Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1. Thực tiễn phát triển sản xuất vải trên thế giới

Trên thế giới thì hiện tại ở Trung có số lượng giống vải nhiều nhất. Tuy vậy trong số hơn 100 giống vải được trồng ở Trung Quốc chỉ có khoảng 15 giống là có khả năng sản xuất theo hướng hàng hóa, ở mỗi vùng sinh thái có một số giống chủ lực.

Ở Ấn Độ có khoảng 50 giống vải được trồng ở các bang khác nhau. Ở Bang Bihat nơi có diện tích vải lớn nhất của Ấn Độ. Những giống cho năng suất và phẩm chất tốt ở Ấn Độ là West Bengal, Bombai, Elaichi, China, Bedana.

Ở Australia, những vùng trồng vải tập trung nằm theo dải bờ biển từ Cairrus, Atherton Tablelands Ingham, Mackay, Bundaberg đến Coffs Harbour với các giống chính là Fay Zee Siu, Tai So, Bengal,… S .K. Mitra (Bosse T. K., S. Mitra ,1990).

Các nước xuất khẩu vải trên thế giới rất ít, chủ yếu vẫn là Trung Quốc. Hiện nay vải Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng, đặc biệt là các giống vải tốt đều tập trung ở nơi đây. Thị trường tiêu thụ vải lớn trên thế giới phải kể đến đó là Hồng Kông, Singapore, hai thị trường này nhập vải chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

2.2.2. Thực tiễn phát triển sản xuất vải chín sớm ở Việt Nam

2.2.2.1. Tổng quan phát triển sản xuất vải của cả nước

Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải, nhãn, chôm chôm là những cây ăn quả phát triển mạnh nhất. Đến năm 2013, diện tích gieo trồng nhóm vải, chôm chôm của cả nước là 94.600 ha, diện tích cho sản phẩm là 88.000 ha và sản lượng 641.100 tấn. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam. Các vùng sản xuất vải quả hàng hóa được biết nhiều đến như vải Thanh Hà – Hải Dương, Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên – Bắc

Giang, Đông Triều, Yên Hưng và Hoành Bồ - Quảng Ninh. Diện tích thu hoạch và sản lượng trên cả nước đều tăng trên các năm. Điều này cho thấy xu hướng sản xuất hàng hóa vải quả ngày càng phát triển.

Bảng 2.3. Diện tích, sản lượng vải qua các năm trên cả nước

Năm Tổng diện tích ( Nghìn ha) DT thu hoạch ( Nghìn ha) Sản lượng ( Nghìn tấn) 2005 115,9 89.3 398,8 2010 101,7 97.2 522,3 2011 100,9 95.5 725,4 2012 97,1 90,2 648,5 2013 94,6 88,0 648,1

Nguồn: Niên giám thống kê (2013)

Ở miền Bắc Việt Nam, hầu hết vải sớm chín vào tháng 5 đến tháng 6. Có một vài loại vải sớm chín vào cuối tháng 4, nhiều nơi đã chọn lọc kỹ một số giống này để kéo dài vụ thu hoạch.

Về vấn đề tiêu thụ vải của Việt Nam có khoảng 70 – 75 % sản lượng vải thiều được tiêu thụ nội địa, phần còn lại xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, các nước Đông Nam Á và một vài nước Châu Âu như Pháp, Nga. Quả vải cũng được chế biến thành nước sirô hoặc quả vải khô. Nước vải được xuất khẩu sang Trung Quốc và tiêu thụ nội địa.

Đối với vải chín sớm nói riêng chủ yếu được phân bổ ở đồng bằng sông Hồng và một số địa phương phụ cận, tập trung nhiều theo bãi bồi của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Đuống…

Bảng 2.4. Phân bố giống vải chín sớm ở miền Bắc Việt Nam

STT Địa phương Tên giống

1 Hòa Bình Lai Lương Sơn, Lai Liên Sơn

2 Hà Tây Bánh trôi, Đường phèn, Dừa, Lục, Vàng Anh, Cánh trả, Long vàng, Hoàng bào, lai Đồng Quang, Ớt, Bầu đất.. 3 Hà Nam Do Lễ, Bộp, Chín trắng, Nghệ

4 Phú Thọ Hùng Long,

5 Bắc Giang Phúc Hòa, U hồng, U trứng

6 Quảng Ninh Yên Hưng, Bình Khê, Phương Nam 7 Hưng Yên Yên Phú

8 Hải Dương Lai Thanh Hà, U Trứng

Việt Nam nói chung và phía Bắc nói riêng có tiềm năng cao về sự phát triển cây vải. Thực tế cho thấy sản xuất vải đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân.

