Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất vải sớm Phúc Hòa

4.3.1. Các nhân tố chủ quan

4.3.1.1. Nguồn vốn, điều kiện cơ sở vật chất của hộ sản xuất

Hẩu hết các hộ sản xuất vải chín sớm và vải thiều thường đều có cơ sở vật chất tương đối đồng đều nhau qua bảng 4.8. Nhưng ở bên các hộ sản xuất theo vải chín sớm thì một số dụng cụ như máy phun thuốc sâu, hay có diện tích nhà

kho chứa vải khoảng 10m2… đầy đủ hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của quy trình

đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán ra thị trường. Do vậy, điều kiện sản xuất có tốt thì các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo.

Chi phí sản xuất của các hộ luôn được chủ động. Hầu hết, các hộ đã biết quan tâm đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Theo nghiên cứu bảng 4.8 thì gần 90% hộ nông dân sử dụng vốn tự có và 11,5% đi vay ngoài. Trong quá trình sản xuất vải chín sớm, một số hộ còn nhận định, nếu biết cách chăm sóc và áp dụng đúng theo quy trình thì không những là chi phí không tăng mà còn tiết kiệm được công chăm sóc, giảm được phân bón và thuốc BVTV. Cụ thể chi phí sản xuất trên 1ha của nhóm hộ sản xuất vải chín sớm là 20.667,92 nghìn đồng còn nhóm hộ vải thường là 22.629,90 nghìn đồng chênh lệch 1.961,98 nghìn đồng. Tổng chi phí vật chất bao gồm các loại phân và thuốc BVTV nhóm hộ sản xuất vải chín sớm cũng ít hơn nhóm hộ sản xuất vải chính vụ là 1.026,86 nhìn đồng qua bảng 4.14.

4.3.1.2.Áp dụng khoa học kỹ thuật

- Ảnh hưởng của việc bón phân

Các hộ sản xuất vải thiều nói chung ở huyện Tân Yên đặc biệt là các hộ sản xuất vải chính vụ tuy có kinh nghiệm nhiều nhưng hầu như là sản xuất theo thói quen truyền thống là chính nên có phần lạc hậu và thiếu hiểu biết về vấn đề VSAT thực phẩm. Vì vậy mà việc bón phân cho cây vải thường không đồng đều đúng cách làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Còn với các hộ sản xuất vải chín sớm thì việc bón phân được quy định rõ ràng về khối lượng lẫn cách bón. Các hộ phải ghi chép vào nhật ký nên việc chăm sóc rất khoa học và hiệu quả đáp ứng đúng quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm vải chín sớm có chất lượng.

- Công nghệ bảo quản

Bảo quản vải thiều đã thu hoạch rất phức tạp, do những thay đổi về sinh lý, sinh hóa suốt quá trình bảo quản, chúng dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản do có nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay theo quy trình sản xuất VietGAP thì vải thiều không được để trực tiếp xuống đất và phải để trên bạt. Hầu hết các hộ dân đều tuân thủ vì sản phẩm khi hái xong thường được bán tươi luôn. Tuy nhiên cũng có những lần sản phẩm thu hoạch xong không được bán ngay nên vấn đề bảo quản đang là vấn đề đặt ra khi chưa có biện pháp bảo quản tươi nào thực sự hiệu quả.

4.3.1.3. Năng suất

- Thời vụ và dịch bệnh

Thời vụ có ảnh hưởng đến năng suất cây vải thiều. Thời vụ trồng vào các tháng 2 - 3 - 4 và 8 - 9. Tuy nhiên thì thời tiết tốt nhất trồng vải thường vào tháng

2. Trong tháng 2 nếu nhiệt độ thấp (11 – 150C ) trời quang từ ngày 15-22 ngày

trở lên, thời gian chiếu sáng 117 giờ/ tháng, số ngày mưa ít ( ít hơn 10 ngày), lượng mưa ít (dưới 50mm), độ ẩm không khí thấp (<73%) thì năm đó được mùa. Thời vụ này đáp ứng đầy đủ các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng để cây vải phát triển và cho năng suất cao. Có 100% hộ rất lo ngại về thời tiết, đây là yếu tố bất khả kháng, cũng chính vì vậy mà năng suất có thể tăng hay giảm. Thời tiết không thuận lợi cũng là yếu tố chung dẫn đến sâu bệnh. Như vậy thời vụ là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của sản xuất vải thiều sau này.

Dịch bệnh cũng là mối quan tâm của các hộ sản xuất vải thiều, có 68,5% hộ cho rằng sâu bệnh làm giảm năng suất, trong giai đoạn hiện nay các bệnh như mốc sương, bọ xít… do các bệnh chủ yếu do virus gây nên điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý người trồng vải. Đối với việc hộ dân áp dụng theo quy trình VietGAP thì bệnh trên cây cũng giảm do phun thuốc BVTV đúng liều lượng và thời gian. Xong những bệnh phổ biến thì không khó tránh khỏi.

