Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 97)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển sản xuất và tiêu thụ vả

4.4.2. Các giải pháp chủ yếu

4.4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuât và bố trí sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa

Để cây vải thiều phát triển cần quy hoạch vùng trồng vải tập trung. Đồng thời, ý thức được tầm quan trọng của yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao uy tín, chất lượng cho thương hiệu "vải chín sớm Phúc Hòa" Bắc Giang nói chung UBND các huyện phối hợp với các ngành chức năng cần có hướng quy hoạch vùng chuyên canh vải thiều. Mở rộng diện tích trồng vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Chuyển đổi những vùng cây vải chất lượng thấp nên thay thế bằng những cây trồng khác có giá trị kinh tế cao.

Do đặc tính của vải thiều có tính mùa vụ cao, thời gian thu hoạch ngắn. Do vậy, khắc phục nhược điểm này nhằm kéo dài mùa vụ, cần chuyển dịch cơ cấu phù hợp cho các loại vải thiều. Mở rộng quy hoạch diện tích trồng và lai tạo vải thiều sớm và cực sớm, nhằm kéo dài thời gian thu hoạch.

Trong những năm vừa qua, diện tích trồng vải thiều nói chung của huyện Tân Yên và vải chín sớm Phúc Hòa nói riêng không ngừng tăng lên, tuy nhiên còn một số diện tích mang tính tự phát. Chính vì thế cần dựa vào các tính chất đất đai, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và lợi thế của từng huyện từ đó có quy hoạch chi tiết cho từng vùng và khuyến cáo nông dân phát triển theo quy hoạch.

Trên địa bàn Huyện cần tập trung mở rộng diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP ở một số xã như Ngọc Vân, Ngọc Lý,.. và các huyện lân cận có vùng trồng vải lớn như huyện Lục Nam, Yên Thế..

Tỉnh Bắc Giang đã xây dựng đề án quy hoạch vùng sản xuất vải thiều trong đó có huyện Tân Yên được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.21. Dự kiến diện tích vải an toàn của vùng quy hoạch vải an toàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

TT Huyện

Diện tích vải an toàn

Năm 2015 Năm 2020 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Lục Ngạn 7600 70,37 10550 69,73 2 Lục Nam 1200 11,11 1.550 10,24 3 Lạng Giang 1000 9,26 1323 8,74 4 Tân Yên 600 5,56 957 6,33 5 Yên Thế 400 3,70 750 4,96 Tổng số 10.800 100,00 15.130 100,00 Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang (2015)

Quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn của tỉnh Bắc Giang: diện tích vải an toàn đến năm 2020 trong vùng sẽ được tập trung chủ yếu tại 67 xã, thị trấn/5 huyện.

Tổng diện tích quy hoạch của từng giai đoạn cụ thể như sau:

+ Đến năm 2015, tổng diện tích vải an toàn trong vùng đạt 10.800 ha, cụ thể các huyện: Lục Ngạn 7600 ha, chiếm 70,37% tổng diện tích vải an toàn của vùng; Lục Nam 1200 ha, chiếm 11,11% tổng diện tích vải an toàn của vùng; Lạng Giang 1000 ha, chiếm 9,26% tổng diện tích vải an toàn của vùng; Tân Yên 600ha, chiếm 5,56% tổng diện tích vải an toàn của vùng; Yên Thế 400 ha, chiếm 3,7% tổng diện tích vải an toàn của vùng.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển sản xuất

a. Phát triển cơ sở hạ tầng - Phát triển thủy lợi:

Nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu định ra trong công tác thủy lợi cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng mới thêm một số trạm bơm

tưới tiêu, cứng hóa kênh mương để đảm bảo tưới tiêu chủ động, tiết kiệm nước nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế các thiệt hại do hạn úng gây ra.

- Phát triển giao thông:

Giao thông là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thực tế đã chứng minh những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển thì khu vực đó các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Vì vậy, việc cải tạo, mở mang các tuyến đường giao thông, nâng cấp các tuyến hiện có là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu.

