Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 39)

* Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất

- Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá bán,...của huyện và của nhóm hộ.

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nông dân (thường là 1 năm).

GO= i n i iQ P ∑ =1 Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i Qi là sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

∑ = = n i i C IC 1 Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch

MI=VA - ( D+T ) Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- D : Khấu hao - T : Thuế.

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO)/IC - Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC

- Chi phí trung gian (IC)/1tấn sản phẩm - Giá trị gia tăng (VA)/1 tấn sản phẩm - Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động - Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động - Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động

- Hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC ): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được ( giá trị tăng thêm ) với chi phí bỏ ra ( IC)

- Hiệu quả sử dụng sức lao động (GO/V, VA/V): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất ( giá trị tăng thêm) với chi phí lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI CHÍN SỚM TOÀN HUYỆN TÂN YÊN

4.1.1. Vị trí cây vải trong ngành trồng trọt

Trong những năm vừa qua, cơ cấu cây trồng của huyện Tân Yên đã có thay đổi lớn và toàn diện, trong đó phải kể đến cây vải thiều luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân trong huyện. Huyện uỷ Tân Yên đã có nghị quyết về phát triển đa dạng các loại cây ăn quả theo qui hoạch, kế hoạch, với cơ cấu cây trồng và cơ cấu giống phù hợp. Trong đó, cây vải thiều là mũi nhọn về đa dạng hoá và thâm canh cây ăn quả nhằm đa dạng sản phẩm hàng hoá, cho tiêu thụ tạo ra sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân 3 năm 2013 – 2015 giảm 2.095,74 triệu đồng tương đương 0,51%, nguyên nhân là do diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm khá mạnh tuy cơ cấu cây trồng đã được thay đổi theo hướng tích cực. Cây ăn quả có xu hướng tăng khá nhanh bình quân 3 năm tăng 12.608,64 triệu đồng tức tăng 17,42%, nguyên nhân là do cây ăn quả có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng các loại cây lương thực nên huyện có chủ trương chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng cây ăn quả nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện Tân Yên. Đối với cây vải bình quân 3 năm tăng 11.865,97 triệu đồng tức tăng 55,19%, nguyên nhân vải thiều tăng nhanh như vậy là do vải thiều được xác định là một trong 2 cây ăn quả chủ lực của huyện và trong vài năm gần đây người dân nhận thấy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm nên việc chuyển sang trồng loại cây sử dụng ít đất nhưng có hiệu quả kinh tế cao là rất cần thiết, bưởi Diễn có hiệu quả kinh tế không cao bằng vải, giá bưởi có xu hướng ngày càng giảm do sự cạnh tranh quyết liệt của bưởi Năm Roi có mẫu mã đẹp. Mặc khác, do đất nông nghiệp của huyện ngày càng có xu hướng giảm nên chủ trương của huyện muốn mở rộng diện tích trồng các cây ăn quả có giá trị cao trong đó có cây vải thiều bằng cách chọn những vùng có điều kiện thuận lợi để dồn điền đổi thửa, quy hoạch những khu chuyên sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Tân Yên 3 năm 2013 – 2015 Loại đất 2013 2014 2015 Tốc độ phát triển GTSX (%) GTSX (Tr.đ) Cơ cấu (%) GTSX (Tr.đ) Cơ cấu (%) GTSX (Tr.đ) Cơ cấu (%) 2014 /2013 2015 /2014 Bình quân Toàn ngành trồng trọt 204.872,94 100,00 212.247,00 100,00 202.777,20 100,00 103,60 95,54 99,49 1. Cây lương thực 103.129,20 50,34 103.095,00 48,57 79.975,80 39,44 99,97 77,57 88,06

2. Cây công nghiệp 18.617,58 9,09 19.548,00 9,21 14.081,40 6,94 105,00 72,03 86,97

3. Cây ăn quả 33.291,36 16,25 37.780,20 17,80 45.900,00 22,64 113,48 121,49 117,42

- Vải thiều 8.424,35 25,30 12.486,78 33,05 20.290,32 44,21 148,22 162,49 155,19

- Bưởi các loại 18.142,83 54,50 18.084,84 47,87 19.201,77 41,83 99,68 106,18 102,88

