Quản lý hoạt động công đoàn của KCN tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở khu công nghiệp quế võ bắc ninh (Trang 43 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động công đoàn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Quản lý hoạt động công đoàn của KCN tỉnh Hưng Yên

Công đoàn các KCN tỉnh Hưng Yên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, không có tổ chức Đảng, không có chính quyền đồng cấp, chưa có trụ sở riêng, cán bộ công đoàn cơ sở 100% kiêm nhiệm

nên gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, thực hiện nhiệm vụ. Trong khi đó người lao động chủ yếu xuất thân từ gia đình có truyền thống nông nghiệp, hiểu biết pháp luật cũng như tác phong làm việc công nghiệp còn chưa cao; các doanh nghiệp trong KCN mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số chủ sử dụng lao động chưa đảm bảo quyền lợi của NLĐ; NLĐ chưa thực sự yên tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo hoạt động phong trào cũng như sự mất ổn định về tổ chức tại nhiều CĐCS. Ở nhiều nơi, NLĐ chưa có ý thức tự bảo vệ mình, thậm chí một bộ phận người lao động còn thờ ơ với chính sách luật pháp có liên quan đến bản thân. Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới liên tục diễn ra khiến đời sống, việc làm của CNVCLĐ và tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong các KCN bị ảnh hưởng.

Trước những khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ, Công đoàn các KCN tỉnh Hưng Yên đã sớm nhận rõ cần phải xác định đúng hướng mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động ngay từ khi mới thành lập, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp vận động đoàn viên, CNVCLĐ phù hợp, nhất là đối với NLĐ tại các doanh nghiệp, cụ thể:

Thứ nhất, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng, với các Ban của Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh tuyên truyền chế độ chính sách cho doanh nghiệp và công nhân lao động, soạn thảo tờ gấp với những nội dung ngắn gọn, dễ nắm bắt, dễ hiểu về Luật Công đoàn, Bộ luật Lao động, Luật BHXH,... để truyền tải những kiến thức pháp luật tới NLĐ.

Thứ hai, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với NLĐ và người sử dụng lao động, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các bên. Trong những năm qua, Công đoàn các KCN đối thoại với chủ sử dụng lao động và NLĐ tại 38 đơn vị; chỉ đạo và tư vấn cho CĐCS thường xuyên đối thoại với người sử dụng lao động và đoàn viên công đoàn tại cơ sở; phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị NLĐ để NLĐ có cơ hội thực hiện quyền dân chủ của mình; đại diện NLĐ thương lượng và ký thỏa ước lao động tập thể đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Qua đó, NLĐ đã bày tỏ được nhiều ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình, giúp cho NLĐ và người sử dụng lao động hiểu và gần gũi nhau hơn, cùng phấn đấu vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả hai bên.

Thứ ba, luôn sâu sát, gần gũi, động viên, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ CĐCS, những trăn trở, khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động tại cơ sở để chia sẻ, hướng dẫn cho công đoàn cơ sở, trong đó tập trung cho những CĐCS còn yếu. Cùng với đó, động viên cán bộ CĐCS tích cực nắm bắt tình hình NLĐ để kịp thời phản ánh cho Công đoàn các KCN để có những giải pháp phù hợp nhằm đưa hoạt động CĐCS dần vào nề nếp và xây dựng CĐCS đạt vững mạnh.

Thứ tư, phối hợp với Liên đoàn lao động huyện Mỹ Hào thí điểm thành lập tổ công nhân tự quản; trực tiếp chỉ đạo các CĐCS trực thuộc thành lập mô hình hoạt động theo nhóm, thành lập các câu lạc bộ (CLB) nữ công trong các doanh nghiệp có đông lao động nữ, cử cán bộ phụ trách thường xuyên dự các buổi sinh hoạt CLB và hướng dẫn chị em tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp, các CLB đã ngày càng thu hút đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tham gia.

Thứ năm, vận động đoàn viên, NLĐ rèn luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc, phát động phong trào tự học, tự rèn trong đội ngũ cán bộ công đoàn và công nhân lao động để họ có kiến thức biết tự bảo vệ quyền lợi cho mình và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề.

Thứ sáu, thực hiện tốt công tác thăm hỏi, tặng quà cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, gặp tai nạn rủi ro, con CNVCLĐ vượt khó chăm ngoan, học giỏi; đề nghị xây một ngôi nhà cho công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ quỹ “Mái ấm công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh; kịp thời biểu dương CNVCLĐ có thành tích tiêu biểu.

Thứ bảy, tích cực triển khai các phong trào thi đua, trong đó tập trung phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động đảm bảo chất lượng hàng hóa. Trong thời gian qua, Ban Thường vụ Công đoàn các KCN đã chú trọng, quan tâm đến những sáng kiến trong hệ thống công đoàn, khơi dậy niềm đam mê, nhiệt tình gắn bó, tư duy đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn, trước hết trong đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách. Kết quả, có nhiều sáng kiến mang lại sự thành công trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Hàng năm, có nhiều sáng kiến của NLĐ mang lại giá trị lớn về của cải, vật chất cho doanh

nghiệp, có sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp gần 2 tỷ đồng mỗi năm, tiêu biểu là tại Công ty TNHH Shine Seiko; Công ty CP Cầu trục và thiết bị AVC,...

Thứ tám, hàng năm, Ban Thường vụ Công đoàn các KCN xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với CNVCLĐ tại các đơn vị. Ban Thường vụ Công đoàn các KCN đã kịp thời can thiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm quyền lợi NLĐ tại một số đơn vị và giải đáp những khó khăn, vướng mắc của CNVCLĐ, đem đến niềm vui và sự tin tưởng của NLĐ vào tổ chức công đoàn.

Trong những năm qua, Công đoàn các KCN tỉnh Hưng Yên luôn trăn trở với nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, CNVCLĐ sao cho đạt hiệu quả thiết thực nhất. Vì vậy công tác dân vận được đặc biệt chú trọng, bên cạnh việc triển khai nắm bắt, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với CNVCLĐ theo các quy định của pháp luật lao động Việt Nam, Công đoàn các KCN luôn linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình vận động CNVCLĐ cũng như vận động người sử dụng lao động chấp hành việc thực thi các điều luật liên quan đến lao động, thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho NLĐ. Hơn nữa, để làm tốt và thực hiện có hiệu quả công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho CNVCLĐ, trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, giúp họ hiểu biết và nắm bắt rõ các chính sách pháp luật để tự biết bảo vệ mình, biết gắn bó và tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn bảo vệ họ, CNVCLĐ biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cố gắng vươn lên trong lao động, sản xuất và công tác. Để chăm lo, bảo vệ được NLĐ, Công đoàn phải nâng cao vị thế của tổ chức mình. Trong những năm qua, Công đoàn các KCN đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động cả chiều sâu và bề nổi tạo sân chơi bổ ích cho CNVCLĐ, cán bộ CĐCS, tạo tiếng vang cho tổ chức Công đoàn đối với nhân dân và các tổ chức, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp cho công đoàn thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ. (Theo báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2013-2018 của công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của công đoàn cơ sở khu công nghiệp quế võ bắc ninh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)