Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ vả

4.4.1. Định hướng phát triển

a. Định hướng chung

Phát huy tối đa lợi thế so sánh của tỉnh để hình thành các vùng chuyên canh cây có múi tập trung, phát triển mạnh các dịch vụ nhằm tạo khối lượng nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội huyện, chỗ đô thị mới, khu công nghiệp và thị trường Hà Nội.

Từng bước mở rộng diện tích cây ăn quả, chú trọng vào cây vải thay thế những cây trồng có giá trị, hiệu quả kinh tế thấp.

Phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt quan tâm đến nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ kỹ thuật để có thể phát triền đồng bộ , lâu bền; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và phát triển môi trường sinh thái.

b. Định hướng cụ thể.

Phát triển sản xuất phải chín sớm Phúc Hòa theo hướng lợi thế của từng vùng, tập trung đẩy mạnh đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng diện tích trồng các loại giống mới có năng suất cao. Phát triển vùng vải thiều hàng hóa với quy mô diện tích 1 vạn ha.

Tăng diện tích đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho cây vải phát triển bền vững.

Nhằm tạo động lực cho phát triển sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa và các sản phẩm nông sản khác Bắc Giang chủ trương tiếp tục huy động hiệu quả sức dân kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển giao thông nông thôn và xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương. Tăng cường xây dựng trong các trạm hạ thế, mở rộng mạng lưới điện, tăng số hộ dùng điện. Phấn đấu đến năm 2017, cơ bản hoàn thành các công trình thủy lợi, kiện cố hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, đảm bảo các thôn bản đều có đường giao thông.

Nhu cầu tiêu thụ quả tươi của người dân trong tỉnh và các khu vực lân cận đặc biệt tăng mạnh. Về mặt chế biến xuất khẩu: theo kế hoạch của Tổng công ty Rau quả thì tới năm 2017 nhu cầu quả tươi để chế biến xuất khẩu khoảng 1800 nghìn tấn ( chỉ tính riêng khu vực miền bắc).

Tổng kết các mô hình phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vừa qua cho thấy thu nhập bình quân của vải thiều gấp 5 – 10 lần so với trồng lúa, ngô.

Với điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lý, đất đai, khí hậu) thuận lợi, triển vọng về thị trường. Thực tiễn phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh những năm qua cho thấy: Tân Yên có điều kiện rất tốt để phát triển cây ăn quả nói chung và cây vải chín sớm nói riêng.

Để phát triển sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa trong thời gian tới, định hướng chung sẽ là ổn định diện tích vải hiện có, tập trung cải tạo, điều chỉnh cơ cấu giống, thâm canh nâng cao chất lượng để tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu quả sản xuất vải thiều; đồng thời, tăng cường công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, đảm bảo phát triển vải thiều theo hướng bền vững. Mục tiêu là đến năm đến năm 2020, huyện Tân Yên góp phần vào tăng diện tích vải được quy hoạch, sản xuất theo quy trình VietGAP đạt khoảng 50%-60% tổng diện tích vải thiều trên cả toàn tỉnh và có trên 40% diện tích, sản lượng vải thiều được sản xuất, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong thời gian tới, tập trung mở rộng và hướng thị trường tiêu thụ ra ngoài nước và quan tâm nhiều tới thị trường châu Âu. Tránh tình trạng xuất khẩu chỉ qua Trung Quốc, như vậy người dân sẽ rất dễ bị ép giá.

c.Đánh giá tiềm năng xu thế phát triển sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa

Trong xu thế hội nhập hiện nay, người nông dân không thể đơn phương độc mã làm ăn theo quy mô hộ gia đình mà phải có sự liên kết, trên cơ sở đó tạo sức mạnh tổng hợp để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông sản.

Trên thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản của ta tỏ ra lép vế trước những sản phẩm nhập ngoại cùng loại. Gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), thách thức lớn nhất của khu vực nông nghiệp – nông thôn vẫn là trình độ sản xuất của đa số nông dân còn lạc hậu, canh tác theo lối tiểu nông, nhỏ lẻ. Được trời phú cho nhiều loại đặc sản có giá trị, chất lượng không thua kém nước bạn nhưng xét về mẫu mã, hình thức và số lượng đủ lớn thì chưa theo kịp. Chung quy vẫn là do trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, người dân chưa được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật.

Để đảm bảo tính bền vững, việc trồng vải chín sớm cũng phải chuyển từ sản xuất theo quy mô rộng, chạy theo diện và sản lượng sang phát triển theo chiều sâu, lấy giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm làm mục tiêu. Điều này sẽ thành hiện thực nếu tiến bộ kỹ thuật ngày càng được áp dụng sâu rộng vào sản xuất.Trong giai đoạn mới, người dân cần nâng cao thu nhập cho nông dân, nâng cao tính năng động, tự chủ; xây dựng mô hình kinh tế theo hướng sản xuất, phát triển các loại nông sản là thế mạnh của từng vùng để theo kịp tốc độ phát triển. Do đó, các cấp chính quyền cần thể hiện vai trò chủ động, đề xuất với chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành thực hiện chức năng vận động, hướng dẫn, giúp đỡ người dân tận dụng tiềm năng đất đai.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy phát triển sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa thu được những thành công đáng khích lệ như:

- Diện tích trồng vải chín sớm trong tỉnh đã tăng lên đáng kể từ 980 ha tới 1023 ha mức tăng lên tới 10,04%;

- Năng suất vải chín sớm Phúc Hòa tăng từ 47 tạ/ha năm 2013 lên 52,5 tạ/ha; - Sản lượng tăng từ 5.500 tấn năm 2013 lên 6.500 tấn;

- Thị trường tiêu thụ cũng được mở rộng không chỉ trong tỉnh còn tiêu thụ các địa phương khác trên cả nước. Với tỷ lệ sản lượng tiêu thụ trong tỉnh có xu hướng giảm từ 59,38 năm 2013 xuống còn 40,32 năm 2015, ngược lại với nó là

tỷ lệ sản lượng tiêu thụ ngoài tỉnh có chiều hướng tăng lên từ 40,62% lên 59,68% năm 2015.

Xu thế hội nhập của nền kinh tế thị trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm về chất lượng. Từ đây đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tạo ra vùng sản xuất vải thiều chín sớm có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài nước.

Thời gian tới cần đẩy mạnh diện tích sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa lên 100 ha giai đoạn 2015 – 2018, vùng sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa an toàn cần quy hoạch ở các xã Phúc Hòa, Liên Sơn, Tân Trung; xây dựng 2 HTX sản xuất vải thiều an toàn; các hộ tham gia sản xuất vải thiều trên địa bàn huyện cần đạt trên 90% theo quy trình VietGAP.

Trên đà phát triển và tiềm năng lợi thế của sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa huyện Tân Yên cần đưa ra các giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của sản phẩm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 80 - 83)