Thực trạng áp dụng VietGAP trong sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 51)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Tổng quan phát triển vải chín sớm toàn huyện Tân Yên

4.1.3. Thực trạng áp dụng VietGAP trong sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa tạ

tại huyện Tân Yên

4.1.3.1. Lịch sử quá trình phát triển vải thiều VietGAP tại huyện Tân Yên

a. Giới thiệu Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng Nông sản thực

phẩm (FAPQDC)

Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng Nông sản thực phẩm (FAPQDC) được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Cục Quản

lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ bên cạnh sự hỗ trợ của các chuyên gia Canada với thời hạn 10 năm (2006-2015).

Mục tiêu cao nhất của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) là nhằm cải thiện chất lượng, an toàn và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản thực phẩm tại Việt Nam. Để đạt được điều đó thì phương pháp tiếp cận tổng thể là hỗ trợ việc thực hiện các Thực hành sản xuất tốt (GPPs) trong suốt chuỗi giá trị ngành hàng “từ trang tại tới bàn ăn” và áp dụng các phương thức mới trong việc tiếp cận thị trường.

Dự án FAPQDC là chương trình hỗ trợ sản phẩm an toàn cho rất nhiều loại rau quả ở Việt Nam như: các chủng loại rau, bưởi da xanh, thanh long, xoài.. và vải chín sớm Phúc Hòa cũng là một trong số các sản phẩm được dự án quan tâm hỗ trợ phát triển.

Bảng 4.6. Mức vốn đầu tư hỗ trợ của Dự án FAPQDC cho sản xuất vải thiều VietGAP tại huyện Tân Yên giai đoạn 2013 -2015

ĐVT: Triệu đồng Năm Diễn giải 2013 2014 2015 Tổng vốn 420 550 700 1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 126 205 210

2. Đào tạo tập huấn 210 275 350

3. Cải tạo cơ cấu giống vải 84 70 56 4. Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận, quảng bá 0 0 84 Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang (2015)

Qua bảng trên, cho thấy Dự án đã dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển sản xuất vải vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGAP tại huyện. Giai đoạn 2013 -2015 số vốn xã được hỗ trợ tăng từ 420 lên đến 700 triệu đồng với các hạng mục chính là: nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo tập huấn, cải tạo giống vải từ vải muộn thành vải sớm, riêng năm 2014 hỗ trợ cấp giấy chứng nhận, quảng bá cho sản phẩm vải thiều VietGAP. Trong hạng mục nâng cấp cơ sở hạ tầng thì chủ yếu Dự án tập trung hỗ trợ xây dựng các công trình như: làm hầm bioga, bể xử lý chất

thải, bao bì chứa thuốc BVTV… Có thể thấy, công tác đào tạo tập huấn cho hộ nông dân là quan trọng nhất chiếm 50% tổng số vốn được hỗ trợ, do đây là chương trình mới được áp dụng nên việc thay đổi nhận thức của hộ dân là vô cùng cấp thiết, đây cũng là yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm vải thiều sau này. Còn lại việc nâng cấp cơ sở hạ tầng chiếm 30%, cải tạo cơ cấu giống và hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại chiếm 20% tổng số vốn đầu tư được hỗ trợ.

b. Mô hình sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện

Vải chín sớm Phúc Hòa là một trong những loại rau quả thí điểm áp dụng thực hành sản xuất tốt theo quy trình VietGAP của dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC) do tổ chức CIDA tài trợ. Về phía tỉnh Bắc Giang giao cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản chịu trách nhiệm kỹ thuật và kiểm tra đánh giá chất lượng áp dụng quy trình của các hội viên.

Đã có hơn 100 hộ xã viên với 30,2 ha và sản lượng hàng năm đạt 401,2 tấn thuộc nhóm sản xuất Thôn Lân Thịnh I, Lân Thịnh II, Lân Thịnh III, Lân Thịnh IV, Lân Thịnh V xã Phúc Hòa huyện Tân Yên tham gia quy trình VietGAP. Cơ bản các hộ đều là những người cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất cây vải thiều nên khi được tập huấn thêm kiến thức khoa học về “thực hành nông nghiệp tốt”, các hội viên đã áp dụng hiệu quả vào chăm sóc vải thiều của gia đình mình.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGap

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015)

“Để sản xuất sản phẩm vải chín sớm với chất lượng quả vả tốt, chúng tôi đã thực hiện có hồ sơ sổ sách ghi chép và quá trình sản xuất thực tế vải thiều của hội viên về 12 tiêu chí của VietGAP. Quá trình sản xuất từng công đoạn cho cây vải được ghi chép và lưu giữ cẩn thận trên sổ sách và được kiểm tra giám sát chặt chẽ, bảo đảm sản phẩm vải thiều cung cấp ra thị trường đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Văn Liên, hộ sản xuất và tiêu thụ vải thiều sạch thôn Lân Thịnh I – xã Phúc Hòa – Huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc Giang

