Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Thực trạng phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa tại các hộ sản xuất

4.2.6. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa

4.2.6.1. Đặc điểm tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa

- Vải chín sớm đưa vào tiêu thụ phải đảm bảo các yếu tố tươi, ngon, hình thức mẫu mã đẹp, an toàn thực phẩm...

- Vải thiều có tính mùa vụ cao, ra quả tập trung và trong một thời gian ngắn, điều này đòi hỏi công tác bảo quản và tiêu thụ một cách hợp lý.

- Sản phẩm vải chín sớm sau khi thu hoạch có 85 - 90% sản lượng trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Do đó, sự thay đổi về sản xuất cũng kéo theo sự thay đổi của công tác thu mua, vận chuyển và lưu thông phân phối.

- Vải thiều chứa hàm lượng nước tương đối lớn nên dễ bị dập nát, dễ bị héo, tỉ lệ hao hụt về khối lượng và chất lượng cao, kho vận chuyển và bảo quản.

- Sau khi thu hoạch, phần lớn vải chín sớm Phúc Hòa được tiêu thụ dưới dạng quả tươi; đặc biệt vải chín sớm do sản xuất theo quy trình VietGAP nên vấn đề an toàn thực phẩm được đề cao. Hiện nay vải chín sớm Phúc Hòa không là sản phẩm chế biến để tiêu thụ.

4.2.6.2. Tình hình tiêu thụ vải thiều trên địa bàn huyện Tân Yên

* Đối với vải thiều chính vụ

Tiêu thụ vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số liệu thống kê của huyện Tân Yên thì hàng năm có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang.... Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Theo một số nhà quản lý, người kinh doanh sản phẩm vải quả ở huyện Tân Yên cho biết: Khoảng 55% sản lượng vải tươi được tiêu thụ ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, 15% được tiêu thụ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An….còn lại 30% được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Lào.... Tuy nhiên các thị trường trên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường rất khắt khe nên việc xuất khẩu vải quả vào thị trường này trong những năm qua còn rất ít. Hiện nay các cơ quan quản

lý đang chú trọng tìm hướng xuất khẩu sang các nước châu Âu nhằm nâng cao giá trị sản xuất của quả vải và mang lại hiệu quả cao hơn cho người dân trồng vải.

Như vậy, tiêu thụ sản phẩm vải thiều huyện Tân Yên đã từng bước hình thành lên những thị trường tiêu thụ riêng. Điều này phần nào giúp người sản xuất yên tâm hơn trong quá trình đầu tư thâm canh cho cây vải. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, thời gian thu hoạch ngắn, công nghệ cho bảo quản, chế biến còn lạc hậu là những trở ngại không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm vải quả ở huyện.

* Đối với vải chín sớm Phúc Hòa

Đối với vải chín sớm Phúc Hòa thì sản phẩm vải chỉ tiêu thụ dưới dạng quả tươi nên hầu hết sau khi thu hoạch xong thì các hộ đều phải mang đi tiêu thụ ngay. Tuy nhiên, sản phẩm không chế biến cũng là một khó khăn và thách thức trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì sản phẩm trao đổi không được bán dưới các hình thức đa dạng và hơn nữa là làm giảm mối liên kết giữa các hộ nông dân và doanh nghiệp. Thực tế thì các doanh nghiệp hay công ty chế biến lương thực thực phẩm không thu mua dưới dạng trung gian sau đó bán lại lấy lãi % mà thường thu mua dưới hình thức nguyên liệu để chế biến.

Phỏng vấn các hộ nông dân cho thấy, sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp ( chiếm khoảng 60%) các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ trên thị trường… Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được vải thiều kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

Cũng có nhiều hộ bán vải chín sớm thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp mà chịu giá thành cao hơn hẳn 27.000 đồng/kg. Còn các đợt bán sau vải thiều bán theo giá thỏa thuận giữa hộ và thương lái thị trường. Kênh tiêu thụ chính của các hộ là mua bán tự do thông qua mạng lưới tư thương nhỏ, không hề có hợp đồng mua bán ( hầu hết đôi bên hợp đồng miệng). Qua điều tra có 28,60% với giá 18.000 đồng/kg hộ sản xuất cho người bán buôn và chỉ có 2,47% là bán thẳng cho người tiêu dùng tại vườn với giá 24.000 đồng/kg.

4.2.6.3. Tình hình tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa trên địa bàn huyện

Trong những năm qua sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa sản xuất ra chủ yếu do các hộ tự tiêu thụ. Qua điều tra chúng tôi thấy các hộ hiện nay tiêu thụ sản phẩm của mình dưới hai hình thức là tiêu thụ gián tiếp (thông qua người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ ở các chợ) và tiêu thụ trực tiếp (bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng). Sản phẩm bán lẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, phần còn lại chủ yếu được bán cho các đối tượng trung gian ngay tại vườn và một phần nhỏ nữa được bán buôn cho những người bán buôn ở các chợ đầu mối hoa quả như chợ Thương, Chợ Mía..

