Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở khu công nghiệp quế võ bắc ninh (Trang 84 - 89)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP QUẾ VÕ

4.2.1. Các yếu tố thuộc về Công đoàn cơ sở

- Khả năng thành lập các công đoàn trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

công đoàn cấp trên mới thực hiện được hoạt động quản lý của mình. Thực tế cho thấy, việc thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các DNĐTNN không muốn cho NLĐ thành lập TCCĐCS, họ chống đối quyết liệt hoặc trì hoãn. Chỉ ñến khi các cơ quan chức năng gây sức ép mạnh mẽ các DN này mới miễn cưỡng hợp tác với CĐ cấp trên để thành lập TCCĐCS. Điều này thể hiện ở tỷ lệ DN có TCCĐCS khá thấp chỉ chiếm 51%.

- Khả năng hoạt động của các tổ chức công đoàn cơ sở

Làm thế nào để TCCĐCS hoạt động có hiệu quả. Có thể nói vai trò của TCCĐCS ở các DN nói chung và ở các DNĐTNN trong thời gian vừa qua là hết sức mờ nhạt, do các nguyên nhân sau: Cách thức thành lập TCCĐCS hiện nay là bắt đầu từ việc Cán bộ CĐ cấp huyện hoặc CĐ khu công nghiệp xuống gặp gỡ NSDLĐ để thống nhất việc thành lập CĐ tại DN nếu được sự đồng ý và hỗ trợ của NSDLĐ, sẽ tổ chức hợp với NLĐ và lựa chọn người có thể tham gia CĐ sau đó tổ chức kết nạp và thành lập ban chấp hành CĐ lâm thời. Với cách thành lập này NSDLĐ dễ dàng dẫn dắt đưa người thân tín của mình vào TCCĐCS, từ đó biến TCCĐCS thành công cụ của NSDLĐ; Với vị trí phụ thuộc vào NSDLĐ, trong khi đó việc bảo vệ người tham gia TCCĐCS trên thực tế khó thực hiện, NSDLĐ dễ dàng gây sức ép làm tê liệt hoạt động của TCCĐCS. Mặt khác người tham gia Ban chấp hành TCCĐCS thường là người quản lý và lao động gián tiếp họ không có cùng lợi ích với đa số lao động trực tiếp trong DN. NSDLĐ không tạo điều kiện cho CĐ hoạt động, biểu hiện ở chỗ không bố trí thời gian cho CĐ hoạt động theo quy định, không tạo kiều kiện về phương tiện. Mặt khác kinh phí cho hoạt động rất khó khăn. Mặc dù luật pháp đã có những quy định về việc bảo vệ cán bộ CĐ cơ sở trong các DN, song trên thực tế việc bảo vệ các cán bộ CĐ cơ sở trước sức ép của NSDLĐ hết sức khó khăn.

- Trình độ của BCH Công đoàn cơ sở

Trình độ của BCH CĐCS không đồng đểu. Cụ thể một số cán bộ công đoàn làm công tác sản xuất tại xưởng làm cho việc hoạt động công đoàn khó khăn do tính chất công việc, thêm vào đó việc liên hệ liên lạc với những đồng chí này rất khó khăn. Các cán bộ công đoàn làm công tác gián tiếp thì cũng không nhiệt tình còn chậm trong quá trình thi hành và không nhiệt tình hoạt động. có rất ít chủ tịch công đoàn dám đứng lên đàm phán với doanh nghiệp về

quyền lợi của NLĐ.

Mặc dù CĐ các KCN Bắc Ninh có tổ chức rất nhiều những hoạt động đào tạo cán bộ công đoàn hoặc những buổi hội thảo về thỏa ước … để hướng dẫn cụ thể cho các CĐCS về cách thức hoạt động cũng như điều hành công việc của mình. Tuy nhiên các chủ tịch CĐCS còn chưa quan tâm sâu sắc, chưa để ý hoặc làm đi đào tạo cho có mặt. Điều này làm cho hoạt động CĐCS vẫn có những bước tiến chậm.