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất vải chín sớm ở một số địa phương

a. Giống vải chín sớm Phương Nam – TP Uông Bí

So với giống vải ở nhiều nơi khác, vải chín sớm Phương Nam (TP Uông Bí) có ưu thế hơn hẳn. Quả to, vỏ mỏng, gai thưa và ngắn, nhiều nước, vị ngọt hơi chua, mùi thơm, thường chín sớm hơn vải tu hú (mùa quả gắn với sự trở về của loài chim tu hú di cư) từ 7-10 ngày và vải thiều Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) từ 30-40 ngày.Giống vải chín sớm Phương Nam được trồng ở đây từ năm 1966. Loại cây này chỉ đạt chất lượng cao nhất khi được trồng tại các thôn Phong Thái, Cẩm Hồng, Đá Bạc, Hồng Hà, Hồng Hải, Bạch Đằng và Hiệp Thạch. Đây là vùng bãi triều dọc 2 bên bờ sông Đá Bạc, đất phèn chua, tầng đất canh tác từ 50- 60cm. Nhiều người đã từng di thực giống cây này đến trồng tại các xã, phường khác thì đặc điểm chín sớm của giống vải này chỉ duy trì được 1-2 năm đầu và chất lượng quả bị suy giảm; quả nhiều gai, gai nhọn, chua và chín muộn hơn. Hiện cả phường trồng khoảng 280 ha loại vải này, trong đó, 245 ha đang cho quả. Tuy nhiên, chất lượng quả cũng không đồng đều do sự khác nhau về phương thức canh tác; nhiều người chưa có ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm cây trồng. Thêm nữa, hầu hết sản phẩm vải chín sớm Phương Nam được bán tại vườn cho các thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh... Do hoạt động thương mại này diễn ra tự phát, không có tổ chức, nên người trồng thường bị ép giá, giá bán chênh lệch từ 23.000- 30.000 đồng/kg.Việc xây dựng nhãn hiệu tập thể vải chín sớm phường Phương Nam được sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo địa phương và người trồng vải Phương Nam. Kết quả, dự án đã quy hoạch được vùng sản xuất vải chín sớm đảm bảo chất lượng tập thể với diện tích 350 ha trên địa bàn phường Phương Nam, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ dưới chủ sở hữu là Hội Nông dân phường Phương Nam; xây dựng được các công cụ quản lý phù hợp để quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể (Trang Thu, 2015).

b.Giống vải chín sớm Bình Khê – Đông Triều

Xã Bình Khê có 2.800 hộ thì gần như 100% số hộ tham gia trồng vải. Hộ ít thì 500 – 700 m2, hộ nhiều thì đến cả ha. Đi một vòng quanh xã Bình Khê, đâu

đâu cũng thấy vườn vải. Vải nối đuôi nhau từ đất vườn leo cao lên tận đỉnh vùng đồi gò. Cây vải sớm bám rễ trên đất Bình Khê đến nay đã được hơn chục năm.Đặc biệt, vùng đất này lại rất thích hợp để cho cây phát triển. Về hình thái bên ngoài, tán cây có hình bán cầu dẹt, lá màu xanh sậm. Khi nở, hoa kết thành từng chùm to, phân nhánh thưa và dài, cuống hoa có màu nâu đen.Khi chín, quả giống như quả trứng, màu đỏ sẫm, vỏ mỏng, gai thưa, ngắn. Vải sớm Bình Khê không ngọt sắc như vải thiều mà có vị ngọt thanh, dễ ăn. Năng suất trung bình gần 1 tạ/ha tương đương 12 – 15 tấn/ha. Do là giống chín sớm nên ngay từ đầu tháng 5, một số diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch.Cả xã Bình Khê nay chỉ còn 17 hộ nghèo, chiếm 0,62%; số hộ cận nghèo là 47 hộ, chiếm trên 1% trên tổng số 2.800 hộ toàn xã. Theo tính toán mới nhất của UBND xã Bình Khê thì đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 26,5 triệu đ/người/năm. Con số này, nếu so với một xã trung du miền núi ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)