Điều kiện kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

a. Kinh tế

*Tăng trưởng-chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong những năm qua cho thấy, nền kinh tế của huyện luôn có sự chuyển biến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ ngành nghề tiếp tục phát triển, sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất sản lượng đều tăng.

Cơ cấu kinh tế năm 2014: - Nông nghiệp 32%

- Tiểu thủ công nghiệp, XDCB 50% - Thương mại dịch vụ 18%

*Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Nền kinh tế của huyện Tân Yên cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã và đang phát triển theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp dịch vụ. Trong những năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tân Yên đã từng bước vượt qua và đưa nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.

+ Trồng trọt

Tập trung chỉ đạo sản xuất, khăc phục các khó khăn về thời tiết, chỉ đạo và thực hiện tốt công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như trợ giá giống lúa lai, lúa chất lượng, hỗ trợ sản xuất vùng rau quả chế biến, hỗ trợ các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hỗ trợ

chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, xây dựng chỉ đạo nhiều mô hình lien kết sản xuất như vùng sản xuất hạt lai F1, cánh đồng mẫu lớn, nhờ vậy ngành trồng trọt ngày càng phát triển năng suất cây trồng được nâng cao.

+ Chăn nuôi

Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt luôn là một xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua ngành chăn nuôi có những bước phát triển đáng kể, đàn gia cầm luôn được duy trì ở các hộ gia đình, nhiều hộ nuôi với số lượng lớn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Bảng 3.1. Năng suất cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày

ĐVT: tạ/ha

Năng suất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Lúa 51,6 53,9 53,7 2.Ngô 31,8 33,0 36,0 3.Khoai 108,0 106,0 113,0 4.Sắn 117,0 119,0 120,5 5.Mía 330,7 320,2 350 6.Lạc 23,2 23,0 26,5 7.Đậu tương 20,4 20,0 16,3

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (2015)

Công tác thú y ngày càng được chú trọng, thường xuyên làm tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế dịch bệnh xảy ra. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Tân Yên được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của huyện Tân Yên

ĐVT: Con

Hạng mục Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1.Trâu 4.674 4.483 4.736 2.Bò 17.762 19.304 20.348 3.Lợn 207.467 210.177 212.724 4.Ngựa 927 872 650 5.Gà 1.990.000 2.045.000 1.953.000 6.Vịt, ngan, ngỗng 163.000 165.000 204.000 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2015)

*Văn hóa-xã hội

Huyện Tân yên luôn chú trọng đến công tác xã hội, trong những năm vừa qua đảng ủy Tân Yên đã ra sức chỉ đạo thực hiện tốt công tác giáo dục đào tạo, y tế, dân số gia đình và trẻ em nhờ vậy mà tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm. Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nhờ vậy chỉ sau 2 năm tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm tới 4,52%.

Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu về tình hình xã hội huyện Tân Yên

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Dân số Người 159018 160020 161239 2. Tỷ lệ gia tăng tự nhiê % 1,109 1,086 1,232 3.Tỷ lệ hộ nghèo đói % 10,84 8,25 6,32 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Yên (2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Tân Yên là một trong các huyện của tỉnh Bắc Giang có diện tích trồng vải thiều lớn nhất trong toàn tỉnh. Hiện nay sản xuất vải thiều vẫn đang được duy trì và phát triển tại huyện. Trong đó, sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa đang mang lại nguồn lợi về kinh tế và thương hiệu vải thiều cho toàn huyện. Vì vậy tôi lựa chọn địa bàn huyện Tân Yên làm địa bàn nghiên cứu của đề tài.

Bảng 3.4. Diện tích vải chín sớm Phúc Hòa tại huyện Tân Yên năm 2015

( ĐVT: ha) STT Tên xã Diện tích 1 Phúc Hòa 340 2 Liên Sơn 84 3 Tân Trung 90 4 Hợp Đức 40 5 Cao Thượng 66

Trên địa bàn huyện thì vải sớm Phúc Hòa tập trung trồng ở 5 xã: Phúc Hòa, Liên Sơn, Tân Trung, Hợp Đức, Cao Thượng, ngoài ra còn một số xã đang từng bước phát triển với quy mô còn nhỏ lẻ và phân tán. Để thấy được tốc độ phát triển cũng như kết quả và hiệu quả của sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa trong hộ nông dân, chúng tôi tiến hành khảo sát trong phạm vi 5 xã, các xã này đã sản xuất vải lâu trong huyện với quy mô số hộ, sản lượng, hệ thống dịch vụ phụ trợ tốt và tương đối ổn định nhất trong 3 năm vừa qua.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài nghiên cứu này gổm các công trình nghiên cứu đề tài nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Thu thập số liệu qua các nguồn sách, báo, tạp chí và các cơ quan có liên quan: Sở NN & PTNT Bắc Giang, phòng thống kê huyện Tân Yên… Cách thu thập: đọc và trích dẫn đầy đủ. Các tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập như sau:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp phương pháp nghiên cứu

