đối với các bộ phận khác trong cơ quan thuế, đội ngũ cán bộ kiểm tra thuế được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra thuế điều đó quyết định tới hiệu qủa kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 43)