- Cây ăn quả khác 6.724,18 20,20 7.208,58 19,08 6.407,91 13,96 107,20 88,89 97,62

4. Cây khác 49.834,80 24,32 51.823,80 24,42 62.820,00 30,98 103,99 121,22 112,27

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Yên (2015)

4.1.2. Tình hình triển khai sản xuất vải chín sớm

4.1.2.1. Biến động diện tích và sản lượng vải chín sớm Phúc Hòa

Qua bảng thống kê ta thấy trong 3 năm trở lại đây diện tích vải sớm Phúc Hòa đã có sự tăng lên đáng kể cả về diện tích lẫn sản lượng.

Bảng 4.2. Diện tích và sản lượng vải chín sớm Phúc Hòa huyện Tân Yên trong giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Diện tích (ha) So sánh (%) Sản lượng (tấn) So sánh

Năm 2013 2014 2015 14/13 15/14 2013 2014 2015 14/13 15/14 Vải chính vụ 623 642 607 103,05 102,34 2.110 2.230 2.353 105,68 105,12 Vải chín sớm Phúc Hòa Tổng `980 1.603 1.000 1.642 1.023 1.630 102,04 102,43 102,3 102 5.500 7.610 6.200 8.430 6.500 8.853 112,72 110,77 104,84 105,02 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên (2015)

Năm 2013 diện tích vải chính vụ là 623 ha nhưng tới năm 2015 đã giảm 1,02% tương ứng với 17 ha còn lại 607 ha. Đối với vải chín sớm thì từ năm 2013 tới năm 2015 thì có sự tăng lên đáng kể khi mà diện tích tăng lên từ 980 ha tới 1.023 ha mức tăng lên tới 10,04%. Năm 2014 thì diện tích có xu hướng ít biến động hơn khi mà diện tích vải chính vụ chỉ giảm có 0,65 %.

Về sản lượng thì năm 2013 và 2014 sản lượng vải chính vụ ít biến động do 2 năm đều bị mất mùa. Sản lượng vải chính vụ năm 2013 là 2.110 tấn. Năm 2014 thì sản lượng vải chính vụ tăng đột biến do vải được mùa gấp 1,97 lần sản lượng năm 2013. Trong khi đó sản lượng vải chín sớm thì lại tăng lên đáng kể, so với năm 2013 thì năm 2014 sản lượng vải chín sớm tăng lên tới 10,77 % từ 5.500 tấn năm 2013 lên tới 6.500 tấn năm 2015. Với sản lượng 6.200 tấn năm 2015 thì tăng 5,02% so với năm 2014.

4.1.2.2. Biến động năng suất vải chín sớm Phúc Hòa

Bảng 4.3. Biến động năng suất vải chín sớm Phúc Hòa giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Năm

2013 2014 2015

Năng suất TB/hộ (tấn/ha) 4,70 4,95 5,25 Tốc độ phát triển (%) - 105,32 106,06 Nguồn: Phòng nông nghiệp Huyện Tân Yên (2015)

Thực tế qua bảng số liệu 4.3 cho thấy, diện tích có xu hướng tăng qua các năm, nhưng năng suất kéo theo sản lượng biến động không đồng đều, năm thấp, năm cao, mức tăng sản lượng không tương ứng với tốc độ tăng của diện tích.

Vải thiều là cây trồng mà năng suất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết khí hậu. Bởi vì, vải ra hoa vào tháng 2, tháng 3 - giai đoạn hay gặp mưa phùn nên khó thụ phấn; còn giai đoạn quả vải thiều phát triển mạnh đến sắp cho thu hoạch thì lại hay có mưa to và nắng, nên vỏ quả và cùi phát triển không đồng nhất, dễ dẫn tới hiện tượng nứt vỏ quả, làm giảm năng suất. Bên cạnh đó, các giống nhãn khác nhau, hoặc cùng giống nhưng giống tốt hay xấu cũng cho năng suất khác nhau. Ngoài ra, tình hình sinh trưởng phát triển của cây, điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, tập quán canh tác và các biện pháp kỹ thuật tác động cũng làm ảnh hưởng tới năng suất của vải. Biện pháp kỹ thuật tác động đúng, đủ, sẽ có tác động rất lớn đối với cây trồng, phát huy được tiềm năng năng suất, thậm chí nâng cao chất lượng sản phẩm thu hoạch. Ngược lại nếu tác động không đúng sẽ gây thiệt hại không nhỏ tới sản xuất.