4.1.3.2. Thực trạng áp dụng điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại các hộ

Huyện Tân Yên nói chung và xã Phúc Hòa cũng rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu vải thiều sạch của địa phương mình là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển vải chín sớm Phúc Hòa. Nhiều hộ gia đình đã tham gia sản xuất vải thiều sạch theo quy trình VietGAP. Qua đó đã giúp người dân xã Phúc Hòa nói riêng, người trồng vải chín sớm ở một số xã lân cận nói chung tăng thu nhập đáng kể cho gia đình. Bảng 4.7 thể hiện việc các hộ sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa thực hiện các tiêu chí trong quy trình sản xuất VietGAP trên địa bàn huyện năm 2015.

Bảng 4.7. So sánh các tiêu chí về điều kiện sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa ở địa bàn với quy trình VietGAP

Diễn giải Theo tiêu chuẩn

VietGAP

Thực tế ở địa bàn

1. Vùng sản xuất

- Vùng sản xuất không có nguy cơ ô nhiễm

- Khu đất trồng vải đảm bảo khoảng cách an toàn không có khu công nghiệp hay trang trại thải chất thải trực tiếp ra nguồn nước.

2. Giống -Có nguồn gốc rõ ràng -Xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng

-Giống vải chủ yếu là giống vải chín sớm Phúc Hòa, mua ở Đại lý vật tư nông nghiệp Huyện.

-Không xử lý mầm bệnh 3. Đất - Đánh giá chất lượng

hàng năm.

- Không chăn thả vật nuôi.

- Không đánh giá trừ khi có các chương trình, dự án cần thiết.

-Không chăn thả vật nuôi 4. Nước - Hàng năm đánh giá theo

tiêu chuẩn quy định.

- Sử dụng chủ yếu để tưới tiêu là nước giếng khoan.

5. Phân bón -Có nguồn gốc rõ ràng -Có trong danh mục cho phép

- Tuyệt đối không dùng phân tươi, có bể ủ phân - Sử dụng đúng theo hướng dẫn ghi trên bao bì

-Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ phân

- 100% mua qua đại lý cừa hàng. - 100% SD phân bón có trong danh mục

- 100% SD phân hữu cơ ủ hoai mục, phân vi sinh, tro bếp, phân cò Việt Nhật, không có bể ủ phân

Diễn giải Theo tiêu chuẩn VietGAP Thực tế ở địa bàn 6. Hóa chất, thuốc BVTV -Có nguồn gốc rõ ràng. - Thuốc có trong danh mục cho phép.

-Sử dụng đúng hướng dẫn ghi trên bao bì.

-Thường xuyên kiểm tra dư lượng hóa chất.

- 100% mua qua đại lý

-SD thuốc có trong danh mục.

-Sử dụng kết hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kinh

- Thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật trên ngày càng chiếm tỷ lệ cao. 7. Thu hoạch và

xử lý sau thu hoạch

- SP không để trực tiếp đất, hạn chế để qua đêm.

- Sơ chế trước khi tiêu thụ - Có khu rửa, vệ sinh, sơ chế riêng

-Vệ sinh thiết bị dụng cụ.

- Phần lớn vải thiều được thu hoạch xong để trên bạt.

-Khu sơ chế là HTX.

-Sản phẩm chưa được đóng gói tiêu thụ ngay.

-Phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy.

8. Quản lý và xử lý chất thải

- Xử lý chất thải ở mọi công đoạn.

- Có thu gom chất thải vào nơi quy định.

9. Người lao động

- NLĐ phải được tập huấn sản xuất

- Phải được trang bị bảo hộ - NLĐ trong độ tuổi lao động và có hồ sơ cá nhân

-Có tập huấn

- Có trang bị bảo hộ: ủng cao su, khẩu trang, găng tay nhựa..

- Tận dụng lao động gia đình, không phân biệt độ tuổi.

10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên

nguồn gốc

- Ghi chép và lưu giữ đây đủ tất cả nhật ký trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Có ghi nhật ký và lưu trữ trong quá trình sản xuất.

11. Kiểm tra, giám sát nội bộ

- 1 năm 1 lần kiểm tra giám sát nội bộ việc thực hiện sản xuất theo quy trình

-Có biên bản, báo cáo tổng kết việc kiểm tra đánh giá

- Các tổ chia ra kiểm tra chéo nhau trong quá trình sản xuất và ghi chép của hội viên.

- Có biên bản báo cáo của HTX cho Chi cục QLCL

12. Khiếu nại - Có sẵn mẫu đơn khiếu nại -Có trách nhiệm giải quyết khi có yêu cầu

- Có mẫu do chi cục QLCLNLTS soạn thảo.

- Hiện tại chưa phải giải quyết đơn khiếu nại nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)