Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 83 - 84)

Hoạt động tín dụng củaVIB chi nhánh Thái Nguyên đã mở rộng về quy mô, đổi mới về cơ chế, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần giải quyết nguồn vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận.

Tỷ lệ nợ xấu chi nhánh ngân hàng thời gian qua mặc dù vẫn còn cao nhưng đã có dấu hiệu tích cực qua các năm, cụ thể năm 2014 là 2,48%, năm 2015 là 2,13% và năm 2016 là 2,15%. Như vậy có thể thấy, chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát các hoạt động của chủ thể vay vốn.

Về cơ cấu nhóm nợ xấu mặc dù vẫn còn cao nhưng nợ thuộc nhóm 5 tại chi nhánh có dấu hiệu khả quan và giảm dần trong năm 2015. Điều này chứng tỏ các khoản nợ tại chi nhánh vẫn có khả năng thu hồi vốn và ngân hàng sẽ không bị mất khoản vốn đã đầu tư

Như vậy, Chi nhánh cũng đã thành công trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu bằng những giải pháp phòng ngừa và xử lý khác nhau cho từng khoản nợ xấu. Chi nhánh đã triển khai các biện pháp thu nợ dựa vào những chủ trương sánh suốt và nhạy bén, cùng với sự giúp đỡ của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền cho nên công tác thu hồi nợ đạt được những kết quả nhất định.

Trích và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro: Với mục đích nâng cao tính an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, trong thời

gian vừa qua, chi nhánh VIB Thái Nguyên đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm. Chi nhánh đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo hướng chủ động, linh hoạt nhằm hạn chế tỷ lệ rủi ro.

Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng: Trong hoạt động tín dụng VIB chi nhánh Thái Nguyên thực hiện phương châm tăng trưởng ổn đinh, tăng trưởng bền vững đi kèm với kiểm soát và bảo đảm chất lượng tín dụng. Nhờ có việc lập kế hoạch, giải ngân , thu nợ hàng tháng, hàng quý đối với từng dự án, từng khách hàng, chi nhánh đã thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ giới hạn tín dụng. Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã làm giảm một khoản dư nợ xấu đáng kể trong tổng dư nợ của sở giao dịch, giúp cho tăng lợi nhuận, tăng uy tín cho chi nhánh tại địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.

Việc xử lý nợ xấu được chi nhánh áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng quỹ DPRR, cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ trực tiếp, xử lý tài sản đảm bảo, miễn giảm lãi suất, gia hạn nợ, biện pháp cưỡng chế… nhằm cố gắng thu hồi tối đa khoản nợ xấu để giải quyết nguồn vốn cho ngân hàng. Trong đó, chi nhánh vẫn ưu tiên trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ tồn đọng tại chi nhánh.

Kết quả xử lý nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian qua cũng đã mang lại những kết quả nhất định, với tỷ lệ nợ xấu được giải quyết chiếm khoảng 60% số nợ xấu còn tồn đọng, với mức nợ xấu được xử lý năm 2014 đạt 3.793 triệu đồng. năm 2015 đạt 3.880 triệu đồng và năm 2016 đạt 4.509 triệu đồng, giúp gia tăng nguồn vốn cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 83 - 84)