YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74 - 82)

Số nợ còn lại ngân hàng xử lý bằng khoảng dự phòng rủi ro.

Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng: Trong hoạt động tín dụng VIB chi nhánh Thái Nguyên thực hiện phương châm tăng trưởng ổn đinh, tăng trưởng bền vững đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Nhờ có việc lập kế hoạch, giải ngân, thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng dự án, từng khách hàng, chi nhánh đã thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ giới hạn tín dụng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm giảm một khoản dư nợ xấu đáng kể trong tổng dư nợ của sở giao dịch, giúp cho tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho chi nhánh tại địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ NỢ XẤU TẠI VIB CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN THÁI NGUYÊN

4.2.1.Yếu tố chủ quan

4.2.1.1. Trình độ quản lý

Sự quản lý điều hành chưa hiệu quả này được thể hiện trong một số nội dung như: không kịp thời điều chỉnh, ban hành mới các cơ chế, chính sách phù hợp; chỉ đạo nghiệp vụ chưa sâu sát; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhưng chưa hoàn thiện.

Nợ xấu có thể phát sinh từ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng của NHTM bao gồm: giai đoạn trước khi cho vay, giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý vay của khách hàng.

Ở giai đoạn trước khi cho vay, việc không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng, điều kiện cho vay, xem xét, đánh giá khách hàng, khoản vay chưa đầy đủ, không tốt sẽ dẫn đến phát sinh nợ xấu trong tương lai.

Ở giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay: Giải ngân không tuân thủ theo quy định tín dụng; chưa hiệu quả trong khâu kiểm soát, theo dõi (không kiểm soát hoặc kiểm soát không chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của

khách hàng bị buông lỏng (kiểm tra hàng tồn kho, phải thu khách hàng một cách định kỳ), việc kiểm soát, theo dõi dòng luân chuyển vốn của doanh nghiệp không được thực thi một cách có hiệu quả sẽ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai.

- Việc áp dụng chính sách khách hàng một cách mạnh tay chưa tính đến biện pháp phòng ngừa rủi ro khi khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng, lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Chính sách cho vay chưa phù hợp với đặc điểm thực trạng nền kinh tế có thể dẫn đến hậu quả tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Ngoài ra sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy trình tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Quy trình tín dụng lỏng lẻo, không chặt chẽ, không thống nhất sẽ tạo điều kiện được cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng trả nợ, cho những dự án không có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn lâu, quá hạn trả nợ ngân hàng. Quy trình lỏng lẻo cũng tạo điều kiện cho chính những nhân viên tín dụng có thể mưu lợi riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng.

Với chính sách mở rộng tín dụng để chiếm lĩnh thị phần, các NHTM có thể đơn giản hóa các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch… nên dễ gặp phải rủi ro. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTMCP đã coi đây là một giải pháp để thu hút khách hàng.

4.2.1.2. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quan hệ khách hàng

Cán bộ QHKH phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng... Để trở thành cán bộ QHKH tốt, họ phải am hiểu khách hàng, am hiểu lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan tới người vay, quan tâm thích đáng tới chu kì kinh doanh của người vay… Như vậy, họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện. Khi cán bộ QHKH cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì rủi ro luôn bên cạnh.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH cũng là một trong những yếu tố làm tăng các khoản nợ xấu.

Sáng 27/6/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức phiên tòa xét xử vụ án “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra năm 2010-2012 tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) chi nhánh Thái Nguyên.

Theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an tỉnh Thái Nguyên ký ngày 13/11/2015, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Phan Đình Phùng (VIB Thái Nguyên) Vi Nghĩa Hà (sinh năm 1977, HKTT tại tổ 6, phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên) bị kết tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Theo đó, từ năm 2010-2012, do cần tiền để chi tiêu cá nhân, trả một phần gốc và lãi các khoản vay tại ngân hàng VIB Thái Nguyên, Vi Nghĩa Hà đã đưa tiền cho Ngô Quang Mạnh (sinh năm 1989, lao động tự do, ở Thái Nguyên) mua đất giá rẻ tại Thái Nguyên rồi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên người khác, nhờ họ thế chấp vay tiền tại VIB Phan Đình Phùng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, Hà, Mạnh và Hà Văn Thuyết (sinh năm 1990, lao động tự do, ở Thái Nguyên) thiết lập các hồ sơ vay vốn gồm chứng minh thư, hộ khẩu của khách hàng vay, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, các giấy tờ thể hiện hoạt động kinh doanh..., mặc dù hầu hết những người này không phải là hộ kinh doanh cá thể.

Sau khi hoàn thiện giấy tờ cá nhân khách hàng vay vốn, Hà giao cho nhân viên là Bùi Văn Sỹ, Nguyễn Đình Cường, Hà Thị Thanh Thảo làm biên bản định giá tài sản đảm bảo (nhà, đất) và làm Bản đề xuất tín dụng rồi cùng Hà ký hợp thức hóa các khoản vay đó.

Khi thực hiện giải ngân, quản lý khách hàng giao dịch tín dụng cùng công chứng viên yêu cầu khách hàng ký tên, lăn tay chứng thực hồ sơ giải ngân, mặc dù hầu hết các nạn nhân của Hà (đa số là họ hàng, người quen) đều không ý thức được việc làm của mình.

Bằng thủ đoạn trên, thông qua 12 hồ sơ tín dụng (được xét xử giai đoạn 1) được “dàn dựng”, Vi Nghĩa Hà và đồng bọn đã giải ngân được số tiền hàng chục tỉ đồng. Điều đặc biệt ở chỗ: Vi Nghĩa Hà tự định đoạt sử dụng số tiền trên mà không chi lại phần nào cho đồng phạm, cán bộ tín dụng hay người đứng tên vay vốn.

Tại bản án số 210/2015/HSPT ngày 28/5/2015 Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xét xử vụ án Vi Nghĩa Hà giai đoạn 1 (xem xét 12 hồ sơ tín dụng giả mạo) đã tuyên nguyên giám đốc phòng giao dịch Vi Nghĩa Hà tù chung thân về 2 tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” quy định tại Điều 280 và 167 Bộ luật Hình sự.

Ngày 27/6, phiên xử vụ án Vi Nghĩa Hà giai đoạn 2 (xem xét 37 hồ sơ tiếp theo) được tổ chức tại Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên, song do vắng mặt 51 trên tổng số 71 người được triệu tập, bao gồm bị cáo Hà Thị Thanh Thảo (đang được tại ngoại do nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, lý do con ốm), 50 người là nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nên phiên tòa đã bị hoãn.

Ngoài 49 hồ sơ đã và sẽ được đưa ra xem xét để xét xử, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên còn nhận được đơn đề nghị giải quyết, tài liệu có liên quan đến 46 hồ sơ hợp đồng tín dụng khác (do Vi Nghĩa Hà “vay ké”, là những hồ sơ tín dụng do người khác có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn tại VIB nhưng không được nhận toàn bộ số tiền giải ngân theo Hợp đồng đã ký mà chỉ nhận một phần theo nhu cầu vay vốn thực tế.

Số tiền vay còn lại Vi Nghĩa Hà đã nhận, chịu trách nhiệm trả lãi, trả gốc theo thỏa thuận với người đứng tên vay.

Tuy nhiên, xét thấy các hồ sơ hợp đồng tín dụng này là tranh chấp về dân sự nên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao cho VIB để giải quyết theo quy định.

