Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 77)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất vải sớm Phúc Hòa

4.3.2. Các nhân tố khách quan

4.3.2.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu của vùng

Do sản xuất vải chín sớm đòi hỏi nghiêm ngặt về điều kiện đất đai, nguồn nước nên điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vải thiều an toàn, các vùng sản xuất có chất lượng đất tốt, nguồn nước không ô nhiễm thì mới có thể tiến hành quy hoạch sản xuất vải thiều VietGAP.

Nếu chính quyền địa phương chú trọng phát triển công nghiệp, tăng quy mô các nhà máy công nghiệp thì diện tích nông nghiệp sẽ giảm, chất thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vải thiều an toàn.

Yếu tố thời tiết là điều bất khả kháng, theo bảng 4.21 có 91,25% nông dân băn khoăn, dù đã trồng đúng thời vụ, áp dụng đúng quy trình sản xuất với các tiêu chí, như năm 2009 do một đợt rét đậm, kèm theo sương muối đúng thời điểm ra hoa tạo quả nên năng suất vụ vải giảm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

4.3.2.2.Tác động của thị trường

*Thị trường tiêu thụ đầu ra

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và lợi nhuận. Việc đầu tiên của quá trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, nhanh chóng giải quyết nguồn hàng, bù đắp chi phí sản xuất thu hồi vốn. Xây dựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tốt cũng có nghĩa là xây dựng một nền móng vững chắc cho việc củng cố và phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ được tổ chức tốt sẽ làm tăng sản lượng bán và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới việc thu hồi vốn nhanh và kích thích sản xuất phát triển.

Hình thức tiêu thụ vải chín sớm Phúc Hòa trên địa bàn huyện vẫn chỉ mang tính tự phát, chủ yếu là do các thương lái trong tỉnh, huyện và thương lái người Trung Quốc đến mua và bán rải rác khắp chợ. Theo bảng 4.21 Có 16,25% hộ đề cập đến thiếu thông tin vì hiện nay có sự chênh lệch giá giữa loại vải chính vụ và vải chín sớm Phúc Hòa nếu bán ra thị trường. Do chưa có bao bì nhãn mác nên 2 sản phẩm này khó phân biệt. Nếu không có điều kiện ràng buộc thì dễ bị các thương lái ép giá và đối tượng liên kết tiêu thụ có 66,25% hộ quan tâm. Hơn nữa ở các mối liên kết tiêu thụ có sự chênh lệch giá nhất định. Với mức giá ngang bằng với mức giá thị trường giúp cho người dân trồng vải chín sớm giữ được khách hàng, nếu chủ hộ tìm ra được những biện pháp nhằm làm giảm giá thành thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn và hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại, với mức giá thấp hơn giá thị trường thì sẽ thu hút nhiều khách hàng, làm tăng sản lượng tiêu thụ, ngành sản xuất vải chín sớm có cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Huyện Tân Yên đang từng bước thực hiện xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa . Như vậy vải chín sớm đang dần được dễ dàng đến với thị trường hơn với nguồn thông tin chính thống và thống nhất của cả vùng trồng vải. Do đó, thị trường tiêu thụ sẽ luôn ổn định và càng được mở rộng.

*Thị trường các yếu tố đầu vào

Yếu tố đầu vào là quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Qua điều tra cho thấy có 100% số hộ sản xuất vải chín sớm thường xuyên mua tại cửa hàng đại lý vật tư nông nghiệp của huyện. Điều này làm cho chất lượng đầu vào của sản phẩm vải chín sớm được đảm bảo. Tuy nhiên hộ trồng vải vẫn gặp rủi ro khi

hộ mua phải hàng dởm, hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng của vải trong quá trình sản xuất.

* Ảnh hưởng của yếu tố giá

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung cầu. Người bán và người mua thỏa thuận với nhau để tiến tới mức giá cuối cùng nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không của khách hàng.

Vải thiều là đặc sản bản địa của huyện Bắc Giang nói chung và huyện Tân Yên nói riêng. Hiện nay được sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa nên luôn được đảm bảo mức giá cao hơn so với các loại vải thiều khác. Bình quân giá vải chín sớm Phúc Hòa bán trên thị trường là 20.000 đồng/kg trong khi vải chính vụ chỉ bán 12.000 đồng/kg. Chính vì giá bán vải chín sớm cao nên các hộ tin tưởng vào giá để đầu tư phát triển vải chín sớm Phúc Hòa.

Trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, sản phẩm nông sản không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Do đó, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các loại nông sản hàng hóa. Đặc biệt là các sản phẩm ăn quả như vải thiều. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo đồng nghĩa với lĩnh vực sản xuất đó dần dần mất đi khách hàng, mất đi thị trường… nhất là ngày nay, chất lượng sản phẩm lại được chi phối và quyết định bởi khách hàng chứ không phải là người sản xuất hay người cung ứng.

Có thể nhận thấy diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng vải chín sớm Phúc Hòa ảnh hưởng tới sự phát triển vải chín sớm qua những điểm sau:

- Chất lượng quả vải ngon, bổ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối

lượng vải bán ra, kích thích hộ sản xuất kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm vải thiều.

- Vải không những có chất lượng về phẩm chất vải mà còn có chất lượng

về mẫu mã, hình dáng nên làm tăng uy tín của hộ sản xuất, kích thích khách hàng tìm đến tận nơi sản xuất, tạo thị phần lớn cho mặt hàng.

- Chất lượng vải chín sớm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình

hình tài chính của hộ trồng vải.

Qua bảng dưới đây, ta thấy 100% các hộ sản xuất vải chín sớm đều mong muốn tham gia quy trình VietGAP đều mong muốn tiếp tục sản xuất. Còn với nhóm hộ sản xuất chính vụ thì nhu cầu muốn sản xuất vải theo tiêu chuẩn

VietGAP chiếm khá cao 97,5%. Qua đó, các hộ đều thấy được những hiệu quả tích cực từ quy trình đem lại nên họ càng ngày càng mong muốn tham gia sản xuất.

Bảng 4.19. Tỷ lệ hộ mong muốn tham gia sản xuất vải thiều VietGAP trong thời gian tới

ĐVT: %

Diễn giải

Tỷ lệ hộ mong muốn tham gia sản xuất VietGAP

Không Không biết

Nhóm sản xuất vải chính sớm 0,00 100,00 0,00 Nhóm sản xuất vải chính vụ 1,25 97,50 1,25 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015)

Các khó khăn trong sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa của hộ

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành thu thập ý kiến của các hộ sản xuất vải chín sớm về khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất vải. Ý kiến được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.20. Ý kiến của các hộ về khó khăn trong sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa huyện Tân Yên

STT Khó khăn Số hộ (n= 80) hộ Tỷ lệ hộ (%)

1 Thiếu công cụ chăm sóc, thu hái 56 70,00 2 Chất lượng vườn vải không đồng đều 60 75,00 3 Đối tượng liên kết tiêu thụ 53 66,25

4 Giao thông khó khăn 20 25,00

5 Giá biến động khó dự đoán 13 16,25 6 Qui mô nhỏ, không tiện lợi trong đầu tư 47 58,75

7 Sâu bệnh nhiều 54 67,50

8 Thời tiết biến động thất thường 73 91,25 9 Thiếu kiến thức kỹ thuật 47 58,75

10 Thiếu lao động 33 41,25

11 Điều kiện tưới tiêu không thuận lợi 29 36,25 12 Thiếu vốn để đầu tư 25 31,25 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2015)

Qua ý kiến của các hộ cho thấy, có nhiều khó khăn các hộ gặp phải trong quá trình sản xuất vải chín sớm. Tuy nhiên, có thể thấy những khó khăn nổi bật sau:

+ 91,25% ý kiến cho rằng do thời tiết biến động thất thường qua các năm, điều này cho thấy điều kiện tự nhiên ảnh hưởng khá đậm nét trong quá trình sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa. Thực tế cho thấy vải thiều thường ra hoa đúng vào thời kỳ mưa phùn kéo dài, số giờ nắng ít ảnh hưởng lớn đến khả năng đậu quả của các vườn vải. Năm nào thời gian vải ra hoa ít mưa thì tỷ lệ đậu quả cao và khi thu hoạch cho năng suất cao.

