4.1.2.1. Công tác phòng ngừa nợ xấu
Để góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh, chi nhánh đã ngày càng hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng, chuẩn hóa tất cả quá trình tiếp xúc khách hàng, phân tích, cho vay và thu nợ đối với khách hàng. Quy trình tín dụng tại VIB chi nhánh Thái Nguyên gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích khách hàng trước khi cấp tín dụng, tức là thu và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng. Hồ sơ mà khách hàng cần lập bao gồm:
Hồ sơ pháp lý: Các tài liệu chứng minh được năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, gồm có bản sao có công chứng các giấy tờ sau: (Bản sao công chứng nhà nước)
- Giấy phép hành nghề (nếu có);
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (nếu có); - Quyết định thành lập (nếu có);
- Giấy đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng nhận phần góp vốn của từng thành viên (đối với khách hàng hoạt động theo luật DN).
- Điều lệ hoạt động (nếu có);
- Giấy phép đầu tư và Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh) hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Có vốn điều lệ theo qui định. - Đăng ký mã số thuế.
- Quyết định bổ nhiệm người điều hành, kế toán trưởng;
- Biên bản họp của Hội đồng quản trị (với công ty liên doanh, công ty cổ phần…) hoặc văn bản ủy quyền của các thành viên góp vốn (với Công ty hợp danh, Công ty TNHH…) về việc ủy quyền người đại diện hợp pháp thực thi các quan hệ giao dịch với VIB: thế chấp, vay nợ, cầm cố… (nội dung ủy quyền phải ghi rõ ràng, cụ thể).
- CMND của người đại diện vay vốn.
Các văn bản khác theo như quy định của pháp luật (nếu có)
- Hồ sơ khoản vay: cần nêu rõ hồ sơ, phương án, dự án vay vốn. - Giải trình hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án;
- Kế hoạch trả nợ gốc, lãi (nêu rõ nguồn trả nợ, thời gian hoặc kỳ hạn trả nợ);
- Đơn đề nghị vay vốn; - Mục đích sử dụng vốn vay;
Các tài liệu phản ánh tình hình kinh doanh và khả năng tài chính đến trước thời điểm xin vay vốn của khách hàng và người bảo lãnh (nếu có)
- Các thuyết minh báo cáo tài chính về tình hình vay nợ, tồn kho, phải thu, phải trả, tăng giảm tài sản cố định;
- Báo cáo tài chính (03 năm gần nhất và báo cáo nhanh trong thời gian từ đầu năm tài chính đến thời điểm vay vốn);
- Các báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Các tài liệu khác (nếu có) liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng. Nếu chi nhánh ngân hàng
đồng ý cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng sau khi đã tiến hành phân tích khách hàng thì cả hai bên cùng kí kết hợp đồng.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng. Sau khi hai bên
cùng kí kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng.Bên cạnh việc cấp tín dụng, ngân hàng phải theo dõi, kiểm tra khách hàng.
Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới. Quan hệ tín dụng
kết thúc khi ngân hàng thu hồi được hết cả gốc và lãi. Việc xem xét và đánh giá khách hàng có ý nghĩa quan trọng giúp ngân hàng kịp thời đề ra các phán quyết mới liên quan tới tính an toàn của khoản tín dụng.
Trong môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, VIB chi nhánh Thái Nguyên đã thực hiện quy trình tín dụng nhanh gọn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của các khoản vay, hạn chế rủi ro phát sinh. VIB chi nhánh Thái Nguyên cũng phân tích về các rủi ro có thể đến từ phía khách hàng.
Kèm theo chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng nhằm làm hạn chế những rủi ro, hạn chế nợ xấu, VIB chi nhánh Thái Nguyên còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân định quyền hạn và trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật đối với các nhân viên tín dụng.
Để mở rộng tín dụng một cách có hiệu quả, VIB chi nhánh Thái Nguyên không ngừng đa dạng hóa các hình thức tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, các hình thức cho vay được áp dụng rộng rãi cho khách hàng cá nhân, tổ chức KTXH cũng như các định chế tài chính, đa dạng hóa phương thức cho vay, cụ thể:
Với khách hàng là doanh nghiệp: Cho vay theo dự án đầu tư; Vay theo hạn mức tín dụng dự phòng; Cho vay ngắn hạn theo hạn mức; Cho vay hợp vốn; Cho vay theo hạn mức thấu chi; Cho vay ngắn hạn theo món; Các phương thức cho vay khách. Với khách hàng là cá nhân: Cho vay theo hạn mức; Cho vay từng lần; Cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm; Cho vay trả góp; Các loại hình cho vay bán lẻ khác.