+ Bọ xít: Bọ xít thường đẻ trứng vào các tháng 2,3,4, bọ xít non gây hại lộc, hoa và quả non, làm cho lộc, lá non, hoa, quả non kém phát triển, teo tóp, rụng và chết sớm. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp và tiếp xúc cao như Selecron 500 ND…

+ Sâu đục thân cành: Sâu trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục có phân dạng

mùn cưa đùn ra, làm cho cành, thậm chí thân bị gãy, chết. Với sâu đục quả, thường xuyên kiểm tra các lứa sâu để phun làm 3 đợt chính: cuối tháng 4, cuối tháng 5 và giữa tháng 6 mới hiệu quả. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu: Regent 800WG, Fastac 5 EC…

+ Nhện lông nhung: gây hại khi cây ra lộc non.Thu gom những lá bị nhện đem đốt để tránh lây lan. Dùng các loại thuốc trừ nhện như Pegasus 500ND, Ortus 5SC phun ngay sau khi lộc non mới nhú.

+ Trong thời gian ra hoa nếu gặp mưa phùn, thiếu ánh sáng, cây vải thường bị các bệnh thối hoa như mốc sương, sương mai, thán thư tấn công gây hại. Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như: Boóc-đô 1%, Ridomil MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1% hoặc Aliette 80 WP 0,15% để phun phòng làm 2 lần: lần 1 khi cây mới ra giò, lần 2 khi các giò hoa đã nở được 5-7 ngày cho kết quả rất tốt.

Các loại sâu bệnh gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất vải chín sớm, giảm phẩm chất và chất lượng giống. Từ đó gây thiệt hại lớn cho người trồng vải chín sớm. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh cần phải được tiến hành triệt để. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng: sản phẩm của cây vải thiều là quả, là loại thực phẩm được dùng tươi hoặc thông qua chế biến đều phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mặt khác, về môi trường sinh thái cũng cần được đảm bảo không bị ô nhiễm. Do đó, công tác phòng trừ sâu bệnh phải được tiến hành đồng bộ, theo hệ thống, nhằm đảm bảo việc trồng và phát triển cây vải thiều được bền vững.

Bảng 4.17. Đánh giá mức độ nghiêm trọng các loại sâu, bệnh hại chính trên cây vải chín sớm Phúc Hòa huyện Tân Yên

Chủng loại Số hộ gặp (Hộ ) Tỷ lệ % hộ đánh giá Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Bình thường Không nghiêm trọng Sâu đục quá 80 41,25 33,75 18,75 6,25 Bọ Xít 75 43,75 25,00 21,25 10,00 Sương Mai 70 44,28 27,15 18,57 10,00 Thán Thư 63 63,49 19,06 12,69 4,76 Xanh Chàm 57 43,85 29,86 17,54 6,25

Theo kết quả điều tra thì các loại sâu bệnh hại trên cây vải chín sớm xảy ra hầu như quanh năm, vì vậy mà số lần đánh thuốc và chi phí phí cho thuốc bảo vệ thực vật rất lớn.

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng và chu kỳ kinh doanh của vải thiều. Có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại trên vải. Qua điều tra trên địa bàn huyện cho thấy vải thiều bị sâu bệnh hại ở tất cả các bộ phận của cây: Bọ Xít nó thường xuất hiện vào mùa mưa, khi trời âm u và có độ ẩm cao, nó thường bám vào thân, cành làm thắt cành, bám vào quả làm rụng quả; Tuy nhiên, mức độ gây hại có khác nhau, phụ thuộc vào giống, kỹ thuật chăm sóc và mùa vụ. Các sâu bệnh gây hại chính, bộ phận bị hại và mức độ gây hại trên vải được thể hiện trên bảng 4.5.

Những ngày qua trời mưa phùn, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh sương

mai phát sinh và gây hại rải rác trên cây vải.Trạm BVTV huyện khuyến cáo nông dân

chủ động theo dõi diễn biến của bệnh, khi thấy các vết đốm đen nhỏ, lan nhanh bao quanh cả cuống hoa thì cần sử dụng dung dịch Bordeaux, nồng độ 1% phun cho cây trong những ngày mưa. Khi trời hửng nắng, nông dân có thể phun phòng bằng các loại thuốc như: Antracol 70WB, Zidomin68WG, Ricire 72WP…

Bệnh thán thư do nấm colletotrichum sp là bệnh hại rất phổ biến trên nhiều cây ăn quả ở nước ta, những cây thường bị bệnh gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây đến năng suất và phẩm chất quả. Đối với cây vải bệnh còn làm đọt và chồi non bị quăn lại và khô đen, cây sinh trưởng kém và giảm số cành hoa.

Bệnh Xanh chàm thường khi quả gần chín thì trên vỏ quả xuất hiện vết nám, sau đó chuyển sang màu chàm xanh. Vấn đề này khiến cho mẫu mã quả không đẹp cũng chư dễ gây hư hại chất lượng quả vải bên trong.

