Bài học rút ra đối với Chi cục Thuế thành phố Sông Công trong quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

thu thuế đối với doanh nghiệp

2.2.2.1. Bài học hợp lý, thành công có thể vận dụng

Qua bài học kinh nghiệm của hai Chi cục Thuế có số thu NSNN và mức hoàn thành nhiệm vụ thu tương đối cao trên cùng địa bàn tỉnh Thái nguyên, vậy để hoàn thành được nhiệm vụ thu NSNN trong những năm tới Chi cục Thuế thành phố Sông Công cần vận dụng tốt hơn nữa công tác quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp, cụ thể là:

Thứ nhất: Công tác tuyên truyền hỗ trợ

Tiếp tục đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho cộng đồng xã hội, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho người nộp thuế, góp phần thu hút vốn đầu tư, tăng thu cho NSNN.

Thứ hai: Công tác kê khai, kế toán thuế tin học và tổng hợp nghiệp vụ dự toán.

Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của người nộp thuế, đảm bảo 100% người nộp thuế nộp tờ khai thuế đúng thời hạn, phát hiện ngay các trường hợp kê khai sai số học, không đúng thực tế để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế.

Đẩy mạnh việc đào tào tin học ứng dụng nhanh công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý thu thuế tập trung nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế vừa tiết kiệm thời gian, công sức vừa đạt được hiệu suất công việc cao.

Thứ ba: Công tác quản lý nợ thuế

Tăng cường theo dõi và giám sát thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế. Phân loại các khoản nợ, đối tượng nợ để có biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả. Tăng cường phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tín dụng, hải quan, công an trong việc thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý tiền thuế nợ.

Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các đối tượng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

Thứ tư: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và hồ sơ khai thuế tại bàn để có thể lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế, trốn thuế vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; đặc biệt, tập trung vào nhóm các ngành hàng, các lĩnh vực, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn.

Tăng cường kiểm tra theo kế hoạch tại trụ sở cơ quan thuế, việc kiểm tra phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Do đó cần có kế hoạch đào tạo, rèn luyện kỹ năng thanh tra, kiểm tra cho công chức thuế làm công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm buôn bán hóa đơn và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách Nhà nước.

2.2.2.2. Bài học không thành công cần tránh

Nguyên, căn cứ vào tình hình thực tế nhiệm vụ thu NSNN, đặc điểm của đối tượng quản lý thu thuế trên địa bàn cũng như nguồn lực nhân sự tại Chi cục Thuế thành phố Sông Công mà Ban lãnh đạo có sự phân bổ giữa các bộ phận quản lý cho phù hợp.

Chi cục Thuế thị xã Phổ Yên là Chi cục rất mạnh về công tác kê khai, tin học mà công tác kiểm tra thuế lại chưa được chuyên môn hóa. Các đoàn kiểm tra đôi khi có cả các thành viên của Đội kê khai. Do đó làm hạn chế chức năng, nghiệp vụ của cả hai đội.

Chi cục Thuế huyện Đồng Hỷ lại tập trung cho công tác Kiểm tra, quản lý nợ và CCNT, do đó công tác tuyên truyền và kê khai thuế đôi khi còn hạn chế.

Bài học cần tránh là không nên áp dụng máy móc một trong các kinh nghiệm của các Chi cục khác mà phải có sự kết hợp hài hòa, linh hoạt và hợp lý với thực tiễn quản lý thu thuế trên địa bàn. Trên cơ sở bám chắc 4 chức năng cơ bản của quản lý thu thuế là Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ người nộp thuế (NNT); Xử lý tờ khai và kế toán thuế; Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế; Kiểm tra thuế từ đó có sự kết hài hòa và phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý. Mục tiêu cuối cùng là vừa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước vừa thực hiện tốt cả 4 chức năng của Công tác quản lý thu thuế trên địa bàn. Tránh việc tập trung quá vào một chức năng mà không thực hiện tốt các chức năng quan trọng còn lại, gây ảnh hưởng xấu đến người nộp thuế và đi ngược lại công cuộc cải cách hành chính thuế trong giai đoạn hiện nay.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Sông Công 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sông Công là thành phố trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lí nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua nối với Thủ đô Hà Nội ở phía Nam và thành phố Thái Nguyên ở phía Bắc, thành phố đặt tại phường Thắng Lợi cách thành phố Thái Nguyên 15 km theo Quốc lộ 3 và cách thủ đô Hà Nội 65 km.

Địa giới của thành phố được xác định:

- Phía Tây và Bắc giáp thành phố Thái Nguyên - Phía Nam giáp thị xã Phổ Yên.

- Phía đông giáp huyện Phú Bình.

