Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra hệ thống ngân hàng vì mục tiêu thu lợi nhuận của hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được

các ngân hàng thực hiện một cách đồng bộ, không phân biệt ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng thương mại nhà nước , NHTM trong nước và NHTM có vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. NHNN cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng , phát hiện các dấu hiệu phát sinh ra các khoản nợ xấu cho NHTM, từ đó đề ra các giải pháp xử lý nợ xấu dứt điểm, làm lành mạnh tình hình tài chính NHTM. Qua đó, nâng cao tính minh bạch , công khai, tăng độ tin cậy ngân hàng đối với khách hàng.

Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán, quy định hạch toán kế toán theo sát với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng và khách hàng.

Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, mạch máu lưu thông vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM dựa vào công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến tối ưu đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tăng cường cổ phần hóa các NHTM nhà nước sẽ đẩy nhanh năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ năng quản trị phù hợp với thực tế của một nền kinh tế tăng trưởng liên tục, bền vững và năng động.

NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để tạo động lực cho các NHTM tăng cường, mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nền kinh tế. Nhất là nâng cao khả năng trích lập dự phòng rủi ro một chính chính xác, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ không thể lường trước được và không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ cần phải đúng thời điểm, nhất là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đang gặp khó khăn, nên kinh tế suy thoái, kích thích tăng tính thanh khoản của hệ thống, tạo động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước đi lên, qua cơn thử thách như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (2009), Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hoá. Truy cập tại http://www.vnbaorg.info/index.php?option=com_content&task=view&id=16&Item id=54

2. Minh Minh (2017). Giám đốc VIB Thái Nguyên hầu tòa vì cáo buộc chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng. Truy cập ngày 04/07/2017 tại http://antt.vn/giam-doc-vib-thai- nguyen-hau-toa-vi-cao-buoc-chiem-doat-hang-chuc-ti-dong-19647.htm

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về nội dung sửa đổi về trích lập dự phòng rủi ro. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015). Tổng hợp báo cáo tình hình nợ xấu các

NHTM Việt Nam năm 2014.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016). Tổng hợp báo cáo tình hình nợ xấu các NHTM Việt Nam năm 2015.

7. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2015). Báo cáo thường niên 2014. 8. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2016). Báo cáo thường niên 2015. 9. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2017). Báo cáo thường niên 2016.

10. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2015). Báo cáo phân loại nợ định kỳ 2014. 11. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2016). Báo cáo phân loại nợ định kỳ 2015. 12. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2017). Báo cáo phân loại nợ định kỳ 2016. 13. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (2015). Sổ tay tín dụng.

14. Quốc hội (2010). Luật số 47/2010/QH12: Luật các tổ chức tín dụng. Công báo số 568 + 569 ngày 28/9/2010.

15. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012). Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

16. Phan Thị Ly (2015). Quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng.

17. Phan Thị Thu Hà (2014). Giáo trình Ngân hàng Thương mại. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 97 - 99)