- Cải tạo nâng cấp hệ thống điện:

Hệ thống cấp điện cho huyện tương đối hoàn chỉnh và phủ kín cho 100% số xã trong huyện. Tuy nhiên, để tăng khả năng cấp điện cho huyện trong thời gian tới huyện sẽ nâng cấp, lắp đặt thêm 43 trạm hạ thế và nâng công suất trạm trung gian gấp 2 lần so với năm 2015.

- Thông tin liên lạc:

Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc của huyện khá phát triển, tuy nhiên cần nâng cao hệ thống thông tin liên lạc hơn nữa. Hiện nay, tất cả Ủy ban nhân dân các xã đã trang bị điện thoại, đài phát thanh nhưng việc tuyên truyền những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về cây ăn quả còn hạn chế, các thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên. Chính vì vậy, người sản xuất còn rất nhiều lúng túng trong việc tìm kiếm thông tin thị trường cho sản phẩm. Chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần lập ra bộ phận thu thập thông tin, cập nhật những tin tức về tình hình diễn biến của thị trường để cung cấp cho ngưới sản xuất và người dân. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa – Thông tin cần tham mưu cho lãnh đạo để xây dựng các điểm Internet và phổ biến cách truy cập cho người sản xuất và người dân.

b. Giải pháp kỹ thuật sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa

* Đáp ứng tốt nguồn giống vải thiều chất lượng và sạch bệnh

Theo ý kiến người dân thì cây trồng giống tốt là một trong những yếu tố khởi đầu nhất cho quá trình đầu tư xây dựng một vườn vải có năng suất cao và ổn định, giảm chi phí đầu tư khi trồng mới mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong thời gian tới, cán bộ khuyến nông xã cần kết hợp với cán bộ kỹ thuật của tỉnh về sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa:

- Tổ chức nhiều các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng vải thiều, vải chín sớm Phúc Hòa theo đúng quy trình VietGAP, cách phòng trừ sâu bệnh hại và cách nhận biết giống sạch cho các hộ.

-Tổ chức giống cây trồng của huyện cần phải chọn lọc giống cây chất lượng, sạch bệnh để cung ứng cho người dân.

-Tổ chức nhân giống kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và cung cấp giống

cây đến từng xã.

* Chú trọng công tác chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây vải chín sớm Phúc Hòa

Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao và thể hiện rõ lợi thế cạnh tranh trong toàn bộ quá trình sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa. Trong giai đoạn này, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật cần được quan tâm cả về đầu tư chăm bón và thu hoạch sản phẩm. Công tác chăm bón, cần quan tâm tới hai công việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại.

Ngoài ra cần thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tượng thiếu phân vi lượng như: thiếu kẽm, magie, thiếu sắt.. để bón bổ sung.

Tiến hành các việc như làm cỏ, cuốc ải, vệ sinh đồng ruộng. Đặc biệt phải chú ý tưới nước giữ ẩm cho vườn cây sau thu hoạch.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Phòng trừ sâu bệnh hại là một vấn đề vô cùng quan trọng trong trồng và chăm sóc vải thiều. Cây vải thiều thường bị một số bệnh chính như: Bọ xít, sâu đục thân cành... Sâu bệnh hại vải là vấn đề rất cần phải chú ý và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như tuổi thọ của cây vải. Cần tuân thủ quy trình VietGAP với các chỉ định đúng về thuốc BVTV và thời gian cách ly như vậy sẽ làm giảm lượng phân bón.

* Áp dụng công nghệ sau thu hoạch vải chín sớm Phúc Hòa

Công nghệ thu hoạch bảo quản trong tiêu thụ vải thiều cần được đầu tư kỹ lưỡng. Sản phẩm vải chín sớm Phúc Hòa đặc biệt là các sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP chủ yếu tiêu thụ quả tươi. Thời gian thu hoạch vải thiều chỉ trong phạm vi 2 - 3 tuần.