STT Số liệu cần điều tra Nơi thu thập

1 Thông tin chung về vải thiều: - Giá trị dinh dưỡng, giá trị xuất khẩu - Tình hình sản xuất vải thiều trên thế giới và Việt Nam

- Các quy trình công nghệ trồng vải cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chất lượng vải

- Sách báo, tạp chí, tài liệu hội thảo về vải

- Tài liệu kỹ thuật của trung tâm công nghệ sinh học thực vật

- Báo cáo thống kê của các cơ sở trồng vải

2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu

- Sở NN và PTNT

- Niên giám thống kê huyện, tỉnh - Các phòng: Nông nghiệp, địa chính, thống kê

3 Tình hình phát triển sản xuất vải chín sớm qua các năm

- Phòng nông nghiệp huyện - Một số báo cáo tại các hội nghị 4 Tình hình tiêu thụ vải chín sớm - Phòng nông nghiệp huyện

- Cơ sở thu mua, chế biến 5 Chủ trương phát triển sản xuất vải

trong những năm tới

UBND huyện qua các báo cáo hàng năm và nghị quyết phát triển kinh tế xã hội

+ Thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập số liệu mới,chúng tôi thực hiện phỏng vấn các hộ trồng vải sớm bằng phiếu điều tra đã xây dựng. Trực tiếp tiếp cận các chủ vườn, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển vải sớm Phúc Hòa để hiểu biết thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, những mong muốn, sự định trong tương lai của họ đối với sản xuất, từ đó có những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và đưa ra các giải pháp cho đề tài.

Phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Các cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ tại các HTX nông nghiệp nhằm thu thập các thông tin: về tình hình triển khai kỹ thuật sản xuất vải, các chính sách hỗ trợ được áp dụng tại địa phương...

+ Điều tra hộ

Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; thông tin tuổi, giới tính... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích..

Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra nghiên cứu:

Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp các thông tin có tính chất tổng quát, mang tính đại diện cao. Căn cứ vào tình hình sản xuất vải chín sớm trên địa bàn huyện Tân Yên, chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên cứu như sau:

Chọn 3 xã: Phúc Hòa, Liên Sơn, Tân Trung trên địa bàn huyện Tân Yên. Tân Yên có tổng cộng 24 xã, thị trấn song chỉ có 5 xã trồng vải chín sớm với diện tích 1000 ha. Tuy nhiên, trong 5 xã này thì chỉ có 3 xã Phúc Hòa (340 ha), xã Liên Sơn (84 ha), xã Tân Trung (90 ha), là trồng nhiều vải chín sớm và tập trung nhất. Chúng tôi chọn điều tra 80 hộ trên địa bàn 3 xã này với độ tuổi vườn cây từ 6 đến 10 tuổi . Trong đó điều tra 40 hộ trồng vải chín sớm và 40 hộ trồng vải chính vụ.

- Tiêu chí chọn mẫu điều tra:

Đặc điểm hộ trồng vải thiều tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiều loại hộ khác nhau. Việc chọn mẫu điều tra cần phải mang tính đại diện cho các loại hộ và với điều kiện sản xuất khác nhau. Do vậy, tiêu chí chọn hộ điều tra là:

+ Phải là những hộ có trồng vải thiều.

+ Hộ có quy mô diện tích trồng vải khác nhau: (ít, trung bình, khá): Hộ trồng dưới 1 ha; hộ trồng từ 1,0 đến 1,5 ha và hộ trồng trên 1,5 ha. Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo tỷ lệ đã được phân loại ở từng xã tiến hành điều tra.