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015)

Ưu điểm: giá cả tương đối ổn định (nhất là đối với trường hợp bán theo hợp đồng ký kết từ trước), không phải vất vả thu hái, phí vận chuyển và hao hụt sản phẩm. Sản phẩm quả được bán nhanh gọn.

Nhược điểm: thường không bán được giá cao nên doanh thu và lợi nhuận thu được không bằng hình thức bán lẻ.

Bán lẻ cho những người ở các chợ đầu mối chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với bán buôn. Thông thường cách bán sản phẩm này sản phẩm được phân làm nhiều loại để bán. Người sản xuất vải Người thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ 60,25% 10.000 10 % 24.000đ/kg 28,60 % 18.000đ/kg 20.000đ/kg 8,68% 21.000đ/kg 2,47% 21.000 27.000đ/kg 25.000đ/kg 23.000đ/kg 90 %

Ưu điểm: giá bán tương đối cao, bán được với nhiều loại giá cho nhiều loại đối tượng.

Nhược điểm: phải trực tiếp thu hái và phân loại sản phẩm ngay từ vườn, đóng hộp và chịu chi phí vận chuyển và thời gian bán hàng.

Tiêu thụ trực tiếp chiếm tỷ lệ 6,67%, thường được áp dụng với người nhà và người quen biết để tiêu dùng trực tiếp.

Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa trên địa bàn huyện (1) Người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người thu gom, người thu gom bán lại sản phẩm cho người bán buôn (có khi ngay tại vườn sau khi quả được thu hái một số người bán buôn có thể lấy ngay thông qua người thu gom), người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng.

(2) Người sản xuất bán sản phẩm trực tiếp cho người bán buôn, người bán buôn bán lại sản phẩm cho người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng.

(3) Người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng. * Hệ thống tiêu thụ sản phẩm:

Qua sơ đồ chúng ta có thể thấy người sản xuất sử dụng nhiều kênh thị trường để bán sản phẩm của mình, trên mỗi kênh có các tác nhân khác nhau và hoạt động thống nhất, chặt chẽ với nhau cùng nhằm mục đích đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng hóa và tiền tệ trong từ kênh tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạt động của người bán lẻ:

Người bán lẻ thường là những người dân địa phương, nhóm người này có đặc tính là buôn bán nhỏ lẻ nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hoạt động của họ là mua trực tiếp sản phẩm ở các vườn trại và thanh toán ngay hay sau khi tiêu thụ sản phẩm. Địa bàn hoạt động của nhóm người này chủ yếu tại các chợ địa phương.

Qua khảo sát và nghiên cứu chúng tôi thấy người bán lẻ có đặc điểm là họ mua tận gốc, bán tận ngọn. Do vậy lợi nhuận họ mang về là cao nhất, vì họ không phải qua tay một ai nữa, hiển nhiên là họ đã làm cho hàng hóa lưu thông một cách nhanh chóng. Mặt khác, họ bán lấy tiền ngay, chính vì thế làm cho tốc độ chu chuyển vốn nhanh. Thêm vào đó sản phẩm dễ dàng tiêu thụ vì họ phục vụ cho đối tượng khách hàng từ sang trọng đến những người bình dân.

Tuy nhiên, người bán lẻ cũng có một số nhược điểm nhất định như quy mô nhỏ hẹp, vốn không nhiều do đó khó có thể mở rộng quy mô để chuyển thành những điểm thu gom lớn.

- Hoạt động thu gom:

Cũng tương tự như những hộ bán lẻ, những điểm thu gom này chủ yếu là người dân địa phương. Các điểm thu gom này có đặc tính là thu mua sản phẩm mà không phải đi đâu cả. Đối với đối tượng này, hàng ngày vào vụ thu hoạch những người sản xuất ở địa phương sẽ đưa sản phẩm đến để bán, người thu gom cho các người bán buôn, tư thương... đem ra thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận...Như vậy, các điểm thu gom là những đầu mối quan trọng tiêu thụ sản phẩm của các vườn trại. Vấn đề giá cả mua vào của các điểm thu gom do các người bán buôn, các tư thương quy định bởi đây là đầu ra của các điểm thu gom. Vốn của các điểm thu gom thường không nhiều vì họ được các chủ buôn, tư thương trả tiền trước khi đến nhận hàng tại các điểm thu gom. Qua phân tích trên có thể thấy ưu điểm của các điểm thu gom như họ có đầu vào ổn định và thường xuyên. Đây cũng chính là một hướng phù hợp với điều kiện kinh tế của địa bàn đang trên con đường phát triển. Điều đó góp phần tạo hướng tiêu thụ sản phẩm có triển vọng và bền vững của vùng, cho dù giá cả hiện nay chưa thật ổn định.

Bên cạnh những ưu điểm, thu gom trên địa bàn cũng bộc lộ những điểm yếu như vẫn chưa chủ động về vấn đề giá mua vào, bán ra, họ bị phụ thuộc vào những người bán buôn, tư thương và cho đến nay hầu như chưa có một điểm thu gom nào có hợp đồng chính thức với những người bán buôn, tư thương.

