Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 38)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu này gổm các công trình nghiên cứu đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Thu thập số liệu qua các nguồn sách, báo, tạp chí và các cơ quan có liên quan: Sở NN & PTNT Bắc Giang, phòng thống kê huyện Tân Yên… Cách thu thập: đọc và trích dẫn đầy đủ. Các tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập như sau:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp phương pháp nghiên cứu

STT Số liệu cần điều tra Nơi thu thập

1 Thông tin chung về vải thiều: - Giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu - Tình hình sản xuất vải thiều trên thế giới và Việt Nam

- Các quy trình công nghệ trồng vải cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vải

- Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về vải

- Tài liệu kỹ thuật của trung tâm công nghệ sinh học thực vật

- Báo cáo thống kê của các cơ sở trồng vải

2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Sở NN và PTNT

- Niên giám thống kê huyện, tỉnh - Các phòng: Nông nghiệp, địa chính, thống kê

3 Tình hình phát triển sản xuất vải chín sớm qua các năm

- Phòng nông nghiệp huyện - Một số báo cáo tại các hội nghị 4 Tình hình tiêu thụ vải chín sớm - Phòng nông nghiệp huyện

- Cơ sở thu mua, chế biến 5 Chủ trương phát triển sản xuất vải

trong những năm tới

UBND huyện qua các báo cáo hàng năm và nghị quyết phát triển kinh tế xã hội

+ Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu mới,chúng tôi thực hiện phỏng vấn các hộ trồng vải sớm bằng phiếu điều tra đã xây dựng. Trực tiếp tiếp cận các chủ vườn, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển vải sớm Phúc Hòa để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, những mong muốn, sự định trong tương lai của họ đối với sản xuất, từ đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và đưa ra các giải pháp cho đề tài.

Phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Các cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ tại các HTX nông nghiệp nhằm thu thập các thông tin: về tình hình triển khai kỹ thuật sản xuất vải, các chính sách hỗ trợ được áp dụng tại địa phương...

+ Điều tra hộ

Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; thông tin tuổi, giới tính... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích..

Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra nghiên cứu:

Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát, mang tính đại diện cao. Căn cứ vào tình hình sản xuất vải chín sớm trên địa bàn huyện Tân Yên, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu như sau:

Chọn 3 xã: Phúc Hòa, Liên Sơn, Tân Trung trên địa bàn huyện Tân Yên. Tân Yên có tổng cộng 24 xã, thị trấn song chỉ có 5 xã trồng vải chín sớm với diện tích 1000 ha. Tuy nhiên, trong 5 xã này thì chỉ có 3 xã Phúc Hòa (340 ha), xã Liên Sơn (84 ha), xã Tân Trung (90 ha), là trồng nhiều vải chín sớm và tập trung nhất. Chúng tôi chọn điều tra 80 hộ trên địa bàn 3 xã này với độ tuổi vườn cây từ 6 đến 10 tuổi . Trong đó điều tra 40 hộ trồng vải chín sớm và 40 hộ trồng vải chính vụ.

- Tiêu chí chọn mẫu điều tra:

Đặc điểm hộ trồng vải thiều tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều loại hộ khác nhau. Việc chọn mẫu điều tra cần phải mang tính đại diện cho các loại hộ và với điều kiện sản xuất khác nhau. Do vậy, tiêu chí chọn hộ điều tra là:

+ Phải là những hộ có trồng vải thiều.

+ Hộ có quy mô diện tích trồng vải khác nhau: (ít, trung bình, khá): Hộ trồng dưới 1 ha; hộ trồng từ 1,0 đến 1,5 ha và hộ trồng trên 1,5 ha. Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo tỷ lệ đã được phân loại ở từng xã tiến hành điều tra.

- Phân loại nhóm hộ theo quy mô trồng:

+ Hộ trồng nhiều có tổng số diện tích trên 1,5 ha

+ Hộ trồng trung bình có tổng diện tích từ 1,0 đến dưới 1,5 ha + Hộ trồng ít có diện tích dưới 1 ha

- Cách chọn mẫu điều tra

Do chọn hộ phải phù hợp với các tiêu chí nên cách chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng vải thiều, phân ra loại hộ có diện tích vải lớn, trung bình, ít); (2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ; (3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau. Kết quả chọn các hộ đại diện để điều tra được tổng hợp ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tổng hợp mẫu điều tra

ĐVT: Hộ Quy mô Nhóm Tổng Vải chín sớm Vải chính vụ Nhỏ ( 0,5 – 1 ha) 14 12 26 TB ( 1 – 1,5 ha) 18 25 42 Lớn ( > 1,5 ha) 8 13 21 Tổng 40 40 80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)