4.3.5.1. Môi trường kinh tế - xã hội
Môi trường xã hội nói chung như: mặt bằng dân trí, ý thức tự giác của người dân; xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của đối tượng nộp thuế và kiểm tra thuế. Hội nhập quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên toàn thế giới. Tại Sông Công, sự gia tăng về số lượng đối tượng nộp thuế sẽ là sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng doanh nghiệp nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác kiểm tra.
Internet phát triển, xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của đối tượng nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại thành phố Sông Công, các điều kiện này không hề thua kém so với các thành phố khác. Do vậy, cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của đối tượng nộp thuế ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ kiểm tra thuế trong việc phát hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả kiểm tra thuế.
4.3.5.2. Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế chưa hoàn thiện
Phục vụ công tác quản lý của Ngành nói chung và công tác quản lý thu thuế nói riêng còn chưa hoàn thiện, dữ liệu thiếu và không kịp thời: thiếu dữ liệu bảng kê mua vào, bán ra của doanh nghiệp để; thông tin, dữ liệu Báo cáo tài chính thiếu và cập nhật không kịp thời; các thông tin khác về tình hình kinh doanh và lịch sử doanh nghiệp chưa đầy đủ; chậm thay đổi thông tin người nộp thuế, thông tin lạc hậu... không đúng với thực tế.
4.3.5.3. Chưa có sự phối hợp tốt trong việc giám sát tình hình kê khai của doanh nghiệp
Giữa các bộ phận kê khai, kiểm tra tại Văn phòng Cục cũng như tại các Chi cục Thuế (đôn đốc doanh nghiệp nộp tờ khai, thông báo chậm nộp tờ khai, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kê khai…). Phòng Kê khai và Kế toán thuế chưa thường xuyên tham mưu để Lãnh đạo Cục chỉ đạo công tác phối hợp này nhằm đảm bảo doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ khai thuế. Bộ phận kiểm tra chưa thường xuyên phối hợp tốt với bộ phận kê khai nên tình hình giám sát việc kê khai nói chung tại các đơn vị chưa đạt yêu cầu đề ra, nhất là kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp quý, tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.