Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Sông Công, tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Thái Nguyên

3.1.2.1. Dân số

Dân số thành phố Sông Công tính đến năm 2016 là 109.409 nhân khẩu, tập trung ở các đô thị và nhà máy, xí nghiệp, với mật độ dân số 1.112 người/km2, khu vực nội thành 1.969 người/km2, khu vực ngoại thành 463,8 người/km2.

Về lao động: Tính đến năm 2016 thành phố Sông Công có khoảng 79.846 lao động trong độ tuổi, chiếm 72,98% dân số, trong đó có 78.782 lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Nếu phân theo ngành thì lao động làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu với 72%, còn lại là lao động trong nông nghiệp. 3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn thành phố trong những năm qua là tích cực. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây (2012 -2016) đạt khá cao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.

Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất của các lĩnh vực trên địa bàn thành phố Sông Công

Đơn vị tính: %

Các lĩnh vực 2012 2013 2014 2015 2016

1. Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản 9,13 12,57 11,27 10,67 10,23 2. Công nghiệp và xây dựng 35,15 36,17 35,42 25,47 15,67 3. Thương mại và dịch vụ 3,79 15,5 12,34 16,7 12,7

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm (2016) Cơ cấu kinh tế thành phố Sông Công trong thời gian qua đã có bước chuyển dịch tích cực song còn chậm. Điều đó thể hiện qua số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế thành phố Sông Công giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản 25,5 18,6 15,4 11,7 8,3 2. Công nghiệp và xây dựng 32,0 38,5 45,9 36,9 40,1 3. Thương mại và dịch vụ 42,5 43,9 48,7 51,4 51,6

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm (2016) Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế thành phố Sông Công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất có xu hướng giảm, tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh chóng từ 42,5% năm 2012 lên 51,6% năm 2016, bình quân 5 năm (2012 -2016) đạt tỷ trọng bình quân 47,62%.

Tóm lại với vị trí của thành phố Sông Công là nằm cách không xa Thủ đô Hà Nội, cùng với sự phát triển của các tuyến đường giao thông huyết mạch như trên sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Sông Công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho thành phố Sông Công đón nhận đầu tư trong và ngoài nước để trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh, cũng như của vùng về phát triển các khu công nghiệp. 3.1.3. Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Tính đến thời 31/12/2016 Chi cục Thuế thành phố Sông Công có 38 cán bộ công chức, trong đó có 04 cán bộ hợp đồng 68. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế thành phố Sông Công gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng, 03 đồng chí Phó Chi cục

trưởng và 06 Đội thuế bao gồm các Đội:

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: 2 công chức

Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học và nghiệp vụ - dự toán: 3 công chức. Đội Kiểm tra, Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: 6 công chức.

Đội Hành chính - Quản trị - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: 8 công chức. Đội Trước bạ, thu khác và thuế thu nhập cá nhân: 3 công chức. Đội thuế liên xã, Thị trấn: có 10 công chức.

Mô hình quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sông Công theo sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Mô hình quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sông Công Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Sông Công (2016) 3.1.3.1. Vị trí, chức năng

Chi cục Thuế thành phố Sông Công là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội Kiểm tra, Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế Đội Kê khai, Kế toán, Tin học, nghiệp vụ, dự toán Đội Trước bạ, thu khác và thuế thu nhập cá nhân Đội Hành chính - Quản trị - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Đội thuế liên xã, Thị trấn PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

3.1.3.2. Nhiệm vụ quyền hạn

Chi cục Thuế thành phố Sông Công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và 20 nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công

tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thu thuế và pháp luật khác có liên quan.

Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khung nghiên cứu

Khung phân tích của luận văn được cụ thể hóa ở sơ đồ 3.2:

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của luận văn 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu, tài liệu đã công bố như: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Cục Thuế của các địa phương, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các tạp chí thuế, internet, các kết quả nghiên cứu…

Các yếu tố ảnh hưởng - Hệ thống pháp luật và chủ trương chính sách, các văn bản, quy định về thuế và quản lý thu thuế đối với DN của Đảng và Nhà nước

- Tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành và công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT, quản lý thu nộp thuế.

- Trình độ và Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế

- Cơ sở vật chất của ngành thuế - Tình hình kinh tế - xã hội - Trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Giải pháp hoàn thiện

Nội dung quản lý thu thuế đối với DN:

- Lập dự toán thu thuế và tình hình thực hiện dự toán thu đối với DN

- Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế (NNT)

- Xử lý tờ khai và kế toán thuế. - Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế.

- Kiểm tra thuế.

Hiện trạng công tác quản lý thu thuế

- Kết quả và chất lượng quản lý

- Tính tuân thủpháp luật thuế - Mức độ hài lòng của người nộp thuế

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp: a) Chọn điểm nghiên cứu

Các doanh nghiệp nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, là khu vực doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Việc chọn điểm nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.3: Số lượng mẫu điều tra chia theo loại hình DN

Loại hình DN Số lượng DN Tỷ trọng (%) Số DN điều tra

Cổ phần 71 22,5 25

DNTN 45 14,2 14

Hợp tác xã 4 1,3 1

TNHH 196 62,0 40

Tổng 316 100 80

b) Tiến hành thu thập số liệu mới

Đề tài tiến hành điều tra bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến công tác quản lý thu thuế đối với DN.

Người thu thập thông tin sơ cấp gồm 2 nhóm:

Thứ nhất: Cán bộ, công chức quản lý thu thuế tại Chi cục.

Thứ hai: Doanh nghiệp kê khai và nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.

Đề tài tiến hành điều tra bằng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp (Interview) 80 chủ doanh nghiệp nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công theo từng loại hình doanh nghiệp; 20 chuyên viên, kiểm soát viên thuế của Chi cục Thuế thành phố Sông Công bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến công tác quản lý thu thuế đối với DN.

Qua việc phỏng vấn chuyên viên thuế, phỏng vấn DN để từ đó có cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế trong thời gian tới.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được, sẽ được loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác sau đó tiến hành phân loại và tổng hợp theo phương pháp thống kê để phục vụ cho việc phân tích đánh giá.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2007.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1. Phương pháp phân tích so sánh 3.2.4.1. Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch... và các chỉ tiêu tương ứng. Phương pháp so sánh giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý thu thuế. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với DN tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công.

3.2.4.2. Phương pháp dự báo

Dự báo xu thế biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội, dự báo số thuế thu được của Chi cục Thuế thành phố Sông Công năm 2016 và tốc độ thu của Chi cục Thuế trong những năm tiếp theo.

3.2.4.3. Phương pháp thống kê, so sánh đối chiếu

Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu theo thời gian và không gian.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ số đánh giá cấp độ chiến lược

- Chỉ số thực hiện nhiệm vụ thu NSNN

+ Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên tổng thu NSNN

+ Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên dự toán pháp lệnh được giao

- Chỉ số tuân thủ của NNT

+ Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp Công thức tính: Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn = Số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn x 100 Số tờ khai thuế đã nộp

- Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp Công thức tính:

Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp = Số tờ khai thuế đã nộp x 100 Số tờ khai thuế phải nộp

- Sự hài lòng của người nộp thuế

+ Sự hài lòng của NNT đối với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của cơ quan thuế

+ Sự hài lòng của NNT đối với công tác quản lý khai thác, hoàn thuế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)