+ 67,5% ý kiến cho rằng do bệnh lạ. Thực tế cho thấy năm 2015 hầu hết các vườn vải ra hoa rất nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả thấp và nếu có đậu quả thì cũng bị rụng nhiều, tỷ lệ quả lép cao.

+ 70% ý kiến cho rằng thiếu các công cụ trong quá trình chăm sóc, thu hoạch như công cụ tỉa cành trên cao, thu hoạch quả. Thực tế nghiên cứu cho thấy các hộ chủ yếu sử dụng công cụ tự chế dùng sào, thu hoạch bằng cách bẻ trực tiếp nên bị hao hụt nhiều.

+ 75% ý kiến cho rằng chất lượng vườn vải chín sớm không đồng đều. Thực tế tìm hiểu cho thấy trên cùng một diện tích, có nhiều giống vải chín sớm được trồng, nhiều độ tuổi khác nhau. Điều này gây trở ngại không nhỏ đến quá trình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho vườn vải. Do đó sản phẩm vải quả không đồng đều trong cùng một hộ.

+ 58,75% ý kiến cho rằng các hộ nông dân thiếu kiến thức về kỹ thuật chăm sóc vườn vải. Điều này cho thấy người trồng vải gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Tuy cũng được tập huấn kỹ thuật nhưng ứng dụng vào thực tế còn gặp nhiều bất cập do quy trình kỹ thuật không thống nhất. Kỹ thuật chăm sóc chung chung, chưa gắn kết được với đặc trưng của từng địa phương.

+ 58,75% ý kiến cho rằng diện tích trồng vải chín sớm còn manh mún, nhỏ lẻ. Điều này mang tính đặc trưng không những của sản xuất vải thiều nói chung mà còn của ngành trồng trọt nói chung.

Trên đây là một số khó khăn trong quá trình sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa, đó là những cơ sở đưa ra giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn, giúp sản xuất vải chín sớm ở Tân Yên phát triển ổn định ở hiện tại cũng như trong tương lai.

4.3.2.3. Chủ trương, chính sách của Nhà nước sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo địa phương

Mặc dù có hàng loạt văn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng vẫn thiếu văn bản quy phạm pháp luật về thực phẩm, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các văn bản luật chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, nhiều văn bản chỉ mang tính chất ngành hoặc văn bản tạm thời. Đặc biệt chưa thiết lập được mạng lưới thanh tra, kiểm tra chất lượng, kiểm soát các yếu tố gây ra mất vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và sơ chế, đóng gói, tiêu thụ. Việc đầu tư các trang thiết bị máy móc cho sản xuất và xét nghiệm nhất là các thiết bị phân tích dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trên rau quả còn thiếu.

Về phía Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang đã có nhiều hội thảo tập huấn cho cán bộ khuyến nông và tổ chức hội chợ nông sản, hội nghị tìm đầu ra...nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ cho vải thiểu an toàn. Về phía Huyện thì đã tích cực tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân, thường xuyên cử cán bộ khuyến nông xuống cơ sở sản xuất tìm hiểu thực trạng áp dụng của người dân.

Phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo hướng VietGAP và tổ chức đầu tư sản xuất vải thiều an toàn từ khâu sản xuất tới khâu tiêu thụ là vấn đề hết sức quan trọng cần có sự chỉ đạo của huyện Tân Yên, cùng sự phối hợp với các cấp, các ngành. Có như vây mới thúc đẩy được sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) ở huyện Tân Yên theo một quy trình quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 72 - 77)