Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn ứng dụng cho các dự án phát triển đất tại quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện. Được phân chia thành 126 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 23 phường, 6 thị trấn và 97 xã.

Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa.

Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất đồng bằng Sông Hồng và cũng là tỉnh nhỏ nhất nước, với dân số cũng chỉ hơn một triệu người, nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng GDP năm 2010 là 32,74%, đứng vị trí thứ nhất trong số các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ.

Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Bắc Ninh là 59,57, đứng thứ 16 trong số 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như Canon, Nippon Steell, Nikon Seiki, Sumsung, Sentec, Nokia… đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh.

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.

* Dân số và lao động

Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.153.600 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 568.055 người và nữ 586.605 người; khu vực thành thị 330.219 người, chiếm 28% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 824.441 người, chiếm 72%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

* Điều kiện kinh tế xã hội

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%

Năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt hơn 109 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng đạt 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ lệ giá trị khu vực dịch vụ tăng, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 705 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%, Giá trị xuất khẩu đạt 22,8 tỷ USD, tăng 4,1% tiếp tục khẳng định vị thế trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 5.129 USD/năm.

Thu ngân sách tiếp tục hoàn thành vượt kế hoạch năm, đạt 16.835 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 12.151 tỷ đồng, tăng 1.753 tỷ so với năm 2015. Bắc Ninh tiếp tục là 1 trong số 13 tỉnh, thành phố cả nước tự cân đối ngân sách và có điều tiết một phần về Trung ương.

Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP)

năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng

trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm

2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp

của Bắc Ninh đứng thứ 2cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới

giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017.

Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh với cơ chế, giải pháp thông thoáng. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với 160 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư ước 1.112 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh khoảng 16 tỷ USD.

tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,85 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5% và giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.597,7 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).

Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành rà soát, chuẩn hóa lại số liệu về phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 và dự kiến các chỉ tiêu năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục chủ động, tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá, phấn đấu xây dựng và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bắc Ninh còn định hướng phát triển kinh tế tư nhân như phát triển công nghiệp hỗ trợ, làng nghề truyền thống. Những làng nghề như gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, tranh Đông Hồ, đúc phế liệu Mẫn Xá, đúc đồng Quảng Bố,… giúp giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.

* Công nghiệp - Công nghệ thông tin

Đây là động lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể đa phần là làng nghề. Tuy nhiên hết năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 84.884 tỷ đồng (CĐ1994).Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như SamSung, Canon, Nokia. Đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn và các huyện Bắc Sông Đuống sẽ trở thành các trung tâm công nghiệp của toàn tỉnh và các huyện còn lại ở bờ Nam Sông Đuống sẽ là khu vực phụ trợ cho bờ bắc với trung tâm là huyện Thuận Thành sẽ là cửa ngõ tới các tỉnh, thành phố công nghiệp khác như Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng qua các tuyến quốc lộ 38, 5A cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, 17...

* Đầu tư

Năm 2011, Bắc Ninh là tỉnh có "chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh" đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, Samsung, Microsoft, ABB, Foxconn.

Đầu tư trong nước: Quý I/2013, toàn tỉnh đã cấp GCNĐT mới cho 12 dự án đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký 665 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 673 dự án đầu tư trong nước được cấp GCNĐT với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 75.079 tỷ đồng.

Đầu tư nước ngoài: Quý I/2013, toàn tỉnh đã cấp GCNĐT mới cho 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 80,52 triệu USD; cấp GCNĐT điều chỉnh tăng vốn cho 08 dự án với mức vốn tăng thêm 27,72 triệu USD; tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 108,24 triệu USD; thu hồi 01 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Luỹ kế đến nay, toàn tỉnh có 390 đơn vị FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 4,7 tỷ USD.

Năm 2015, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,46 tỉ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,32 tỉ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,95 tỉ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,52 tỉ USD và 1,94 tỉ USD.

* Thương mại - Dịch vụ

Xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 tăng trung bình là 47,91%/năm; giai đoạn 2005-2010 tăng 90,92%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD. Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu của cả nước. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123 tỷ USD với tốc độ tăng tới 87,2% so với cùng kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong năm 2013 có thể kỳ vọng đây sẽ là mặt hàng đầu tiên vượt qua mốc 20 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào quy mô và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bắc Ninh xuất siêu 180 triệu USD[27]. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý sử dụng vốn ứng dụng cho các dự án phát triển đất tại quỹ phát triển đất tỉnh bắc ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)