- Kinh phí hoạt động và điều kiện làm việc của Công đoàn cơ sở

Tài chính công đoàn gồm tiền do người sử dụng lao động chuyển cho công đoàn theo quy định của chính phủ và tiền đoàn phí của đoàn viên. Người sử dụng lao động tại nhiều doanh nghiệp chưa chuyển hoặc chưa kịp thời, chuyển đủ theo quy định cho công đoàn cơ sở để thực hiện nhiệm vụ. Một số doanh nghiệp chưa chuyển tiền cho cơ sở lại tìm cách chi phối các mục chi của công đoàn như yêu cầu chi vào ngày lễ, tết, chi tổ chức bốc thăm trúng thưởng…Còn nhiều công đoàn cơ sở chưa thu đúng, thu đủ đoàn phí công đoàn, một số công đoàn cơ sở nếu thu đúng, thu đủ theo quy định của Tổng liên đoàn thì đoàn viên không tham gia.. .Có công đoàn cơ sở thu đã không đủ nhưng lại trích lập quỹ giúp đỡ công nhân lao động theo hệ thống chung của cơ quan chuyên môn tổng công ty,…

Tổng kinh phí dành cho hoạt động công đoàn đã ít lại không kịp thời, chi không theo yêu cầu nhiệm vụ của công đoàn cơ sở, của đoàn viên mà bị chi phối bởi người sử dụng lao động cho mục quà, lễ tết, tham quan du lịch, văn hoá thể thao, vui chơi bốc thăm trúng thưởng là không hoàn toàn đúng. Có rất ít công đoàn cơ sở dành chi cho mục tuyên truyền cho đoàn viên và đào tạo cán bộ công đoàn. Nếu có thì tỷ lệ kinh phí cho các mục này rất thấp.

Các phương tiện điều kiện cho công đoàn cơ sở hầu như không có như: Không dành phòng làm việc, không trang bị điện thoại, tủ đựng hồ sơ,... cho công đoàn nên Ban chấp hành công đoàn cơ sở không có điều kiện đón tiếp đoàn viên và công nhân lao động đến phản ánh tâm tư nguyện vọng. Kể cả bằng khen, cờ thi đua của công đoàn cơ sở không có chỗ treo (vì nhà xưởng đều của người sử dụng lao động). Việc lưu trữ sổ sách giấy tờ, tạo nên truyền thống, hệ thống của công đoàn cơ sở vì vậy rất hạn chế.

- Hình thức tuyên giáo của công đoàn cơ sở

Công tác tuyên giáo ở công đoàn cơ sở nặng về tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi, tham quan du lịch, ít chú ý tới tuyên truyền pháp luật, kiến thức văn hoá , các hiểu biết về tổ chức công đoàn cho đoàn viên, quyền và trách nhiệm... Từ đó cũng dễ nhận thấy đoàn viện nặng về đòi hỏi quyền lợi, ít chú ý trách nhiệm, chưa ý thức được sự đoàn kết thống nhất để tạo nên sức mạnh.

4.2.2. Các yếu tố thuộc về người sử dụng lao động

- NSDLĐ không tạo điều kiện cho CĐ hoạt động, biểu hiện ở chỗ không bố trí thời gian cho CĐ hoạt động theo quy định, không tạo kiều kiện về phương tiện. Mặt khác kinh phí cho hoạt động rất khó khăn. Mặc dù luật pháp đã có những quy định về việc bảo vệ cán bộ CĐ cơ sở trong các DN, song trên thực tế việc bảo vệ các cán bộ CĐ cơ sở trước sức ép của NSDLĐ hết sức khó khăn.

- NSDLĐ không coi TCCĐCS là đối tác để đàm phán khi có tranh chấp với NLĐ. Hệ quả này lại tác động ngược lại làm cho TCCĐCS càng trở lên mờ nhạt. Chính sự mờ nhạt của TCCĐCS là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc trao đổi thông tin, đối thoại, thương lượng giữa NLĐ và NSDLĐ trong DNĐTNN trong thời gian vừa qua.