Sông Công trên cơ sở toàn bộ 9.837,07 ha diện tích tự nhiên, là thành phố công nghiệp, trung tâm kinh tế, hành chính, văn hóa – xã hội phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, là đầu mối giao thông, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của vùng Đông Bắc Bộ. Với vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, là điều kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh giao thông với các vùng kinh tế Bắc Thủ đô Hà Nội, phía Nam vùng trung du miền núi, phía Bắc là trung tâm thành phố Thái Nguyên và các vùng kinh tế Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với lợi thế đặc biệt, Sông Công từ lâu đã được xác định là trung tâm công nghiệp lớn và là đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa các vung trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình thành phố Sông Công tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn núi cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thành là ngọn núi Tảo (54m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15-17m. Thành phố Sông Công được dòng sông Công chia làm 2 khu vực phía Đông và phía Tây tạo 2 nhóm cảnh quan chính: - Khu vực phía Đông có địa hình đồng bằng, xen lẫn gò đồi nhỏ và thấp, có độ cao trung bình từ 25-30m, phân bố dọc theo thung lũng sông thuộc

các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang: - Khu vực phía Tây có địa hình chủ yếu là gò đội và núi thấp với độ cao từ 80 – 100m, một số đồi cao khoảng 150 m và núi thấp trên 300 m, phân bố dọc theo ranh giới phía Tây thành phố địa phận các xã Bình Sơn, và Vinh Sơn.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Nhiệt độ không khí trung bình khoảng 230C, nhiệt độ 280C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,10C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,40C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C.

Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất là 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.2.1. Dân số

Dân số thành phố Sông Công tính đến năm 2016 là 109.409 nhân khẩu, tập trung ở các đô thị và nhà máy, xí nghiệp, với mật độ dân số 1.112 người/km2, khu vực nội thành 1.969 người/km2, khu vực ngoại thành 463,8 người/km2.

Về lao động: Tính đến năm 2016 thành phố Sông Công có khoảng 79.846 lao động trong độ tuổi, chiếm 72,98% dân số, trong đó có 78.782 lao động đang làm việc trong nền kinh tế.

Nếu phân theo ngành thì lao động làm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu với 72%, còn lại là lao động trong nông nghiệp. 3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn thành phố trong những năm qua là tích cực. Có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm gần đây (2012 -2016) đạt khá cao trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.

Bảng 3.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất của các lĩnh vực trên địa bàn thành phố Sông Công

Đơn vị tính: %

Các lĩnh vực 2012 2013 2014 2015 2016

1. Nông lâm nghiệp - Thuỷ sản 9,13 12,57 11,27 10,67 10,23 2. Công nghiệp và xây dựng 35,15 36,17 35,42 25,47 15,67 3. Thương mại và dịch vụ 3,79 15,5 12,34 16,7 12,7

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm (2016) Cơ cấu kinh tế thành phố Sông Công trong thời gian qua đã có bước chuyển dịch tích cực song còn chậm. Điều đó thể hiện qua số liệu dưới đây:

Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất theo khu vực kinh tế thành phố Sông Công giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Nông lâm nghiệp-Thuỷ sản 25,5 18,6 15,4 11,7 8,3 2. Công nghiệp và xây dựng 32,0 38,5 45,9 36,9 40,1 3. Thương mại và dịch vụ 42,5 43,9 48,7 51,4 51,6

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Sông Công năm (2016) Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế thành phố Sông Công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng nông lâm thuỷ sản trong cơ cấu giá trị sản xuất có xu hướng giảm, tỷ trọng ngành thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh chóng từ 42,5% năm 2012 lên 51,6% năm 2016, bình quân 5 năm (2012 -2016) đạt tỷ trọng bình quân 47,62%.

Tóm lại với vị trí của thành phố Sông Công là nằm cách không xa Thủ đô Hà Nội, cùng với sự phát triển của các tuyến đường giao thông huyết mạch như trên sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Sông Công theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho thành phố Sông Công đón nhận đầu tư trong và ngoài nước để trở thành trung tâm công nghiệp của tỉnh, cũng như của vùng về phát triển các khu công nghiệp. 3.1.3. Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

Tính đến thời 31/12/2016 Chi cục Thuế thành phố Sông Công có 38 cán bộ công chức, trong đó có 04 cán bộ hợp đồng 68. Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế thành phố Sông Công gồm 01 đồng chí Chi cục trưởng, 03 đồng chí Phó Chi cục

trưởng và 06 Đội thuế bao gồm các Đội:

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: 2 công chức

Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học và nghiệp vụ - dự toán: 3 công chức. Đội Kiểm tra, Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế: 6 công chức.

Đội Hành chính - Quản trị - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: 8 công chức. Đội Trước bạ, thu khác và thuế thu nhập cá nhân: 3 công chức. Đội thuế liên xã, Thị trấn: có 10 công chức.

Mô hình quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sông Công theo sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Mô hình quản lý của Chi cục Thuế thành phố Sông Công Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Sông Công (2016) 3.1.3.1. Vị trí, chức năng

Chi cục Thuế thành phố Sông Công là tổ chức trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội Kiểm tra, Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế Đội Kê khai, Kế toán, Tin học, nghiệp vụ, dự toán Đội Trước bạ, thu khác và thuế thu nhập cá nhân Đội Hành chính - Quản trị - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ Đội thuế liên xã, Thị trấn PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

3.1.3.2. Nhiệm vụ quyền hạn

Chi cục Thuế thành phố Sông Công thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và 20 nhiệm vụ, quyền hạn theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thu thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)