- Hoạt động của người bán buôn:

Người bán buôn hoạt động trên thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm những người dân địa phương và của các tỉnh khác. Những người này họ có vốn lớn, có hợp đồng chính thức và có một số nơi tiêu thụ. Họ thường đặt tiền tại các điểm thu gom sản phẩm, họ thường có phương tiện vận chuyển sản phẩm từ các điểm thu gom đi các nơi tiêu thụ. Người bán buôn có thế mạnh là họ kiểm soát được toàn bộ vấn đề giá cả trên thị trường và như vậy thì vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm bị các nhà buôn khống chế về giá cả lẫn khối lượng sản phẩm tiêu thụ, đầu ra của người bán buôn rất rộng, ngoài hợp đồng cho các cơ sở chế biến

họ còn bán cho một số nhà buôn tại các tỉnh lân cận... Như vậy có thể thấy ưu điểm của việc tiêu thụ sản phẩm qua người bán buôn là có sự ổn định, lâu dài, số lượng lớn; tuy nhiên hạn chế của nó lại là vấn đề giá cả thấp.

* Tùy theo nghiệp vụ, đối tượng mua hàng, kênh tiêu thụ khác nhau mà người bán và người mua có các phương pháp thanh toán khác nhau. Trong thời gian qua họ đã áp dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Bán hàng thu tiền ngay: Là hình thức bán thuận tiện nhanh gọn nhất, ít gây khó khăn cho việc điều hành và quản lý vốn của người sản xuất. Tuy nhiên tỷ lệ ngày chiếm khá thấp trong tổng doanh số bán hàng trong năm. Phương thức này được thực hiện chủ yếu qua kênh tiêu thụ trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cho người bán lẻ và một tỉ lệ nhỏ cho người bán buôn. Phương thức này đem lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và nó cũng rất cần thiết bởi kênh này người sản xuất có thể thu nhận được thông tin phản hồi trực tiếp của người tiêu dùng về tâm tư nguyện vọng đối với sản phẩm.

- Bán hàng trả chậm: Là hình thức người sản xuất ứng sản phẩm của mình cho những người bán buôn, sau khi những người bán buôn bán hết sản phẩm sau vài tuần mới thanh toán tiền cho người sản xuất. Phương thức này chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số tiêu thụ hàng. Hình thức này sẽ rất thuận lợi cho người bán buôn, nhất là trong lúc thiếu vốn mà vẫn có thể mua được sản phẩm mang đi bán và thu lợi nhuận từ khoản chênh lệch, nhưng lại bất lợi cho người sản xuất vè nợ đọng, nguồn thu tiền chậm dẫn đến phải trả lãi ngân hàng và gặp khó khăn trong việc sản xuất.

* Những thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm:

- Thuận lợi:

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm vải chín sớm người sản xuất có khá nhiều điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa của mình tới tay người tiêu dùng.

Huyện Tân Yên là một huyện có vị trí không xa trung tâm tỉnh Bắc Giang và gần Thái Nguyên mở rộng nên có điều kiện lưu thông hàng hóa của các vườn trại đến mọi nơi là rất thuận tiện. Với điều kiện như vậy các vườn trại dễ dàng giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng và dễ thu hút được sự chú ý của khách hàng.

- Khó khăn:

Phần lớn các chủ vườn trại xuất thân từ nông thôn, quen với sản xuất nhỏ, trình độ văn hóa, trình độ tổ chức quản lý thấp. Các chủ vườn trại thường ít được tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường, còn bị động và phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường, chưa nắm rõ quy luật cung cầu của sản phẩm hàng hóa để điều tiết cho phù hợp với thị trường. Phát triển thụ động, không có chiến lược định hướng lâu dài, khi giá sản phẩm hàng hóa nào cao, đem lại nhiều lợi nhuận thì đổ xô vào sản xuất, do đó gặp nhiều rủi ro trong tiêu thụ.

Sản phẩm của vườn trại chưa có thương hiệu, chất lượng không đồng đều, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo... việc liên kết bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng giữa người sản xuất với doanh nghiệp, công ty chế biến rau quả gần như không có. Do vậy khi có hợp đồng tiêu thụ lớn các vườn trại không thể đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng.

- Thành tựu trong việc tiêu thụ sản phẩm:

Trong những năm qua các vườn trại sản xuất vải chín sớm trên địa bàn huyện đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm với số lượng và chất lượng ổn định, giá cả hợp lý tuy thị trường nông sản có nhiều biến động lớn.

Đã có những tiến hành so sánh sản phẩm vải chín sớm của huyện so với sản phẩm cùng loại ở Hải Dương, để tìm ra lợi thế và hạn chế của của sản phẩm. Từ đó không ngừng hoàn thiện sản phẩm hiện có và đưa ra thị trường sản phẩm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Sản phẩm của các vườn trại không những được củng cố đi sâu vào đời sống của người tiêu dùng mà còn không ngừng được mở rộng ra các thị trường mới.

- Những tồn tại trong việc tiêu thụ sản phẩm:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác tiêu thụ sản phẩm vẫn tồn tại một số nhược điểm cần sớm được khắc phục, đó là.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)