3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.1.1. Kinh tế tỉnh bắc Ninh
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, kinh tế - xã hội của Bắc Ninh có sự ổn định và phát triển; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, lợi thế so sánh và nguồn lực phát triển tiếp tục được phát huy theo hướng chủ động hội nhập quốc tế.
Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 18,6% (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 979 nghìn tỷ đồng, gần tương đương với TP. Hồ Chí Minh và khả năng sẽ vượt trong năm 2018.
Thu hút đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là thu hút FDI, năm 2017, cấp mới đăng ký đầu tư khoảng 160 dự án mới với tổng vốn đầu tư là 600 triệu USD; cấp điều chỉnh vốn 115 dự án với số vốn điều chỉnh tăng thêm là 2,743 tỷ USD. Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,5 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5%.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.390 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã
so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
3.1.1.2. Dân số và lao động
Theo số liệu Cục Thống kê tỉnh, dân số trung bình năm 2017 của tỉnh Bắc Ninh là 1.153.600 người, mật độ dân số 1.403 người/km2, được xếp vào các tỉnh “đất chật, người đông”. Trong đó dân số ở khu vực nông thôn nông nghiệp là 787.517 người (chiếm tỷ lệ 76,11% dân số toàn tỉnh). Toàn tỉnh có 661.023 lao động; trong đó khu vực nông nghiệp là 115.723 người, chiến 17.5%; khu vực công nghiệp là 288.170 người, chiến 43.6%; khu vực dịch vụ 257.130 người, chiếm 38.9%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NLĐ từng bước được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo đã tăng từ 7,8% năm 1997 lên 55% năm 2017. Sau 20 năm tái lập tỉnh, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng trong khu vực nông nghiệp. Bắc Ninh cũng nổi tiếng là “đất trăm nghề”, với hệ thống nhiều làng nghề truyền thống xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, đến nay không bị mai một mà ngày càng được mở rộng và phát triển, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân (Xem bảng 3.1).
Bảng 3.1. Tình hình lao động của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 – 2017
Ngành
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
(Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 Tổng 648.510 100,0 656.781 100,0 661.023 100,0 101,3 100,6 Nông, lâm, thủy sản 145.859 22,5 132.276 20,1 115.723 17,5 90,7 87,5 CN- XD 258.157 39,8 271.584 41,4 288.170 249,0 105,2 106,1 Dịch vụ 244.494 37,7 252.921 38,5 257.130 89,2 103,4 101,7
3.1.1.3. Văn hoá – giáo dục
Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, Đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim…Ngoài ra cần phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, rèn Đa Hội, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sắc văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điệu dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã luôn là nguồn tài nguyên phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của quê hương Bắc Ninh chính là việc UNESSCO công nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giáo dục: Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Từ Sơn), địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng nguyên. Truyền thống hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp lớp con cháu kế thừa và phát huy. Bắc Ninh là một trong 3 tỉnh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đầu tiên trong cả nước vào năm 2000, đến năm 2002 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và 2012 đã tiến hành phổ cập trung học phổ thông. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hoá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nước. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước (theo Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh).
3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống
Kết cấu hạ tầng được đánh giá là một trong những tỉnh có mật độ đường giao thông, chất lượng, hệ thống điện vào loại tốt của cả nước.
đầu tư, bảo đảm yêu cầu của việc cung cấp điện sử dụng vào tưới tiêu, các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2016, 100% số hộ trong tỉnh đều sử dụng điện.
