dẫn cơ sở, hiện tại Phòng TC-KH có 7 Thạc sỹ trên tổng số 8 cán bộ của Phòng, các cán bộ đều có đúng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 cán bộ có bằng Đại học.
4.3.3. Đánh giá của cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đối với cán bộ Tài chính cấp xã Tài chính cấp xã
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đối với cán bộ tài chính cấp xã
Diễn giải
Tổng số ý kiến trả
lời (số phiếu)
Ý kiến đanh giá
Tốt Bình thường Chưa tốt
Số
phiếu Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%) 1. Năng lực lập dự toán NSX hằng năm của cán bộ Tài chính cấp xã ra sao 08 06 75 02 25 0 0 2. Năng lực về kiểm soát chứng từ và ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của cán bộ tài chính cấp xã
08 8 100 0 0 0 0
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý NSX
08 7 87,5 1 12,5 0 0
Bảng 4.14 về đánh giá của cán bộ Phòng TC-KH với cán bộ Tài chính cấp xã như sau: về năng lực lập dự toán hằng năm của cán bộ Tài chính cấp xã được 75% ý kiến nhất trí là tốt, còn 25 % ý kiến là bình thường, lý giải kết quả trên, một số cán bộ Phòng TC-KH giải thích các đơn vị nhìn chung lập dự toán đều bám sát với tình hình thực tế của địa phương, và luôn đúng thời gian để kịp thẩm định, nhưng ngược lại cũng còn một số ít cán bộ Tài chính xã chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương để lập dự toán, chậm thời gian để thẩm định nên đôi khi phải cấp bổ sung cho hạng mục chi thường xuyên. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp xã được 87,5% ý kiến nhất trí là Tốt, nhưng vẫn còn 12,5% ý kiến cho là bình thường. Ý kiến cho rằng sử dụng tin học văn phòng chỉ ở mức bình thường. Do cán bộ Tài chính ở một số xã trong độ tuổi từ 51-60 tuổi
nên vấn đề cập nhật về công nghệ thông tin còn bị hạn chế, nên sử dụng phần mềm kế toán còn chậm, dẫn đến chậm tiến độ khi lập dự toán, quyết toán.
Đối với Bảng 4.13 và bảng 4.14 sử dụng thang đo 3 cấp độ, vì đây là đánh giá thái độ và năng lực của cán bộ trong quá trình làm việc nên sử dụng cấp độ “tốt”, “bình thường”, “chưa tốt” là phù hợp.