THỰC HIỆN CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ 4.3.1. Đánh giá chung
Bảng 4.10. Một số thông tin chung về đối tượng thực hiện điều tra, phỏng vấn
Tiêu chí Phân loại Số lượng
(Người) Tỷ trọng (%) Độ tuổi 22 - 30 tuổi 3 6,4 31- 40 tuổi 14 29,7 41- 50 tuổi 22 46,7 50- 60 tuổi 08 17,2 Tổng 47 100 Đơn vị công tác UBND huyện 03 6,4 UBND xã 15 31,8 Cán bộ phòng TC-KH 08 17,2 Ban tài chính xã 21 44,6 Tổng 47 100 Vị trí công tác cán bộ lãnh đạo 18 38.3 cán bộ chuyên môn 29 61,7 Tổng 47 100 Trình độ chuyên môn Trên đại học 11 23,4 Đại học 33 70,2 Cao đẳng 03 6.4 Trung cấp 0 0 Văn bằng khác 0 0 Tổng 47 100
Tổng hợp ý kiến trả lời phiếu điều tra của 47 cán bộ, lãnh đạo về việc đánh giá quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán tại địa phương thì 100% đều nhất trí là không. Công tác lập dự toán và phân bổ dự toán luôn đúng theo thời gian quy định và theo pháp luật hiện hành.
Bảng 4.11 cho thấy 100 % ý kiến nhất trí định mức phân bổ đều có tính công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán và tính hiệu quả và công bằng trong các chỉ tiêu phân bổ dự toán. Tuy nhiên, về định mức phân bổ hằng năm có phù hợp với yêu cầu của địa phương thì có 43 phiếu nhất trí chiếm 91,5%, còn 04 phiếu không nhất trí. Với 04 ý kiến không thấy phù hợp vì một số xã vẫn còn khó
khăn, ngân sách từ nguồn thu bị hạn chế, và nguồn chi lại nhiều, do phải tu sửa, nâng cấp hạ tầng tại địa phương.
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của cán bộ, lãnh đạo về định mức phân bổ dự toán của tỉnh theo Nghị quyết số 24/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016
Diễn giải Tổng số ý kiến trả lời(số phiếu) Ý kiến đánh giá Phù hợp Chưa phù hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1. Định mức phân bổ hằng năm đã phù hợp với nhiệm vụ yêu cầu của địa phương
47 43 91,5 4 8,5
2. Tính công khai, minh bạch và
trong phân bổ dự toán 47 47 100 0 0
3. Tính hiệu quả và công bằng
trong các chỉ tiêu phân bổ dự toán 47 47 100 0 0
4. Định mức phân bổ cho các cơ
quan đảng, đoàn thể 47 40 85,1 7 14,9
Từ bảng 4.12 ta thấy đối với tình phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSX và tính chủ động của cấp chính quyền xã, thị trấn đều đạt 100%. Cho thấy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền từ huyện tới xã trong việc quản lý NSNN đều được đặt lên hàng đầu.
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp đánh giá phân cấp chi ngân sách xã tại huyện Quế Võ
Diễn giải Tổng số ý kiến trả lời(số phiếu) Ý kiến đánh giá Phù hợp Chưa phù hợp Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1. Tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NSX 47 47 100 0 0 2. Tính chủ động của cấp chính quyền xã, thị trấn 47 47 100 0 0
3. Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế của cơ quan đảng, đoàn thể tại địa phương
Khả năng đáp ứng của chi NSX so với yêu cầu thực tế của cơ quan đảng, đoàn thể tại địa phương có 7 phiếu chưa thấy phù hợp, chiếm 14,9% do có các ý kiến phân bổ chưa phù hợp với bộ phận của họ, như các bộ phân đoàn thể được phân bổ 15.000.000đ/ tháng, trong khi các hoạt động của họ hàng năm rất nhiều, nên thường xuyên phải xin hỗ trợ từ bên ngoài.
Công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ chi NSX trên địa bàn huyện 100% ý kiến nhất trí là: Tốt. Hằng năm Thanh tra huyện và Phòng Tài chính- Kế hoạch, luôn phối kết hợp tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu về Phòng, chống tham nhũng, trong ấy có đầy đủ về quản lý chi tiêu ngân sách.
Đối với Bảng 4.11 và 4.12 sử dụng thang đo 02 mức độ “phù hợp” và “ chưa phù hợp” vì đối với các văn bản quy định của nhà nước đã ban hành thì chỉ có thế đánh giá được mức độ phù hợp hay chưa phù hợp với địa phương mình.
4.3.2. Đánh giá quản lý chi thường xuyên của cán bộ tài chính cấp xã đối với cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
Bảng 4.13. Phiếu ý kiến đánh giá quản lý chi thường xuyên của cán bộ tài chính cấp xã đối với cán bộ phòng Tài chính – Kế hoạch
Diễn giải Tổng số ý kiến trả lời (số phiếu) Ý kiến đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1. Phòng TC-KH huyện đã triển khai, hướng dẫn thực hiện tốt các văn bản pháp luật, các quy định mới của nhà nước kịp thời đúng nội dung văn bản chưa?