Mở rộng tín dụng kết hợp với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Để phòng ngừa rủi ro, chi nhánh đã tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VIB chi nhánh Thái Nguyên được áp dụng theo quy định của ngân hàng VIB gồm 3 phần:
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng;
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp)
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân…
Trong số đó, phần hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là chủ yếu vì đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất tại chi nhánh.
VIB chi nhánh Thái Nguyên thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm 14 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như: Ngành nghề hoạt động; Loại hình sở hữu của khách hàng; Quy mô hoạt động… Tùy vào tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau với các khoản nợ xấu bao gồm nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5, cụ thể như sau:
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng thì dư nợ sẽ được phân loại theo kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam. Căn cứ vào kết quả của Hệ thống xếp hạng tín dụng Nội bộ, các khoản nợ của khách hàng sẽ được phân loại vào các nhóm nợ tương ứng như sau:
Bảng 4.6. Xếp hạng tín dụng tại VIB chi nhánh Thái Nguyên
Xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5
Nguồn: Phòng Hỗ trợ tín dụng VIB chi nhánh Thái Nguyên
Trường hợp phân loại nợ của các tháng không trùng với kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: đơn vị thành viên sử dụng kết quả xếp hạng của kỳ xếp hạng tín dụng nội bộ gần nhất (liền kề) để thực hiện phân loại nợ.
4.1.2.2. Công tác xử lý nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên
Đối với các khoản nợ xấu đã phát sinh, VIB chi nhánh Thái Nguyên xử lý nợ theo quy định của ngân hàng VIB, cụ thể như sau:
Bảng 4.7. Kết quả xử lý nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng) So sánh (%)
2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Bình quân Tổng Nợ xấu 5.918 6.360 8.087 107,47 127,15 116,90 Nợ xấu xử lý 3.793 3.880 4.509 102,29 116,21 109,03 Thu nợ trực tiếp 862 892 1.011 103,48 113,34 108,30 Xử lý bằng quỹ DPRR 1.684 1.715 2.013 101,84 117,38 109,33 Cơ cấu lại nợ 371 378 445 101,89 117,72 109,52 Bán nợ 318 324 376 101,89 116,05 108,74 Xử lý bằng pháp lý 252 225 299 88,93 132,89 108,71 Khác 305 346 365 113,44 105,49 109,39 Tỷ lệ nợ xấu xử lý (%) 64,09 61,01 55,76 95,18 91,39 93,27
a. Tiến hành cơ cấu lại nợ
Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tạm thời khó khăn về tài chính nhưng vẫn kiên quyết tự tìm giải pháp vượt qua, vẫn có thiện ý trả nợ ngân hàng, chi nhánh thực hiện cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm. Cụ thể như sau:
Như vậy, công tác xử lý bằng cách tái cơ cấu nợ tại chi nhánh bao gồm các hình thức điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và miễn giảm một phần nợ lãi vay cho khách hàng. Với mức nợ được giải quyết trong năm 2014 là 371 triệu đồng, năm 2015 là 378 triệu đồng và 445 triệu đồng trong năm 2016. Thông thường chi nhánh sẽ điều chỉnh kỳ hạn nợ bằng cách tăng thêm kỳ hạn cho khách hàng với mức tăng kỳ hạn từ 6 - 12 tháng tùy vào uy tín và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với việc gia hạn nợ, chi nhánh lựa chọn những doanh nghiệp có thiện chí hợp tác và tình hình kinh doanh có dấu hiệu khả quan với thời hạn gia hạn nợ từ 3 - 6 tháng theo từng khách hàng cụ thể. Tỷ lệ xử lý theo hình thức cơ cấu nợ chiếm tỷ trọng cũng thấp khoảng 10% trong các hình thức xử lý nợ xấu. Trong đó chi nhánh ưu tiên xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi, biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại tại ngân hàng. Riêng trong năm 2015, VIB Thái Nguyên đã giảm lãi suất cho hơn 20 trường hợp khách hàng, trong đó có 15 trường hợp là khách hàng doanh nghiệp vì lý do kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp không có khả năng chi trả cho ngân hàng nhưng vì là những khách hàng lâu năm nên VIB Thái Nguyên đã giảm mức lãi suất và gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng.
b. Thành lập Phòng Hỗ trợ tín dụng
Phòng Hỗ trợ tín dụng hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, bảo lãnh thế chấp từ các phòng khác có liên quan. Kiểm tra, rà soát tính đúng đắn và chính xác của hồ sơ tín dụng theo quy định; tiếp nhận hồ sơ giải ngân tín dụng từ phòng quan hệ khách hàng, sau đó cấp bảo lãnh và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các điều kiện giải ngân, cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng đã ký; lập tờ trình để giải ngân, cấp bảo lãnh lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tất cả kế hoạch giải ngân, thông báo các khoản nợ đến hạn cho phòng quan hệ khách hàng; lập đề nghị thu nợ; giám sát, theo dõi việc thực hiện hợp đồng; kiểm soát diễn biến của các khoản tín dụng, phát hiện và xử lý những rủi ro.