Tất cả các hộ trồng vải thiều trên địa bàn huyện đều thực hiện việc phòng trừ sâu bệnh trên vườn vải. Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đã được các hộ áp dụng như: vệ sinh vườn cây ăn quả, cơ giới vật lý, bón phân cân đối, chọn cây khỏe, sạch bệnh, phun thuốc hóa, sinh học. Tuy nhiên, số lần sử dụng thuốc phun cho vườn vải nhiều lần (trên dưới 20 lần) trong năm là quá nhiều. Điều đó có thể làm cho vấn đề an toàn thực phẩm bị ảnh hưởng và gia tăng ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe, đời sống con người.

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh kể trên tốn kém nhiều thời gian, cũng như đòi hỏi chi phí rất lớn về tiền thuốc bảo vệ thực vật. Đây là vấn đề cần được quan tâm ở nhiều khía cạnh...

-Chất lượng giống

Chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế vải thiều, những năm trước 2010 theo các hộ điều tra thì một số giống vải thiều Trung Quốc như: Quế Vị, Hoài Chi… cho năng suất và hiệu quả, song do giống này ngày càng thoái hóa, khi trồng thì mắc nhiều bệnh. Giống vải chín sớm Phúc Hòa, U Hồng cho năng suất cao và sản phẩm vải đảm bảo VSATTP. Qua bảng 4.15 ta thấy năng suất của mỗi hộ đã tăng từ 5,6 đến 6,0 tấn/ha đối với giống vải này song song với việc áp dụng các tiêu chuẩn của sản xuất VietGAP.

Hiện nay giống cây vải trồng tại địa phương được sản xuất bằng phương pháp chiết do các hộ nông dân thực hiện nên chất lượng cây không được kiểm soát. Hơn nữa, với cách chiết cành này, tâm lý sợ ảnh hưởng đến cây mẹ và tiếc cây tốt nên đa số cây giống đều được chiết từ các cây kém phát triển và từ các cành loại thải, thậm trí từ các cây đang bị bệnh sắp chết nên giảm khả năng phát triển, tăng nguy cơ lây lan bệnh tật và giảm chất lượng sản phẩm.

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của nguồn mua giống đến kết quả sản xuất của hộ

Nguồn mua giống Số hộ Tỷ lệ % Lợi nhuận BQ

Viện nghiên cứu của tỉnh 37 46,25 35.22 HTX dịch vụ nông nghiệp 21 26,25 35.01 Người dân địa phương 6 7,50 28.06

Lái buôn 3 3,75 29.75

Tự sản xuất 13 16,25 33.04

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh Bắc Giang đã có vườn nhân giống vải sạch bênh tại huyện Tân Yên cung ứng nguồn cây giống vải sạch bệnh cho vùng vải của tỉnh. Theo quy mô thiết kế hàng năm có thể sản xuất từ 50.000 đến 60.000 cây giống sạch bệnh, tương đương với 100ha, phục vụ cho kế hoạch trồng mới hàng năm của tỉnh. Thực tế cho thấy,trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay có rất nhiều thành phần tham gia cung ứng giống vải chín sớm: viện nghiên cứu, đơn vị dịch vụ nông nghiệp, các hộ nông dân. Các cơ sở sản xuất và phân phối giống không được chuẩn hóa. Ai cũng có thể sản xuất giống, ai cũng có thể bán

giống dẫn tới việc đưa vào sản xuất cả những giống không đúng chủng loại, giống có chất lượng không đảm bảo, dẫn tới thiệt hại cho sản xuất.

Thực tế cho thấy, trong thời gian qua nhờ các biện pháp tuyên truyền của

người dân về sự cần thiết có cây giống tốt đảm bảo đã chiếm một tỷ lệ lớn trong dân chiếm 46,25% số hộ điều tra sử dụng nguồn giống cam do Viện nghiên cứu của tỉnh cung cấp, 26,25% sử dụng cây giống của các HTX dịch vụ nông nghiệp và chỉ còn lại 11,25% sử dụng cây giống không nguồn gốc ( từ lái buôn, người dân ở địa phương). Bên cạnh đó, một số hộ dân cũng đã biết cách tự lai tạo giống cho vườn cam của hộ.

Việc sử dụng nguồn giống tốt đã cho thấy hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt đối với hộ, bình quân 1 hỗ sử dụng giống cam do Viện nghiên cứu tỉnh cung cấp mang lại lợi nhuận khoảng 35.22 triệu đồng, trong khi các giống vải không rõ nguồn gốc chỉ mang lại lội nhuận khoảng 28 – 29 triệu đồng/hộ.

Tóm lại chất lượng giống có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả sản xuất vải thiều. việc trồng vải đòi hỏi phải có giống tốt đảm bảo chất lượng. Qua đó cũng là điều kiện thúc đẩy hộ dân mở rộng sản xuất và phát triển sản phẩm này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 72)