Hệ thống hạ tầng giao thông: Tỉnh đã chủ động tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước và đa dạng hoá các nguồn vốn để ưu tiên phát triển mạnh mạng lưới giao thông. Đến nay toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trụ sở UBND xã được nhựa hoá, bê tông hoá. Phong trào xây dựng giao thông nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh, mở mới và cải tạo hơn 1.400Km với tổng kinh phí 1.215 tỷ đồng. Hầu hết các xã có đường liên thôn đường nhựa, bê tông hoá toàn bộ. Sự phát triển hệ thống giao thông đã tác động lớn tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đẩy nhanh tiến trình CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông và điểm bưu điện văn hoá: Mạng lưới bưu chính viễn thông đã thay đổi căn bản từ hệ analog lạc hậu sang hệ digital hiện đại. Mạng thông tin di động và Internet phát triển rất nhanh. Bắc Ninh là tỉnh xếp thứ 5/63 tỉnh thành của cả nước về mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin năm 2017. Toàn tỉnh ước có 45.000 máy vi tính, 62 mạng Lan; mạng diện rộng (WAN) của tỉnh được thiết lập kết nối các sở, ban, ngành, địa phương với Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh. Hoạt động của các mạng công nghệ thông tin đã góp phần đáng kể trong công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Về đối ngoại: Nước ta thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập quốc tế đúng vào thời kỳ mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Công cuộc đổi mới nói chung và đổi mới kinh tế nói riêng của nước ta lại thu được những thành tựu quan trọng làm cho vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng lên rõ rệt. Tất cả những điều đó đã tạo môi trường thuận lợi để chúng ta thực hiện phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Trong bối cảnh đó quan hệ kinh tế hội ngoại của tỉnh từng bước được mở rộng và tăng cường. Theo niên giám thống kê qua các năm Nếu như năm 1996, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 3 dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động, với số vốn chỉ mức kiêm tốn đạt trên 23,3 triệu USD, đến hết năm 2017 trên địa bàn tỉnh có đến 835 dự án với tổng nguồn vốn đạt trên 3715.3 triệu USD.
3.1.2. Đặc điểm khu công nghiệp Quế võ
3.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002. Quế Võ là khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích 600 ha được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (2002-2052) tổng diện tích 300ha, giai đoạn 2 (2006-2056) tổng diện tích 300ha.
* Vị trí thuận lợi Khu công nghiệp Quế Võ nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng như sân bay Quốc tế Nội Bài và các cảng biển Quốc tế, rất thuận tiện cho việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng hóa.
* Lực lượng lao động: Lao động trẻ và có tay nghề cao, được đào tạo từ các các trường cao đẳng, trung học và các trung tâm dạy nghề trong Tỉnh và các vùng lân cận, hứa hẹn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.
* Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Khu công nghiệp Quế Võ đã thu hút được hơn 200 dự án đầu tư, chủ yếu là dự án đầu tư nước ngoài. Trong đó phải kể đến những nhà đầu tư lớn như: Canon, Foxconn, Mitac, DK UIL, Nippon Steel, Toyo Ink, Tenma, VS Group, Sentec, Nippon Zoki, Bujeon, Long tech, Youngbo, Goertek,…
3.1.2.2. Đặc điểm lao động và tổ chức công đoàn
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh, lực lượng công nhân, viên chức và người lao động (CNVCLĐ) trong khu công nghiệp Quế Võ của tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng. Tổng số CNVCLĐ tại thời điểm 31/12/2017 là 98.814 người (trong đó có 45.347 nữ); cơ cấu lao động thay đổi theo hướng giảm ở khu vực nhà nước và tăng nhanh ở ngoài khu vực nhà nước. Chất lượng CNVCLĐ thành phố được nâng lên nhiều mặt: tuổi đời trẻ, được đào tạo cơ bản, có tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, có tay nghề và khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ hiện đại. Đa số CNVCLĐ có phẩm chất, đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng, ủng hộ và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận
CNVCLĐ ngoài khu vực nhà nước ít quan tâm đến chính trị, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Số lượng các tổ chức công đoàn và đoàn viên biến động qua các năm (Xem bảng 3.2, 3.3).
Bảng 3.1. Số lượng công đoàn và công đoàn viên tại KCN Quế Võ
Nội dung ĐVT Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 1. Tổng số DN Đơn vị 228 269 324 117,9 120,5 2. Số DNĐTNN Đơn vị 190 226 274 118,9 121,2 3. Số DNĐTNN có
tổ chức công đoàn Đơn vị 80 127 157 158,8 123,6 4. Số lao động tại
các DNĐTNN có tổ
chức công đoàn Người 33.148 58.253 78.814 175,7 135,3 5. Số đoàn viên công
đoàn tại các DNĐTNN có tổ chức công đoàn
Người 22.365 35.623 46.588 159,3 130,8
Nguồn: Công đoàn các KCN Bắc Ninh (2017)
Bảng 3.2. Tỷ lệ số lượng doanh nghiệp và đoàn viên tại KCN Quế Võ
Đơn vị tính:%
STT Nội dung Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 1 DNĐTNN/Tổng doanh nghiệp 83,3 84,0 84,6 2 Số DNĐTNN có tổ chức công đoàn/Tổng DNĐTNN 42,1 56,2 57,3 3
Số đoàn viên công đoàn tại DNĐTNN /Số lao động tại các DNĐTNN có tổ chức công đoàn
67,5 61,2 59,1
Nguồn: Công đoàn các KCN Bắc Ninh (2017) Qua bảng 3.2 và 3.3 cho thấy: số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Quế Võ tăng đều (năm 2017 tăng 120,5% so với năm 2016). Trong đó chủ yếu là do số lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, năm 2017 chiếm 84,6%
tổng số doanh nghiệp (năm 2017 tăng 121,2% so với năm 2016). Số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tổ chức công đoàn trong giai đoạn 2015 – 2017 tăng gấp đôi, điều này cho thấy công tác xây dựng tổ chức công đoàn tại cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tỷ lệ số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn chiếm 57,3% trên tổng số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào năm 2017 vẫn còn rất khiêm tốn, điều này đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý công đoàn tại cơ sở.
Số lượng lao động tại các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tăng nhưng tốc độ tăng đang giảm dần (năm 2016 tăng 175,7% so với năm 2015; năm 2017 tăng 135,3% so với năm 2016). Số đoàn viên công đoàn tại các DNĐTNN có tổ chức công đoàn tăng với tốc độ tăng giảm dần (năm 2016 tăng 159,3% so với năm 2015; năm 2017 tăng 130,8% so với năm 2016). Tỷ lệ số đoàn viên công đoàn so với số lao động tại các DNĐTNN có tổ chức công đoàn là 67,5% vào năm 2015; 61,2% vào năm 2016 và 59,1% vào năm 2017. Điều này cho thấy số lượng đoàn viên tại đây tăng nhưng chưa tương ứng với sự gia tăng của số lao động.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp
- Thông tin chung về các DN FDI, số lượng lao động, đặc điểm lao động, tình hình QHLĐ, hoạt động công đoàn trong các năm gần đây. Số liệu được thu thập từ các tài liệu, báo cáo tổng kết, niên giám thống kê của tỉnh, báo cáo của các sở ban ngành có liên quan (sở Kế hoạch và đầu tư, sở Lao động - TB và XH, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh,...).
- Sử dụng số liệu khảo sát tình hình sử dụng lao động trong các DN năm 2017 của Sở Lao động - TB và XH và Cục Thống kê (khảo sát 2270 DN).
- Sử dụng số liệu điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các DN năm 2017 của Cục Việc làm, Bộ Lao động Lao động – TB và XH (điều tra tại 716 DN. Trong mỗi DN điều tra 2 lao động, gồm 1 lao động trực tiếp, 1 lao động gián tiếp).
b. Số liệu sơ cấp
Nội dung điều tra
lý của công đoàn cơ sở về tiền lương, điều kiện làm việc, đời sống vật chất tình thần, giải quyết tranh chấp; ký thỏa ước lao động tập thể.
Số lượng và đặc điểm mẫu điều tra
Để tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu và số liệu liên quan dến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu tác giả tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên giản đơn 30/157 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tổ chức công đoàn và 5/117 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không có tổ chức công đoàn trên địa bàn KCN Quế Võ (Xem bảng 3.4)
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng Đơn vị Số lượng mẫu điều tra