Một khi nợ xấu xuất hiện, phòng hỗ trợ tín dụng triển khai các biện pháp để thu hồi vốn trực tiếp từ khách hàng vay. Nhờ có hoạt động của phòng hỗ trợ tín dụng mà dư nợ xấu giảm đi đáng kể.
Với việc thành lập phòng hỗ trợ tín dụng, số khoản nợ xấu được thu hồi trong 3 năm 2014 - 2016 là 65 khoản nợ xấu, giúp giải quyết phần nào nợ xấu đang còn tồn đọng tại chi nhánh ngân hàng. Hình thức thu nợ trực tiếp được phòng hỗ trợ tín dụng hỗ trợ cách triệt để, với mức thu nợ xấu năm 2014 đạt 862 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 892 triệu đồng và năm 2016 tiếp tục tăng 1.011 triệu đồng tương ứng tăng 13,34% so với 2015. Hình thức thu nợ trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức thu nợ tại chi nhánh (chiếm khoảng 22%), tuy nhiên hình thức này khó áp dụng với những khách hàng không có thiện chí trả nợ.
c. Xử lý tài sản đảm bảo
Xử lý tài sản đảm bảo cũng là một cách để chi nhánh ngân hàng giải quyết các khoản nợ xấu trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả. Hình thức xử lý là thu hồi tài sản đảm bảo hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Nhưng riêng đối với tài sản bảo đảm có thể được xác định giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường (trừ quyền sử dụng đất) thì tài sản được bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục như bán đấu giá, đồng thời phải báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).
Còn trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận nào hoặc không thỏa thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận tại VIB chi nhánh Thái Nguyên, gồm có:
+ Bán tài sản (bên bảo đảm trực tiếp bán tài sản cho người mua, chi nhánh Thái Nguyên trực tiếp bán tài sản, bán thông qua tổ chức đấu giá);
+ Chi nhánh nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp như thế này, việc quyết định nhận tài sản để sử dụng thay cho việc thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện theo thủ tục mua tài sản của Chi nhánh quy định; VIB Thái Nguyên nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ: người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, công ty bảo hiểm trong trường hợp thế chấp quyền thụ hưởng tiền bảo hiểm nhân thọ hoặc từ bên thứ 3
có nghĩa vụ liên quan đến tài sản bảo đảm. Trong đó, vẫn phải thỏa thuận và có cam kết bằng văn bản của bên bảo đảm về quyền truy đòi lại bên bảo đảm nếu không thu hoặc thu không đủ từ bên thứ ba vì bất kỳ một lý do nào.
Trong 3 năm từ 2014 - 2016, chi nhánh Thái Nguyên đã xử lý hơn 25 tài sản đảm bảo là các tài sản được khách hàng dùng làm tài sản thế chấp khi có nhu cầu vay vốn, các tài sản này thường là phương tiên vận tải, nhà xưởng, bất động sản của chính khách hàng nhằm giải quyết các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng chi trả.
Việc xử lý tài sản đảm bảo phải thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, các cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định của pháp luật.
d. Bán nợ cho VIBAMC
Bán nợ là một trong những biện pháp mới được Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng bắt đầu từ năm 2007 theo quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của NHNN Việt Nam ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD. Và đây cũng là một cách để VIB chi nhánh THái Nguyên giải quyết khoản nợ xấu của mình, với mức nợ bán cho VIBAMC trong năm 2014 là 318 triệu đồng, năm 2015 là 324 triệu đồng và tăng lên 376 triệu đồng năm 2016 tương ứng tăng 116,05%. Hình thức xử lý này chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hình thức xử lý nợ xấu tại chi nhánh.
e. Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro
Thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, VIB Thái Nguyên ban hành Quyết định số 736/QĐ- VIBTN-XLRR quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. VIB Thái Nguyên cũng căn cứ vào quy định này và các chỉ