Chỉ tiêu Giá trị (tỷ đồng) So sánh(%) 2016 2017 2018 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân 1. Tổng GTSX (Tỷ đồng) 5.488.1 7.665,5 8.498,2 139,67 110,9 124,45
- Nông, lâm, thủy sản 905,2 693,5 709,8 76.6 102,4 88,56
- Công nghiệp và XD 3.108,96 4.256,5 4.780,3 136,9 112,3 123,99
- Dịch vụ 1.810,54 2.715,5 3.008,1 150 110,1 128,51
2. Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100
- Nông, lâm, thủy sản 18,9 10,6 9,8 56,1 92,5 72,04
- Công nghiệp và XD 45,1 53,5 54,2 118,6 101,3 109,60
- Dịch vụ 35,7 35,9 36 100,6 100,3 100,45
3.1.2.2 Văn hóa - xã hội
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, các hoạt động văn hóa, xã hội được quan tâm, hằng năm đều hoàn thành các nhiệm vụ giáo dục- đào tạo, y tế, dân số, thể dục thể thao;các phong trào văn hóa, thể dục, thể thao phát triển rộng khắp đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Toàn huyện đã có 92,1% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa;104/111 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn hóa. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, số hộ nghèo giảm còn 1,71% (theo tiêu chuẩn hiện hành) và có xu hướng giảm dần.
- Công tác giáo dục- đào tạo phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong 05 năm đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp 66 trường công lập; hiện tại trên địa bàn huyện đã có 13 cơ sở giáo dục mầm non tư thục, hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học, 100% các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được nâng lên.
- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, đã tập trung đầu tư các thiết bị và ứng dụng kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình điều trị. Hiện nay 21/21 trạm y tế xã, thị trấn đều có bác sĩ, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 96,5%. Công tác quản lý nhà nước về y dược, chất lượng
vệ sinh, ATTP được tăng cường, cố gắng kiểm soát không để thực phẩm bẩn du nhập vào địa bàn huyện
- Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tệ nạn xã hội đã có chiều hướng bị đẩy lùi, phong trào bảo vệ ANTQ được triển khai rộng rãi, nhân dân đã dám đứng lên tố giác tội phạm.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn từ thực tiễn cơ bản ảnh hưởng tới quản lý chi ngân sách xã
3.1.3.1. Thuận lợi
- Huyện Quế Võ là nơi giao thoa kinh tế giữa thủ đô Hà Nội và kinh tế đất Cảng. Hệ thống giao thông đồng bộ, có trục đường Quốc lộ 18 đi qua thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật với các huyện khác, trong tỉnh và các tỉnh bạn.
- Địa hình bằng phẳng, đất đai, khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho việc phát triển cây nông nghiệp
- Quế Võ có 03 khu công nghiệp thu hút đầu tư nhiều doanh nghiệp lớn như Canon, Hồng Hải…Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho nhân dân trong huyện, tỉnh và các tỉnh bạn. lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm, cần cù, chịu khó. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động khá cao, người lao động đã được nâng cao tay nghề.
- Hệ thống chính trị ổn định, cán bộ và nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, đồng lòng xây dựng phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Công tác quản lý Ngân sách được tăng cường, quản lý điều hành chi NSX luôn bám sát vào dự toán năm và chương trình mục tiêu theo kế hoạch.
3.1.3.2. Khó khăn
- Quế Võ dù công nghiệp- dịch vụ đang rất phát triển, tồn tại song song ấy là những tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế xã hội của huyện.
- Về nông nghiệp, nhiều hộ nông dân tuy không còn mặn mà với đồng ruộng nhưng lại có tâm lý giữ ruộng do chưa yên tâm khi cho người khác mượn hoặc thuê. Do chưa có chính sách, cơ chế cụ thể hỗ trợ nên nhiều nơi nông dân còn chưa mạnh dạn cho mượn, cho thuê ruộng. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên, lợi nhuận còn thấp nên doanh nghiệp và người dân không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này. Nguồn vốn của các hộ dân còn thấp nên gặp khó
khăn khi muốn mở rộng quy mô tích tụ ruộng đất. Việc ứng dụng Khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất lớn, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
- Công tác chỉ đạo, điều hành ngân sách nói chung và chi NSX nói riêng, tuy đã được Đảng và chính quyền quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, việc thực hiện hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản chưa đạt hiệu quả cao.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập thông qua các tài liệu, Niên gián Thống kê của Chi cục Thống kê huyện. Các văn bản quy phạm, báo cáo của Huyện ủy, UBND huyện và Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, website của các cơ quan, đơn vị liên quan. Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp được sử dụng ở trong luận văn này gồm: các nội dung về đăc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, tình hình chi ngân sách các năm từ 2016-2018 của huyện Quế Võ và một số đơn vị khác theo dự toán và quyết toán được thu thập tại các cơ quan như Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Để có được thông tin về quản lý chi NSX trên địa bàn huyện Quế Võ bản thân đã tiến hành xây dựng phiếu khảo sát tham khảo ý kiến của lãnh đạo UBND huyện, cán bộ phòng Tài chính, lãnh đạo UBND xã, thị trấn, và cá nhân cán bộ thực hiện nhiệm vụ chi NSX. Thông qua phiếu khảo sát với các đối tượng trên để thu thập các số liệu thứ cấp gồm: tình hình lập dự toán chi, quyết toán chi NSX và những ưu, khuyết điểm trong việc quản lý Chi NSX. Những kiến nghị đối với việc chi NSX trên địa bàn huyện. Đề tài sử dụng thang đo Likert từ 02 đến 03 mức độ để phản ánh đánh giá của các đối tượng điều tra về quản lý chi NSX của phòng TC- KH huyện Quế Võ.