2.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn trong và ngoài nƣớc
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ở tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc đã thực hiện phân công, phân cấp cho các chính quyền địa phương trong quản lý các quỹ, các loại vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Vốn NS Nhà nước đầu tư thông qua các Quỹ chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.
Trung Quốc có nền kinh tế phát triển nhưng rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn
vào đầu tư. Vốn NSNN cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở
hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế
Trung Quốc là một nước hiện tại có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trên thế giới, liên tục trong mười năm liền có tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm; quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, đặc biệt là các đô thị mới được quy hoạch hoàn chỉnh và đáp ứng được các nhu cầu của hiện đại hóa; việc chống tham nhũng trong hệ thống của bộ máy Nhà nước cũng như trên toàn bộ xã hội được triển khai rầm rộ và xử lý tương đối nghiêm khắc, có thể nói là “rắn” đối với những hành vi tham nhũng… Tuy vậy, theo đánh giá của thế giới thì kinh tế Trung Quốc đang phát triển quá nóng, đầu tư vượt khả năng cân đối phát triển bền vững các nguồn lực. Theo đánh giá của Giáo sư Trương Anna, Học viện Tài chính - Tiền tệ Đại học nhân dân Trung Quốc về những tồn tại cần khắc phục trong cơ chế đầu tư hiện hành của Trung Quốc nói chung và tỉnh Quảng Đông nói riêng:
-Phân định chức năng giữa Nhà nước và doanh nghiệp không rõ ràng, làm
cho Nhà nước phải bao cấp quá nhiều, dẫn đến không tập trung tài lực để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô làm hạn chế công tác quy hoạch chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn cũng như để cải thiện môi trường ứng đầu tư trong tương lai. Hơn nữa, quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô vẫn mang đậm tính hành chính không chú trọng tới các công cụ kinh tế và tác dụng điều tiết của thị trường. Vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện thể chế quản lý vĩ mô mới có thể phát huy tác dụng điều tiết của Nhà nước. Các quy định quản lý đều yêu cầu công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
Hiện nay, ở Trung Quốc xuất hiện tình trạng vì lợi ích cục bộ của địa phương nên các chủ đầu tư, đặc biệt là các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp Nhà nước đã mở rộng đầu tư rất mạnh, nhưng không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm rủi ro đầu tư. Động thái này dẫn đến: Quy mô đầu tư quá lớn, mất cân đối cơ cấu đầu tư và dẫn tới hiệu quả đầu tư thấp là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, đầu tư với quy mô quá lớn và mất cân đối làm cho nền kinh tế tăng trưởng “nóng”, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội. Do đó, cần
phải cấp thiết kiện toàn cơ chế ràng buộc trách nhiệm rủi ro trong ứng vốn nói chung và sử dụng vốn NSNN nói riêng;
-Thể chế pháp luật không kiện toàn, hệ thống các văn bản pháp quy về
quản lý đầu tư hiện hành còn nhiều khiếm khuyết: Quản lý Nhà nướccồng kềnh phân tán không có sự ràng buộc trách nhiệm rõ ràng và nghiêm túc về trách nhiệm, tình trạng thất thoát, bớt xén còn nhiều phổ biến, nội dung văn bản không theo sát, đón đầu được diễn biến của thực tiến, tác nghiệp hoạch định còn nặng theo xử lý tình thế, nên văn bản quá nhiều nhưng chỉ thực hiện trong một thời kỳ ngắn, làm phức tạp hóa công tác tiếp cận văn bản quản lý và hạn chế tác dụng chỉ đạo, điều tiết hoạt động đầu tư. Một trong những hướng hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư là khắc phục các khiếm khuyết này.
Qua một số đánh giá tồn tại yếu kém trong cơ chế đầu tư của Quảng Đông - Trung Quốc và hướng hoàn thiện cơ chế đầu tư là những điều cần phải để cho chúng ta suy ngẫm về hướng hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư nói chung của nước ta.
2.2.1.2. Kinh nghiệm trong nước (Thành phố Đà Nẵng)
Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý nhà nước ở lĩnh vực đầu tư XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội cụ thể:
- Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của UBND thành phố Đà Nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư và xây dựng: từ xin chủ trương đầu tư;chọn địa điểm đầu tư;lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tư; đền bù và giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu;tổ chức thi công;quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát VĐT; nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm,
quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành VĐT và xây dựng.
Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nước đã tạo một bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nước.
- Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này.
- Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:
Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND thành phố ban hành Nghị quyết riêng. Nội quy của quy định này dựa trên lôgic: khi Nhà nước thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện sống môi trường của khu vực này thì người dân được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.
Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Thành phố đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp để triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về VĐT XDCB của NSNN nói chung.
phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trường hợp xung yếu. Tác động tới niềm tin của nhân dân đối với sự quan tâm của Nhà nước, mặt khác gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nước ở thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của Nhà nước.
2.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Một là, vốn NSNN đầu tư thông qua các Quỹ chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.
Với những nước có nền kinh tế phát triển nhưng rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư.
Hai là,với phương châm vốn NSNN cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung, chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT.
Ba là, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT.
- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều
tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu
dài,hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong mộ t thời gian ngắn.
Bốn là, xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Năm là, chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.
Sáu là, phải nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sang đối thoại trực tiếp với nhân dân.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Giới thiệu tỉnh Bắc Ninh 3.1.1. Giới thiệu tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện. Được phân chia thành 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã.
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích