Bài học kinh nghiệm rút ra cho VIB Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 45)

Từ các kinh nghiệm quản trị nợ xấu của một số ngân hàng TMCP trong nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu trong quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, đối với mỗi một quốc gia khi xử lý nợ xấu thì sự hỗ trợ của Chính

phủ và các Ban ngành chức năng là điều kiện cần thiết hơn bao giờ hết. Chính phủ đóng vai trò chỉ đạo và định hướng thống nhất cho các NHTM trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu. Chính phủ có thể ban hành các văn bản, quy định tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cũng như hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc nằm ngoài tầm kiểm soát, điều tiết xử lý của NHTM.

Thứ hai, việc xử lý nợ xấu nhìn chung đều thông qua một tổ chức trung

gian là Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản của chính bản thân Ngân hàng và công ty mua bán nợ hoặc xử lý nợ trực thuộc Chính phủ. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nước mà tổ chức này có cách thức tổ chức này có cách thức tổ chức, cơ chế và quy mô hoạt động khác nhau, nhưng tất cả đều có nhiệm vụ chung là mua lại nợ của các NHTM đang bị tồn đọng để xử lý, bán ra thu hồi vốn về.

Thứ ba, việc xử lý nợ xấu cần có lộ trình cụ thể và phải tuân thủ thời hạn đã đề ra. Nếu thời gian xử lý nợ xấu càng dài thì kết quả thu được càng hạn chế, nếu xử lý nợ xấu càng nhanh thì hệ thống Ngân hàng cũng như nền kinh tế càng có lợi.

Thứ tư, khi phân loại các khoản tín dụng, có thể dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng,…

Thứ năm, trích lập dự phòng rủi ro để có thể quản trị tốt nợ xấu trong hệ

thống Ngân hàng của mình.

Thứ sáu, việc xử lý nợ xấu phải đi đôi với ngăn chặn nợ xấu tái diễn trong

tương lai. Việc ngăn chặn nguy cơ nợ xấu đối với các Ngân hàng đòi hỏi có các giải pháp tổng thể và các chính sách kinh tế vĩ mô phải lành mạnh.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. TỔNG QUAN VỀ VIB CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 với số vốn ban đầu 50 tỉ đồng và 23 nhân viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội. Sau 10 năm thành lập và phát triển, vốn điều lệ của VIB đã tăng lên hơn 1.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2006, VIB nhận được bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trao tặng.

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của chúng tôi với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho chúng tôi triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Đến tháng 1/2017, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 5.644 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng. Chúng tôi hiện có gần 4.000 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, chúng tôi luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh. Chúng tôi đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

VIB Chi nhánh Thái Nguyên là một trong những chi nhánh thuộc hệ thống của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.

- Tên công ty bằng tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

- Tên giao dịch: CHI NHÁNH VIB THÁI NGUYÊN

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100233488 - 020 do Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 31/10/2007.

- Vốn điều lệ: 5.644.425 triệu đồng

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 8.742.774 triệu đồng

- Địa chỉ: Số nhà 661, đường Lương Ngọc Quyến, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Điện thoại: (84-208) 3656 925 - Website: http://www.vib.com.vn

- Mã cổ phiếu (nếu có): VIB

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên có chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy chế tổ chức của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam ban hành.

Đến nay VIB Chi nhánh Thái Nguyên có một điểm giao dịch tại trụ sở chính, là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng VIB, chi nhánh có vai trò và chức năng cơ bản sau:

 Vai trò

Chi nhánh ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường thông qua các quan hệ tiền tệ tín dụng, thanh toán hay là trung tâm điều khiển của nền kinh tế.

Trong kinh doanh tiền tệ, chi nhánh ngân hàng có điều kiện đi sâu và nắm vững tình hình sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào đó mà chi nhánh có thể thu hẹp hay mở rộng tín dụng và các dịch vụ khác, phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Chi nhánh giữ vai trò hết sức quan trọng với phạm vi kinh doanh chủ yếu là cung cấp tín dụng và dịch vụ cho tất cả khách hàng yêu cầu.

Chi nhánh là nơi hội tụ và thúc đẩy mọi hoạt động kinh doanh trong tất cả các ngành nghề đặc biệt là cung cấp một lượng tín dụng cho những đơn vị xây lắp để đầu tư vào những mục tiêu quan trọng của nhà nước.

 Chức năng

Phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả cả vốn và lãi, thông qua chức năng này, tín dụng tham gia trực tiếp điều tiết các nguồn vốn tạm thời từ các tổ chức kinh tế, cá nhân để bổ sung kịp thời cho các doanh nghiệp hay cá nhân đang thiếu hụt về vốn.

Kiểm soát đồng tiền đối với hoạt động kinh tế. Thông qua việc cho vay vốn chi nhánh đã kiểm soát được khả năng hoạt động của doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc cho vay cũng giúp Nhà nước xác định được nhu cầu vốn của nền kinh tế và mức độ phát triển của nó.

Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông trong xã hội. Thông qua hoạt động tín dụng thì việc rút tiền ra hay đưa tiền vao lưu thông chủ yếu là tiền tệ và cả bút tệ. Khi nghiệp vụ được thực hiện bằng kỳ phiếu, thì tín dụng góp phần tiết kiệm giấy bạc chi nhánh thay thế tiền thật trong mua bán chịu hàng hoá.

3.1.1. Tổ chức bộ máy của VIB chi nhánh Thái Nguyên

Sơ đồ 3.1.Tổ chức bộ máy của VIB chi nhánh Thái Nguyên

Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức VIB chi nhánh Thái Nguyên Ban Giám đốc Chi nhánh Phòng KHDN Phòng KHCN Phòng Thẩm định Phòng Hỗ trợ Phòng Dịch vụ KH Phòng Kho quỹ Phòng KTTC Phòng TCHC

 Ban Giám đốc

- Giám đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó Giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn.

Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và cá nhân

Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng và theodõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, chịu trách nhiệm về tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.

 Phòng Thẩm định

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hạn chế và phòng ngừa các rủi ro tín dụng,đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng,trực tiếp thực hiện thẩm định giá tài sản đảm bảo, thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng, quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh,nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của VIB

 Phòng hỗ trợ

Thực hiện kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ cấp tín dụng đối với khách hàng như: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ TSĐB, hồ sơ phương án cấp tín dụng, hồ sơ mục đích sử dụng vốn, thẩm quyền phê duyệt cảu hồ sơ cấp tín dụng sau khi phê duyệt; kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hồ sơ tín dụng từ Phòng quan hệ khách hàng bàn giao; soạn thảo, kiểm soát các hợp đồng, văn bản tín dụng: Hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng tín dụng, Hợp đồng/ Phụ lục hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, Đăng ký giao dịch đảm bảo, Thông báo, xác nhận phong toả… Trực tiếp giao nhận hồ sơ gốc với khách hàng và thực hiện các thủ tục thế chấp/ cầm cố tài sản theo đúng quy định hiện hành của VIB

và của Pháp luật; Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kiểm soát sau cho vay, đánh giá hoạt động kinh doanh khách hàng của Phòng quan hệ khách hàng. Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng.

 Phòng Dịch vụ khách hàng

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.

 Phòng Kho quỹ

Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, qui chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại Chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt.Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiện lợi.

 Phòng Kế toán Tài chính

Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.

 Phòng Tổ chức hành chính

Tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh, thực hiện công tác văn phòng, công tác quản trị hậu cần.Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, huớng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; Tổ chức lưu trữ và quản lý hồ sơ cán bộ, đảm bảo tính bảo mật khoa học đúng quy định; Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ; Quản lý, sử dụng con dấu của VIB theo quy định của pháp luật và quy định của VIB; Theo dõi quản lý tình hình thực hiện ngày công lao động, chế độ nghỉ phép, nghỉ ốm; Thực hiện công tác quản lý tài sản cố định, lập kế hoạch trình ban lãnh đạo và tổ chức thực hiện bảo trì, bảo duỡng, sửa chữa tài sản theo quy định. Tổ chức mua sắm theo kế hoạch và đột xuất theo đúng quy định, thực hiện kiêm kê tài sản, đề xuất trình Ban lãnh đạo thanh lý tài sản hư hỏng. Đảm bảo an ninh cho hoạt động của VIB chi nhánh Thái Nguyên, bảo vệ cơ quan, tài sản của VIB chi nhánh Thái Nguyên, khách hàng.

3.1.2. Tình hình nguồn nhân lực

theo chủ chương của lãnh đạo theo từng thời kì. Đến cuối năm 2016, tổng số cán bộ công nhân viên VIB chi nhánh Thái Nguyên là 34 người, trong đó số lượng cán bộ quản lý là 8 cán bộ, chiếm 24% trên tổng số cán bộ nhân viên. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học là 31 người, chiếm 91%, trình độ cao đẳng 01 người chiếm 03%, trình độ khác là 02 người chiếm 6%

Bảng 3.1. Cơ cấu trình độ văn hóa CBCNV VIB chi nhánh Thái Nguyên

STT Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) I Theo trình độ 34 100 1 Đại học 31 91 2 Cao đẳng 01 03 3 Khác 02 06 II Theo giới tính 34 100 1 Nam 15 44 2 Nữ 19 56

III Theo kinh nghiệm 34 100

1 Dưới 3 năm 08 24

2 Từ 3 đến 5 năm 14 41 3 Từ 5 năm trở lên 12 35

Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính VIB chi nhánh Thái Nguyên

Cơ cấu nhân sự Nam và Nữ còn chênh lệch nhau khá lớn, CBCNV Nữ là 19 người chiếm 56%, CBCNV Nam là 15 người chiếm 46%. Nguyên nhân CBCNV Nữ nhiều hơn Nam là do CBCNV nữ tập trung phần lớn ở bộ phận Hỗ trợ và Phòng Dịch vụ khách hàng còn CBCNV Nam tập trung chủ yếu ở Ban Giám đốc và 2 Phòng Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Tại VIB chi nhánh Thái Nguyên, cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên là 12 người chiếm 35%, cán bộ có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm là 14 người chiếm 41% và số lượng cán bộ có kinh nghiệm dưới 3 năm là 8 người, chiếm 24%. Đây cũng là một lợi thế đối với chi nhánh, giúp chi nhánh hoạt động ổn định và có hiệu quả.

3.1.3. Hoạt động kinh doanh của VIB chi nhánh Thái Nguyên 2014-2016

3.1.3.1. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016

Bảng 3.2. Tình hình HĐKD VIB chi nhánh Thái Nguyên 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm (Triệu đồng) So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Bình quân Tổng Tài sản 504.131 526.931 653.231 104,52 123,97 113,83 Doanh thu 21.688 18.306 21.256 84,41 116,11 99,00 Lợi nhuận trước thuế 4.050 4.094 4.388 101,09 107,18 104,09 LN sau thuế 3.269 3.256 3.513 99,60 107,89 103,66 Nguồn: Báo cáo tài chính VIB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Dựa theo báo cáo tình hình kinh doanh của VIB chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 ta thấy:

Tổng Tài sản của VIB chi nhánh Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2014 đến năm 2016 là 113,83%. Như vậy có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng khá ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 45)