Muốn kéo dài thời gian tiêu thụ cần phải bảo quản và chế biến. Công nghệ chế biến bảo quản của ta còn ở trình độ thấp, bảo quản chủ yếu bằng kinh nghiệm chọn và phân loại quả, loại bỏ những quả bị bệnh, bị xây xát, quả không đạt tiêu chuẩn tiêu thụ, đóng gói và cất giữ và nơi thoáng mát chờ bán.

Phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sấy vải khô, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vải quả tươi và vải sấy khô, qua đó tập huấn giúp người dân nắm bắt được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp họ có được những kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, đạt tiêu chuẩn.

c. Giải pháp sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGAP

Giải pháp về quản lý, kiểm tra quy trình sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo tiêu chuẩn VietGAP

+ Để hỗ trợ cho công tác quản lý sản xuất sơ chế vải thiều theo quy trình VietGAP, đồng thời tạo điều kiện cho người sản xuất tự khẳng định chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Các cơ quan chức năng như: Viện rau quả Trung ương, Chi cục QLCLNLTS… cần tăng cường hướng dẫn và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGAP cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu và đủ điều kiện tại trên địa bàn xã nhất là số hộ đã được chứng nhận năm 2012 và các hộ sản xuất vải thiều trên toàn huyện.

+ Thời gian đầu áp dụng sản xuất theo quy trình, Sở NN và PTNT tỉnh Bắc Giang cần phân công cán bộ kỹ thuật phối hợp với địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất và sơ chế. ( Số lượng cán bộ tuỳ theo quy mô sản xuất) cụ thể: tăng cường chỉ đạo giám sát thực hiện các yêu cầu của quy trình sản xuất (đặc biệt là sử dụng thuốc BVTV); thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh, dự tính mức độ phát sinh của sâu bệnh và ra thông báo hướng dẫn phòng trừ kịp thời.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và sơ chế

Nội dung kiểm tra: vùng sản xuất, nguồn nước sử dụng, chủng loại phân bón, thuốc BVTV( liều lượng, kỹ thuật, thời gian cách ly ..), lấy mẫu sản phẩm để phân tích dư lượng độc hại. Đối với cơ sở có sơ chế: kiểm tra môi trường sơ chế, hợp đồng thu mua (nếu có), trang thiết bị, nguồn nước rửa, điều kiện vệ sinh, sức khỏe người lao động, bảo hộ lao động, bao bì sản phẩm.

Đơn vị tham gia kiểm tra, giám sát: Thanh tra chuyên ngành các đơn vị: Chi cục BVTV, chi cục QLCLNLTS; Thanh tra nhà nước các Sở NN và PTNT, Sở Thương mại, Sở Y tế...; Các địa phương: UBND các xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn, ban quản lý HTX.. nông dân giám sát lẫn nhau, người tiêu dùng giám sát…Thực hiện thường xuyên, định kỳ, hoặc đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn. Xử lý triệt để những vi phạm.

Mở rộng phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa với quy trình VietGAP theo mô hình trang trại, nhóm liên kết sản xuất

Khuyến khích các hộ gia đình sản xuất có qui mô lớn có nhu cầu sản xuất theo quy trình VietGAP thành lập trang trại hoặc liên kết các hộ ở gần nhau lại thành nhóm liên kết sản xuất các HTX. Cần phải có cơ chế chính sách phù hợp ở địa phương để tạo điều kiện cho các trang trại, HTX phát triển. Các trang trại, HTX cần phải có sự liên kết với nhau để hỗ trợ nhau cùng phát triển, các trang trại hợp tác với các tổ chức thu mua, chế biến nông sản tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Giải pháp cho mô hình HTX sản xuất vải thiều an toàn

Để thúc đẩy phát triển sản xuất vải chín sớm Phúc Hòa theo quy trình VietGAP, ngoài những giải pháp chung như tuyên truyền, tập huấn, quản lý giám sát của các tổ chức chuyên ngành, lựa chọn giống và luân canh cây trồng. Bao gồm các hộ nông dân tham gia sản xuất vải thiều VietGAP trên địa bàn huyện Tân Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung cần phải có những giải pháp cụ thể như:

- Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ HTX: Cán bộ HTX cần tự nhận thức được những mặt yếu kém của mình, tích cực tham gia các hiệp hội, các lớp tập huấn, các hôi nghị hội thảo chuyên ngành, tham quan học hỏi kinh nghiệm các cơ sở điển hình, chăm chỉ học tập nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn về kỹ thuật, về thị trường.

