Định hướng mục tiêu tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách

4.5.2. Định hướng mục tiêu tăng cường quản lý chi ngân sách xã ở huyện Quế

Quế Võ trong thời gian tới

Nhiệm vụ của Ngân sách là đảm bảo nhu cầu công tác quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng và là công cụ điều tiết KT-XH của địa phương. Do vậy, chi ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả và hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của nền KT-XH là tăng trưởng kinh tế và xóa đói, giảm nghèo. Để thực hiện vấn đề này cần phải khai thác mọi nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu đúng thu đủ, nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Chi ngân sách đảm bảo trong dự toán, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và định mức hiện hành, chống thất thoát lãng phí, thực hiện tiết kiệm chi hành chính sự nghiệp, dành vốn đầu tư phát triển và xóa đói giảm nghèo. Muốn quản lý tốt các hoạt động, các lĩnh vực trên địa bàn theo những mục tiêu sau:

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của xã, thị trấn. Phân cấp rành mạch cả nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và phương tiện thực hiện trong việc thu- chi ngân sách, sắp xếp và quản lý cán bộ, quản lý đất đai, bảo vệ hệ thống thủy lợi, quản lý các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách và huy động trong dân, quản lý cơ sở hạ tầng về giáo dục, y tế, văn hóa. Cụ thể hóa chính sách tài chính, phù hợp với tình hình thực tế địa phương tạo động lực phát triển sản xuất và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.

- Tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã chủ động về ngân sách, mở rộng các khoản thu, đảm bảo cho các có khả năng cân đối chi thường xuyên. Thực hiện công khai thu, chi trong nhân dân.

- Các nội dung chi phải được theo dõi sát sao và phản ánh kịp thời. Ngay từ khâu lập dự toán, chi NSX cũng cần được phản ánh đầy đủ, tính toán một cách hợp lý dựa vào nguồn thu để xác định mức ưu tiên cho các khoản chi cần thiết

nhất và phải lập đúng mục lục ngân sách. Trong sử dụng các khoản chi phải đảm bảo đúng mục đích, đúng nội dung, chi không vượt quá thu, đảm bảo tính vững chắc, cân đối giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi được giao. Trong thời gian tới, phấn đấu 100% các xã, thị trấn thực hiện tốt quy định thu, chi NSX, đảm bảo thực hiện đúng dự toán và vượt mức dự toán thu ngân sách được HĐND xã phê chuẩn.

- Chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện cấp phát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật chống thất thoát NSNN

- Lập kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý tài chính, NSNN cho cán bộ cấp xã. Phân công công tác phù hợp giữa vị trí việc làm với năng lực chuyên môn của cán bộ. Quan tâm bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về tài chính đối với cán bộ các ban ngành, đoàn thể và trưởng thôn để tham gia giám sát, và quản lý có hiệu quả hơn.

- Tăng cường cán bộ quản lý NSX theo hướng đủ số lượng, phù hợp vị trí việc làm, khối lượng công việc, nâng cao chuyên môn nhất là những người có khả năng nắm bắt sự vận động của tình hình KT-XH trên địa bàn cũng như của tỉnh và cả nước, từ đó đáp ứng tốt cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách xã tại phòng tài chính kế hoạch huyện quế võ tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)