4.2.3. Các yếu tố thuộc về người lao động

- Nhận thức của người lao động về vai trò của tổ chức công đoàn. Thực tế cho thấy, khi có khúc mắc, tranh chấp với NSDLĐ, người lao động thường không thông qua TCCĐCS để giải quyết; hầu hết NLĐ không tin TCCĐCS có thể bảo vệ được lợi ích của họ; nhiều lao động cho rằng TCCĐCS là của NSDLĐ không đại diện cho lợi ích của họ.

- Trình độ hiểu biết của người lao động: đa số người lao động tại KCN Quế Võ có trình độ chưa qua đào tạo (chiếm tỷ lệ 27,2%); lao động có trình độ cao đẳng chiếm 7,4%; Đại học trở lên chiếm 9,9% (lực lượng này chủ yếu tập trung vào những lao động gián tiếp). Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc tham gia vào tổ chức công đoàn và nhận thức của họ về quyền lợi họ được bảo vệ.

4.2.4. Các yếu tố thuộc về Công đoàn cấp trên cơ sở

Các công việc muốn đạt kết quả tốt, bên cạnh chủ động kế hoạch, tổ chức thực hiện còn phải chú ý làm tốt công tác kiểm tra. UBKT CĐCS có số lượng cán bộ ít (từ 1-3 người), lại không thạo việc. Các BCH khi họp thường bỏ quên việc mời các ủy viên UBKT dự họp.

Công tác kiểm tra yếu trước hết do BCH CĐCS chưa quan tâm, chưa tạo điều kiện như mời họp cùng BCH, tạo điều kiện đi tập huấn nâng cao nghiệp vụ. Ở CĐCS thì chủ tịch đi dự họp, dự học còn khó, nói gì tới ủy viên UBKT. Việc kiểm tra đồng cấp không thực hiện theo định kỳ, chất lượng các cuộc kiểm tra thấp nên không chỉ ra được các thiếu sót của hoạt động CĐ. Ngay UBKT của CĐ cấp trên cơ sở cũng có những bất cập tương tự nên cũng không giúp được nhiều cho UBKT CĐCS.

- Sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên về mặt chuyên môn

Sự hỗ trợ của công đoàn cấp trên đối với hoạt động của TCCĐCS còn hạn chế. Điều này thể hiện rõ ở một số vấn đề như: Hỗ trợ về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ hoạt động; sức ảnh hưởng của công đoàn cấp trên đối với DN. Thực tế qua nghiên cứu vai trò TCCĐCS trong việc xây dựng, thực hiện TƯLĐTT và giải quyết đình công cho thấy hoạt động của TCCĐCS là hết sức yếu kém.

- Sự chỉ đạo quản lý của công đoàn cấp trên

Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở là kiêm nhiệm, ký hợp đồng lao động, phụ thuộc theo hợp đồng lao động nhưng phải làm nhiệm vụ của công đoàn rất nhiều, phải tuyên truyền, tổ chức rất nhiều hoạt động theo yêu cầu của cấp trên và đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của đoàn viên . Nếu làm đủ các việc do công đoàn cấp trên giao thì không có thời gian hoạt động chuyên môn nữa. Công đoàn cấp trên ít có điều kiện sâu sát quan tâm đến cơ sở, không kịp thời tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Thông tin chỉ có nhiều từ trên xuống, rất ít có thông tin công đoàn cơ sở lên. Nhiều việc làm tốt ở công đoàn cơ sở cũng không được kịp thời phản ánh, không nhân rộng được điển hình tiên tiến.

Tài chính đã khó khăn lại bị xé lẻ: Liên đoàn lao động tỉnh chỉ làm nhiệm vụ thu của công đoàn cơ sở; Công đoàn cấp trên trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra nhiều khi “ông chẳng, bà chuộc” làm khó cho cơ sở mà không thống nhất hành động được, không nắm bắt và tháo gỡ kịp thời các vấn đề đặt ra. Không thu được hoặc thất thu tài chính với số lượng lớn, hoặc chỉ quan tâm thu

mà không tác động tới người sử dụng lao động trích cho công đoàn cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở khu công nghiệp quế võ bắc ninh (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)