Cán bộ QHKH cố tình làm sai quy định, tham ô để mưu lợi riêng làm tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Cán bộ QHKH là người xem xét, đánh giá trực tiếp các phương án, dự án của doanh nghiệp. Nếu quy trình nghiệp vụ cho vay lỏng lẻo, dễ dàng thì nguy cơ lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi cá nhân là cao. Điều đó làm cho nợ xấu tăng cao, làm tổn thất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Do khối lượng công việc công việc nhiều, số lượng khách hàng lớn nên cán bộ QHKH ít có thời gian đi thực tế khách hàng. Do đó, chưa thể nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến chậm phản ứng khi khách hàng gặp phải những tình huống bất ngờ, xảy ra rủi ro thì đã muộn.

4.2.2.Yếu tố khách quan

4.2.2.1. Môi trường tự nhiên

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 15.000 ha chè, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 30 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh. Sản phẩm chè Thái Nguyên đang thực hiện dự án vốn vay ADB để tạo vùng chè đặc sản năng suất và chất lượng cao. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm chè cao cấp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 73.383 ha và rừng trồng hơn 40.000 ha, hiện nay đã đến tuổi khai thác, không những đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá đang bắt đầu đi vào ổn định sản xuất mà còn đang là tiềm năng rất lớn cho việc chế biến lâm sản tạo hàng hoá có giá trị cao.

Hiện nay Thái Nguyên có 15.500 ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 8.000 ha đã cho thu hoạch. Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sản phẩm từ hoa quả, giải quyết tiêu thụ sản phẩm của các hộ nông dân.Diện tích đất đồi còn rất lớn, đó là tiềm năng để phát triển hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển đàn gia súc. Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, đó là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng… Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư chế biến sâu khoáng sản. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước. Than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn và than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn. Chính vì vậy nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn đang được xây dựng tại thành phố Thái Nguyên.Quặng sắt đang được khai thác cho việc luyện thép của Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ti tan có trữ lượng thăm dò khoảng 18 triệu tấn. Kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Hiện nay, thiếc đã được khai thác và xuất khẩu. Mỏ Vonfram tại huyện Đại Từ đã được công ty nước ngoài khảo sát thăm dò, là mỏ lớn có trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới và hiện nay Chính phủ đã cấp Giấy phép đầu tư cho dự án khai thác và chế biến khoáng sản núi pháo với vốn đầu tư 147 triệu USD. Khoáng sản vật liệu xây dựng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.

Thái Nguyên có tiềm năng về phát triển du lịch. Một số điểm du lịch chính như: Khu du lịch Hồ Núi Cốc đã được đầu tư tương đối nhiều. Hiện nay, tỉnh đang tập trung đầu tư xây dựng đường ven hồ. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư mở rộng khu du lịch; Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà tại huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 45 km. Nơi đây đang cần vốn đầu tư công trình cáp treo, nhà nghỉ tiện nghi cao cấp và các công trình vui chơi giải trí; Khu di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá đã được đầu tư. Hiện nay tỉnh đang tiếp tục đầu tư để tái tạo được quang cảnh thiên nhiên như lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại đó. Tỉnh Thái Nguyên khuyến khích các dự án đầu tư khu du lịch sinh thái tại thác Khuôn Tát; Khu Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành phố Thái Nguyên) và các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).

Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, như đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc (Hải Dương).

Thái Nguyên có tiềm năng du lịch lớn nhưng chưa phát triển mạnh. Thái Nguyên đang cần thu hút nguồn vốn đầu tư lớn vào lĩnh vực này, trong đó có cả hệ thống khách sạn chất lượng dịch vụ cao.

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vi vậy khi có thiên tai địch họa xảy ra, khách hàng cùng ngân hàng sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án kinh doanh bị đổ bể, doanh nghiệp không có nguồn thu… điều đó đồng nghĩa với ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình.

4.2.2.2. Môi trường kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền

kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp. Với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...

Chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên đã và đang tích cực thực hiện Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư”, tiếp tục cải cách các thủ tục hành chỉnh theo cơ chế “1 cửa”, “1 đầu mối” tại các cơ quan chức năng. Hiện nay đã chính thức thực hiện cơ chế “1 cửa” tại các cơ quan cấp phép đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 74 - 82)