21 21 100 0 0 0 0
2. Phòng TC-KH huyện thực hiện tốt việc theo dõi công tác lập dự toán của các xã đã chính xác và phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương hay chưa
21 21 100 0 0 0 0
3. Năng lực thẩm định chứng từ và báo cáo quyết toán của cán bộ Phòng TC-KH huyện đã tốt chưa
Qua bảng 4.13 ta thấy, đối với đánh giá của cấp xã dành cho cán bộ Phòng TC-KH rất tốt, đạt 100% ý kiến chọn đáp án tốt, như vậy có thể thấy chất lượng tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn của Phòng Tài chính- Kế hoạch luôn kịp thời đến Ban Tài chính cấp xã. Cán bộ phòng TC-KH có đủ năng lực để thẩm định, hướng dẫn cơ sở, hiện tại Phòng TC-KH có 7 Thạc sỹ trên tổng số 8 cán bộ của Phòng, các cán bộ đều có đúng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 cán bộ có bằng Đại học.
4.3.3. Đánh giá của cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đối với cán bộ Tài chính cấp xã Tài chính cấp xã
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đối với cán bộ tài chính cấp xã
Diễn giải
Tổng số ý kiến trả
lời (số phiếu)
Ý kiến đanh giá
Tốt Bình thường Chưa tốt
Số
phiếu Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%) 1. Năng lực lập dự toán NSX hằng năm của cán bộ Tài chính cấp xã ra sao 08 06 75 02 25 0 0 2. Năng lực về kiểm soát chứng từ và ghi sổ kế toán, lập báo cáo quyết toán của cán bộ tài chính cấp xã
08 8 100 0 0 0 0
3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý NSX
08 7 87,5 1 12,5 0 0
Bảng 4.14 về đánh giá của cán bộ Phòng TC-KH với cán bộ Tài chính cấp xã như sau: về năng lực lập dự toán hằng năm của cán bộ Tài chính cấp xã được 75% ý kiến nhất trí là tốt, còn 25 % ý kiến là bình thường, lý giải kết quả trên, một số cán bộ Phòng TC-KH giải thích các đơn vị nhìn chung lập dự toán đều bám sát với tình hình thực tế của địa phương, và luôn đúng thời gian để kịp thẩm định, nhưng ngược lại cũng còn một số ít cán bộ Tài chính xã chưa bám sát tình hình thực tế của địa phương để lập dự toán, chậm thời gian để thẩm định nên đôi khi phải cấp bổ sung cho hạng mục chi thường xuyên. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cấp xã được 87,5% ý kiến nhất trí là Tốt, nhưng vẫn còn 12,5% ý kiến cho là bình thường. Ý kiến cho rằng sử dụng tin học văn phòng chỉ ở mức bình thường. Do cán bộ Tài chính ở một số xã trong độ tuổi từ 51-60 tuổi
nên vấn đề cập nhật về công nghệ thông tin còn bị hạn chế, nên sử dụng phần mềm kế toán còn chậm, dẫn đến chậm tiến độ khi lập dự toán, quyết toán.
Đối với Bảng 4.13 và bảng 4.14 sử dụng thang đo 3 cấp độ, vì đây là đánh giá thái độ và năng lực của cán bộ trong quá trình làm việc nên sử dụng cấp độ “tốt”, “bình thường”, “chưa tốt” là phù hợp.
4.4. ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ VÕ. HUYỆN QUẾ VÕ.
4.4.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua tình hình cả nước nói chung, tình hình huyện Quế Võ nói riêng đã chịu tác động lớn của một loạt khó khăn thách thức xảy ra, có những khó khăn không lường trước được và vượt quá tầm dự báo trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm, như dịch bệnh trong nuôi trồng nông thủy sản. Những khó khăn đó đã tác động không nhỏ tới nội dung chi NSX trên địa bàn huyện, mặc dù vậy nhưng tất cả các xã, thị trấn vẫn vượt qua mọi thách thức và đạt được nhiều kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào quản lý hoạt động kinh tế- xã hội tại chính quyền cơ sở, được thể hiện như sau:
* Công tác lập dự toán: các xã, thị trấn cơ bản đã bám sát theo hướng dẫn tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy định. Các đơn vị, đã xây dựng và phân bổ dự toán chi theo đúng yêu cầu của cấp trên. Việc phân bổ ngân sách đã đúng định mức, các khoản chi được thực hiện theo chế độ cụ thể, rõ ràng. Cơ cấu chi NSX tương đối hợp lý, đảm bảo chi thường xuyên cho các hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp kinh tế, công tác xã hội.
+ Chi thường xuyên:
Nhìn chung, các xã quản lý chi thường xuyên của ngân sách cấp mình tương đối tốt. Nhờ đó, bộ máy chính quyền cấp xã luôn được đảm bảo duy trì, dồng thời là tiền đề cho xã quản lý về kinh tế -xã hội, hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Các khoản chi thường xuyên tăng dần, năm nay cao hơn so với năm trước, chứng tỏ các cấp chính quyền luôn quan tâm đến hoạt động của cán bộ và nhân dân trong xã,cơ bản từ vật chất đến tinh thần. Các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa xã hội được thúc đẩy mạnh.
