Kiến nghị với Chính phủ và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 96 - 97)

Nợ xấu ngân hàng VIB chi nhánh Thái Nguyên phát sinh không chỉ do bản thân chi nhánh mà còn ảnh hưởng những nguyên nhân khách quan do cơ chế chính sách nhà nước, vì vậy để hỗ trợ ngân hàng VIB chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới, nhà nước cần đổi mới cơ chế chính sách, cụ thể:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Đây là những vấn đề liên quan tới công bố thông tin tài chính của chi nhánh có sự xác minh của bên kiểm toán, các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và chuyển nhượng bất động sản hay các thủ thục phân chia tài sản, phá sản trong các quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế… Hệ thống pháp lý ngày càng thống nhất, đồng bộ thì quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trở nên nhanh chóng, đơn giản, ngăn ngừa một cách hiệu quả các tiêu cực dẫn đến nợ xấu phát sinh.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo

Chính phủ cần bảo đảm sự dồng bộ trong toàn hệ thống đảm bảo tiền vay, từ khâu thẩm đinh, xem xét, đánh giá, chấp nhận biện pháp đảm bảo và tài sản bảo đảm cũng như kiểm soát, đánh giá lại các tài sản và giải quyết tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ, lưu ý nhất là hình thức bảo đảm tiền

vay bằng quyền sử dụng đất, bất động sản. Chính phủ cần có các quy định rõ ràng, cụ thể, tạo khuôn khổ pháp lý lành mạnh cho công ty VIBAMC có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về phát mại, đấu giá các tài sản thế chấp, cầm cố, chuyển nhượng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của DNNN.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng, đây là một tổ chức chuyên cung cấp thông tin về thể nhân, pháp nhân cho các NHTM. Đây là nguồn thông tin quan trọng để hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin tín dụng chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin, NHNN cần:

Cải thiện đường truyền thông tin: tôc độ đường truyền thông tin chưa nhanh thường bị gián đoạn trong quá trình hỏi tin. Do đó, NHNN nên cải tiến chất lượng thường xuyên, đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác.

Thanh tra NHNN các cấp và CIC phối hợp đôn đốc kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin các TCTD đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị không cung cấp các thông tin xác thực về khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng mình.

Phối hợp hiệu quả với các ban ngành như: Chi cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan…để có thêm thông tin khác ngoài lịch sử cho vay nợ của khách hàng, làm cho thông tin thêm phong phú, nhằm giúp ngân hàng có thể ra quyết định cho vay chính xác hơn.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng lớn trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 96 - 97)