- Phân loại nhóm hộ theo quy mô trồng:

+ Hộ trồng nhiều có tổng số diện tích trên 1,5 ha

+ Hộ trồng trung bình có tổng diện tích từ 1,0 đến dưới 1,5 ha + Hộ trồng ít có diện tích dưới 1 ha

- Cách chọn mẫu điều tra

Do chọn hộ phải phù hợp với các tiêu chí nên cách chọn mẫu điều tra được xác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng vải thiều, phân ra loại hộ có diện tích vải lớn, trung bình, ít); (2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ; (3) Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau. Kết quả chọn các hộ đại diện để điều tra được tổng hợp ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tổng hợp mẫu điều tra

ĐVT: Hộ Quy mô Nhóm Tổng Vải chín sớm Vải chính vụ Nhỏ ( 0,5 – 1 ha) 14 12 26 TB ( 1 – 1,5 ha) 18 25 42 Lớn ( > 1,5 ha) 8 13 21 Tổng 40 40 80

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin đã công bố: Thu thập được chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy sau đó thống kê dưới dạng bảng để phân tích tốc độ phát triển sản xuất của hộ, tốc độ phát triển của các yếu tố diện tích, sản lượng...

Thông tin điều tra: Toàn bộ số liệu được xử lý trên máy tính theo các chỉ tiêu điều tra trên phần mềm bảng tính Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả

- Phân tổ thống kê: theo nhóm hộ quy mô diện tích, theo vùng sinh thái, theo giống để làm cơ sở cho việc so sánh phân tích.

- So sánh: So sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu, các vùng, và giữa các nhóm hộ với nhau. Thông qua so sánh để tính được mức độ điển hình.

Phương pháp ma trận SWOT:

Sử dụng phân tích SWOT để phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức đối với các hộ sản xuất vải ch, kết hợp mặt mạnh với thách thức, mặt yếu với cơ hội để từ đó đưa ra giải pháp cụ thể.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa

- Đất đai: Diện tích đất nông, lâm nghiệp, diện tích đất phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa.

- Lao động: Tổng số lao động, số lao động nông nghiệp.

- Mức độ trang bị tư liệu sản xuất, vốn cho phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo chiều rộng

- Diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích vải chín sớm Phúc Hòa. - Số hộ và tốc độ tăng, giảm số hộ trồng vải chín sớm Phúc Hòa. - Sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng vải chín sớm Phúc Hòa. - Giá trị sản xuất và tốc độ tăng GTSX sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa

- Chi phí sản xuất và tốc độ tăng giảm chi phí sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa. - Giá trị sản lượng và tốc độ tăng giảm giá trị sản lượng vải chín sớm Phúc Hòa. - Khối lượng vải chín sớm Phúc Hòa tiêu thụ và tốc độ tăng giảm khối lượng sản phẩm vải chín sớm tiêu thụ.

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo chiều sâu

-Giá bán vải chín sớm Phúc Hòa

- Hiệu quả sử dụng chi phí: (GO/TC; VA/TC; MI/TC). - Hiệu quả sử dụng lao động: (VA/V; MI/V).

3.2.6. Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này

* Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất

- Chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, giá bán,...của huyện và của nhóm hộ.

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của hộ nông dân (thường là 1 năm).

GO= i n i iQ P ∑ =1 Trong đó: Pi là giá sản phẩm thứ i Qi là sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC-Intermediate Cost): là những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

∑ = = n i i C IC 1 Trong đó: Ci : Khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Giá trị gia tăng được tính theo công thức:

- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần còn lại của giá trị gia tăng sau khi đã khấu hao từ khấu hao TSCĐ, thuế. Nó bao gồm tất cả các khoản thực còn mà đơn vị sản xuất có được không phân biệt đó là lợi nhuận hay phần thu do chênh lệch

MI=VA - ( D+T ) Trong đó: - MI : Thu nhập hỗn hợp

- D : Khấu hao - T : Thuế.

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO)/IC - Thu nhập hỗn hợp (MI)/IC

- Chi phí trung gian (IC)/1tấn sản phẩm - Giá trị gia tăng (VA)/1 tấn sản phẩm - Giá trị sản xuất (GO)/1 công lao động - Giá trị gia tăng (VA)/1 công lao động - Thu nhập hỗn hợp (MI)/1 công lao động

- Hiệu quả sử dụng chi phí (GO/IC, VA/IC ): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất thu được ( giá trị tăng thêm ) với chi phí bỏ ra ( IC)

- Hiệu quả sử dụng sức lao động (GO/V, VA/V): là tỷ lệ so sánh giữa giá trị sản xuất ( giá trị tăng thêm) với chi phí lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VẢI CHÍN SỚM TOÀN HUYỆN TÂN YÊN

4.1.1. Vị trí cây vải trong ngành trồng trọt

Trong những năm vừa qua, cơ cấu cây trồng của huyện Tân Yên đã có thay đổi lớn và toàn diện, trong đó phải kể đến cây vải thiều luôn giữ vai trò quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)