- Kêu gọi đầu tư, hỗ trợ, góp vốn, kỹ thuật: Từ các tổ chức xã hội, các cấp các ngành, các doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, khu sơ chế, phương tiện vận chuyển. Bổ sung nhân lực vào việc tìm kiếm khai thác mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo VietGAP và quá trình giám sát, hướng dẫn hộ xã viên thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP.

- Liên kết doanh nghiệp- HTX- hô nông dân: Thắt chặt mối liên kết sản xuất giữa các hộ xã viên, giữa hộ xã viên và HTX từ đó sẽ nâng cao được ý thức sản xuất theo quy trình trên tinh thần tự nguyện tự giác của từng hộ, tiến đến đăng ký thương hiệu chung cho sản phẩm bằng cách phân tích đưa ra định hướng phát triển đề hộ thấy được lợi ích lâu dài của việc liên kết sản xuất theo quy trình VietGAP; đảm bảo chia sẻ quyền lợi, lợi ích một cách bình đẳng giữa hộ xã viên và HTX: thu mua đổng đều giữa các hộ, thu mua hết, giá cả hợp lý ngay cả khi khan hiếm hay dư thừa..; Cán bộ HTX gần gũi vừa chỉ đạo vừa thực hiện cùng hộ xã viên trong cả quá trình sản xuất; tăng cường tổ chức hội họp xã viên, khuyến khích động viên tư tưởng, tuyên dương hộ xã viên tiêu biểu sản xuất theo quy trình.

4.4.2.3. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm

- Trước hết, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cần phải có một chiến lược (kế hoạch) phát triển và quảng bá rộng rãi thương hiệu Vải chín sớm Phúc Hòa đặc biệt là các sản phẩm được chứng nhận VietGAP của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như các khoản kinh phí đầu tư cần thiết (hiện nay chưa có chiến lược cụ thể, nên các hoạt động vẫn mang tính đơn lẻ, rời rạc, không đồng bộ, không tập trung, không được quan tâm thoả đáng, ...).

- Phòng Kinh tế huyện Tân Yên phải có kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xác định dung lượng thị trường một cách khá cụ thể, rõ ràng, có tầm chiến lược để làm cơ sở quy hoạch vùng, mở rộng diện tích trồng vải thiều hàng hoá.

- Phòng Kinh tế huyện Tân Yên kết hợp với UBND các xã Phúc Hòa, Tân Trung, Hợp Đức cần xây dựng kênh tiêu thụ hợp lý trình lên Sở Công Thương tỉnh phê duyệt góp ý để giảm thiểu chi phí các khâu trung gian, chi phí bảo quản chế biến, giảm thời gian lưu thông và tăng chất lượng sản phẩm hàng hoá và vẫn mở rộng, phát triển được thị trường.

Lựa chọn kênh tiêu thụ phải căn cứ vào: mục tiêu của kênh; yêu cầu về mức độ bao phủ thị trường; yêu cầu về mức độ điều khiển kênh; thời gian lưu thông sản phẩm của kênh; xem xét đến tổng chi phí và phân phối của cả kênh; mức độ linh hoạt của kênh; đặc điểm của sản phẩm; đặc điểm của khách hàng; đặc điểm của trung gian phân phối; đặc điểm của môi trường kinh doanh ...

- Tăng cường sự liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; cần xây dựng hệ thống các kênh phân phối ổn định, chú trọng thiết lập hệ thống các cửa

hàng, quầy bán và giới thiệu sản phẩm vải thiều tại các thành phố, nơi có sức mua lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, ... để quảng bá, khuyếch trương thương hiệu vải chín sớm Phúc Hòa Bắc Giang.

- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, mở rộng thị trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất vải chín sớm phúc hòa trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 97)