Nếu để cây tự điều chỉnh khi gặp điều kiện bất thuận sẽ làm suy giảm đáng kể năng suất, chất lượng sản phẩm. Như vậy, ta có thể điều chỉnh bằng các chất điều hoà sinh trưởng từ bên ngoài sẽ tăng cường sức chống chịu, đồng thời tác động mạnh mẽ tới hoạt động sinh lý của cây, cũng là biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản nói chung và cây vải nói riêng.

Ngoài những lý do ảnh hưởng tới năng suất vải chín sớm đã phân tích trên đây, năng suất và sản lượng không ổn định qua các năm là do vải thiều mới trồng chưa cho thu hoạch ổn định; do hiện tượng ra hoa cách năm; do điều kiện thời tiết – khí hậu bất thuận, dinh dưỡng thiếu, chăm sóc và quản lý vườn vải của các chủ vườn chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, cũng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng vải.

Năng suất vải chín sớm Phúc Hòa tại các hộ huyện Tân Yên trong những năm qua có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2015 tăng cao nhất 52,5 tạ/ha so với năm 2014 tăng 3 tạ/ha tức là tăng 0.74%. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013 – 2015 của toàn huyện tăng 6.06%. Sự tăng lên về năng suất chủ yếu là do thay đổi về quy trình chăm sóc, phân bón, đầu tư và việc đưa giống mới là vải sớm Phúc Hòa vào sản xuất, việc bảo quản và quản lý các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP được thực hiện nghiêm túc. Trong thời gian qua, nhờ áp dụng quy trình

nông nghiệp tốt VietGAP nên hộ nông dân biết dùng các loại phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật đúng cách và đúng liều lượng đem lại hiệu quả sản xuất.

4.1.2.3. Tiến bộ về kỹ thuật giống

a. Biến động cơ cấu giống trên địa bàn huyện

Bảng 4.4. Biến động cơ cấu diện tích sử dụng giống vải thiều tại huyện Tân Yên giai đoạn 2010 - 2015

ĐVT: % Năm Giống 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Quế Vị 32,4 10,4 8,9 0 0 0 Hoài Chi 43,7 61,8 21,8 19,7 0 0 U Hồng 23,9 27,8 26,6 32,3 14,1 18,1 Thanh Hà 0 0 20,2 17,5 43,1 35,2 Phúc Hòa 0 0 12,5 30,5 42,8 46,7 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tân Yên (2015)

Các tài liệu trong và ngoài nước đều khẳng định rằng: Năng suất, chất lượng của sản phẩm vải thiều phụ thuộc chủ yếu vào giống. Hai chỉ tiêu quan trọng để chọn giống vải thiều là: Số lượng quả trên một cây vải và trọng lượng quả ( kích thước) của từng quả. Hai chỉ tiêu này càng cao thì năng suất vải thiều trên một đơn vị diện tích càng cao.

Từ những năm 2010 có 2 nhóm giống vải thiều được trồng trên địa bàn huyện Tân Yên, bao gồm: Quế Vị, Hoài Chi của Trung Quốc chiếm 30% tổng diện tích vải thiều trồng tại huyện. Ngoài ra còn giống Thanh Hà, U Hồng, Phúc Hòa cũng được trồng chiếm 60% trên tổng diện tích (Báo cáo phòng NN huyện Tân Yên).

Tuy nhiên ban đầu các giống vải trên đều mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, song sau này bị suy thoái chất lượng kém, nhiễm sâu bệnh rất nhiều gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất. Năng suất ban đầu có thể đạt từ 4 - 5 tấn/ha, sau đó dễ bị nhiễm bệnh năng suất giảm xuống còn 2 - 3 tấn/ha.