Các xã đã tập trung nguồn lực cho xây dựng các công trình thiết yếu như: điện- đường- trường - trạm, các xã đã đạt 19/19 chỉ tiêu Nông thôn mới, góp phần làm bước đà đưa huyện Quế Võ phát triển kinh tế- xã hội mạnh hơn nữa.
- Công tác chấp hành dự toán chi NSX ở các xã, thị trấn thực hiện cơ bản đúng quy định về thời gian và yêu cầu thực tế của địa phương. Tổng hợp quyết toán phản ánh đầy đủ, chi tiết công khai minh bạch các khoản thu chi NSX.
- Hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bước được chuẩn hóa từ ghi chép sổ sách đến thiết lập biểu mẫu kế toán. Hiện nay, công tác kế toán và quản lý NSX đang từng bước được tin học hóa, 21/21 xã sử dụng tin học, các phần mềm chuyên ngành trong công tác quản lý ngân sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý ngân sách cấp xã được kịp thời và hiệu quả.
- Quá trình thực hiện chi NSX cơ bản theo đúng quy định của Luật NSNN, các khoản thu cân đối đã được bố trí chi thường xuyên, các khoản thu do dân đóng, thu từ tiền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn.
- Đối với công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện theo kế hoạch và kết hợp với các cơ quan liên quan, luôn được chú trọng và quan tâm, hoạt động này đã kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm chế độ chính sách tài chính, đẩy lùi tham ô, lãng phí tài sản của nhà nước.
- Huyện Quế Võ cũng luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác Tài chính của các xã bằng cách thường xuyên mở các lớp tập huấn phổ biến các văn bản mới và nâng cấp phần mềm kế toán mới. Vì vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngày càng được cải thiện hơn so với trước đây.
- Hầu hết các xã đã thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp cho nhân dân nắm rõ những vấn đề liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, từ đó hạn chế được tình trạng quan liêu, cửa quyền của cán bộ xã.
4.4.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý chi NSX ở huyện Quế Võ vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau:
4.4.2.1. Đối với quản lý chi ngân sách xã nói chung
Lập dự toán và phân bổ dự toán:
chưa bám sát tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Dự toán thu, chi ngân sách hằng năm của xã vẫn còn bị áp đặt, vẫn còn bị giao chỉ tiêu, chưa phù hợp với tình hình của xã. Thẩm định dự toán của Phòng TC-KH còn gặp một số hạn chế, do hồ sơ xét duyệt khá nhiều, thời gian ngắn, chỉ dựa theo văn bản, chưa dựa theo tình hình cụ thể của địa phương.
- Định mức phân bổ dự toán ngân sách ở một số xã còn mang tính chất định tính, theo kinh nghiệm, chưa thích ứng với những biến động của thị trường, chưa phù hợp với tình hình thực tế của một số xã, dẫn đến triển khai nhiệm vụ chi trên địa bàn gặp khó khăn
- Các chế độ chi tiêu tiếp khách, chế độ hội nghị, công tác phí còn thấp, chưa đầy đủ và chậm bổ sung, sửa đổi gây lãng phí và khó khăn trong việc quản lý chi NSX.
- Việc thực hiện quy định về công khai tài chính ngân sách về nội dung và thời gian chưa đảm bảo.
- Đội ngũ cán bộ chuyên môn làm về công tác Tài chính- Kế toán còn hạn chế về nghiệp vụ, một bộ phận chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý ngân sách hiện nay.
4.4.2.2. Đối với thực hiện chi
* Chi thường xuyên:
- Chi thường xuyên hầu hết vượt dự toán, các khoản chi còn dàn trải, chưa gắn với đặc điểm địa phương.
- Công tác ghi chép sổ sách chưa thực sự rõ ràng, phân chia không đúng khoản mục, biểu mẫu chưa thống nhất. Có những khoản chi còn lãng phí, chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là chi Văn phòng phẩm, hội nghị, tiếp khách.
- Khâu quyết toán một số đơn vị còn chậm so với thời gian quy định. - Qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát một số xã vẫn còn sai phạm trong quản lý chi NSX như: chi tiêu chưa đúng định mức, chứng từ hóa đơn còn chưa đảm bảo.
* Chi đầu tư phát triển
Công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, quyết toán lớn hơn dự toán lên tới hơn 10 lần, do nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối của ngân sách địa phương, nên việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB vẫn còn hiện tượng
phân tán, dàn trải, mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu, chưa xác định được thứ tự ưu tiên xây dựng các công trình theo mục tiêu phát triển của địa phương dẫn đến tình trạng đầu tư còn dàn trải, tiến độ thực hiện các dự án kéo dài, hiệu quả chưa thực sự cao.
Mặt khác, huyện chưa chủ động phân bổ nguồn lực để thực hiện các dự án theo chương trình, nghị quyết của HĐND. Trong khi có nhiều dự án đang dang dở, chưa bố trí đủ vốn để hoàn thành đưa vào sử dụng, thì đã phải bố trí vốn cho các dự án mới cấp bách hơn, do vậy càng gây áp lực cho việc bố trí kế hoạch vốn