Trong một vài năm gần đây, xã đã sử dụng giống vải thiều nhập nội như giống vải thiều U Hồng, Phúc Hòa, Thanh Hà (Hải Dương).. Sau khi sản xuất đạt năng suất tương đối cao và ổn định từ 5 -6 tấn/ha. Hơn nữa do nhân giống bằng chiết cành nên các đặc tính về sinh học, kinh tế tương đối ổn định, có độ đồng đều cao, dễ nhận dạng.

Tóm lại, sản xuất vải thiều huyện Tân Yên sử dụng 5 loại giống khác nhau trong thời gian qua. Các giống thoái hóa nhanh, dễ nhiểm bệnh, hao hụt nhiều trong quá trình vận chuyển; sản phẩm lẫn giống, khó khăn trong tiêu thụ, làm giá bán chênh lệch được người dân phát hiện trong quá trình sản xuất. Do đó hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân thay đổi rõ rệt khi người dân trồng giống khác nhau. Hơn nữa từ năm 2013 một số hộ đã tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP nên sản phẩm vải thiều có chất lượng cao, mẫu mã đẹp khuyến khích người nông dân trồng giống tốt trong sản xuất vải thiều.

b.Cơ cấu giống vải thiều sản xuất tại hộ điều tra

Giống vải thiều trong những năm gần đây được trồng trên địa bàn huyện, hầu hết là giống vải thiều có uy tín, chất lượng được tham khảo nhiều địa phương trồng đó là giống vải sớm Phúc Hòa, Thanh Hà, U Hồng...Riêng đối với các hộ sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa thì 100% sử dụng giống vải Phúc Hòa được chiết từ cây vải tổ. Còn nhóm sản xuất vải thiều chính vụ thì chủ yếu sử dụng các giống như: Thanh Hà, U Hồng… với tỷ lệ diện tích trồng là 52,5% giống Thanh Hà, 32,5% vải U Hồng và 15% vải Phúc Hòa. Các giống này được người dân mua ở các cửa hàng, đại lý trên địa bàn. Cơ cấu giống vải được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Cơ cấu giống vải thiều sản xuất tại hộ năm 2015

ĐVT: %

Giống vải

Tỷ lệ diện tích vải theo 2 nhóm hộ

Bình quân chung Hộ sản xuất vải chín sớm Hộ sản xuất vải chính vụ Phúc Hòa 100 15,00 57,50 U Hồng 0 32,50 16,25 Thanh Hà 0 52,50 26,25

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2015)

4.1.3. Thực trạng áp dụng VietGAP trong sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa tại huyện Tân Yên tại huyện Tân Yên

4.1.3.1. Lịch sử quá trình phát triển vải thiều VietGAP tại huyện Tân Yên

a. Giới thiệu Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng Nông sản thực

phẩm (FAPQDC)

Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng Nông sản thực phẩm (FAPQDC) được Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Cục Quản

lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công nghệ bên cạnh sự hỗ trợ của các chuyên gia Canada với thời hạn 10 năm (2006-2015).

Mục tiêu cao nhất của Dự án Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (FAPQDCP) là nhằm cải thiện chất lượng, an toàn và khả năng tiếp cận thị trường của nông sản thực phẩm tại Việt Nam. Để đạt được điều đó thì phương pháp tiếp cận tổng thể là hỗ trợ việc thực hiện các Thực hành sản xuất tốt (GPPs) trong suốt chuỗi giá trị ngành hàng “từ trang tại tới bàn ăn” và áp dụng các phương thức mới trong việc tiếp cận thị trường.

Dự án FAPQDC là chương trình hỗ trợ sản phẩm an toàn cho rất nhiều loại rau quả ở Việt Nam như: các chủng loại rau, bưởi da xanh, thanh long, xoài.. và vải chín sớm Phúc Hòa cũng là một trong số các sản phẩm được dự án quan tâm hỗ trợ phát triển.

Bảng 4.6. Mức vốn đầu tư hỗ trợ của Dự án FAPQDC cho sản xuất vải thiều VietGAP tại huyện Tân Yên giai đoạn 2013 -2015

ĐVT: Triệu đồng Năm Diễn giải 2013 2014 2015 Tổng vốn 420 550 700 1. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 126 205 210

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)