Kinh nghiệm quản trị nợ xấu của một số ngân hàng TMCP trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41 - 45)

2.2.1.1. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Diễn biến nợ xấu những năm qua khá phức tạp, xu hướng gia tăng cũng thể hiện tại Vietcomank. Điều này buộc họ phải chọn chính sách gia tăng trích lập dự phòng, chủ động nguồn lực xử lý bên cạnh việc tập trung thu hồi nói trên.

Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy, nợ xấu đã giảm khá mạnh cả về tỷ lệ lẫn con số tuyệt đối. Cụ thể, tính đến 30/9/2015, nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn 7.776 tỷ đồng, trong khi cuối quý đầu năm từng lên gần 9.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 2,1% sau khi lên gần 3% hồi đầu năm. Công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh. Từ năm 2013 trở về trước, lượng nợ xấu Vietcombank thu hồi được khá thấp. Đến năm 2014, lượng thu hồi được đã lên tới hơn 1.800 tỷ đồng (hơn gấp đôi năm 2013). 9 tháng đầu năm 2015, thu nợ ngoại bảng lũy kế tiếp tục đạt 1.313 tỷ đồng (trong đó thu hồi nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro là 1.024 tỷ đồng, thu nợ bán cho VAMC là 289 tỷ đồng).

Đến nay, ngoài tỷ lệ nợ xấu đã giảm về còn 2,1%, ngân hàng này đã chính thức giữ mức nợ xấu bằng việc nâng được tỷ lệ quỹ dự phòng trên số dư nợ xấu lên tới 95%. Hiểu một cách đơn giản, nếu có 100 đồng nợ xấu thì Vietcombank đã sẵn có 95 đồng dự phòng. Đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống.

Vietcombank cơ bản đã hoàn thành quá trình chủ động nguồn lực xử lý nợ xấu, nâng cao an toàn hoạt động. Trong thời gian tới, chính sách trích lập dự phòng theo đó có thể thay đổi, dự kiến sẽ không còn liên tục tăng mạnh như những năm gần đây. Lợi nhuận từ năm 2016 sẽ bớt bị níu kéo để có thể bứt phá. Chính sách tăng cường trích lập dự phòng để củng cố an toàn trước vấn đề nợ xấu đã níu kéo nhất định lợi nhuận Vietcombank thời gian qua, cũng như việc chủ động đặt các chỉ tiêu lợi nhuận khiêm tốn hơn so với một số thành viên có cùng tương quan trong hệ thống. 9 tháng đầu năm 2015, tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng của Vietcombank tăng trưởng tới 25,6% so với cùng kỳ 2014, nhưng sau trích lập dự phòng tăng 12,3%. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm nay đạt 4.527,5 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch năm. Với mức tăng trưởng này, các chỉ số sinh lời của Vietcombank tiếp tục cải thiện, như ROE đạt 11,82%, ROA đạt khoảng 0,86%.

Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững, với mục tiêu đến năm 2020 đưa Vietcombank trở thành Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, là 1 trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

2.2.1.2. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một trong những ngân hàng TMCP được thành lập sớm và phát triển ổn định ở Việt Nam. Với tiêu chí trở thành ngân hàng một trong ba ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước, thời gian qua, VPBank đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và nhiều sản phẩm dịch khác. Song song với định hướng phát triển đó, rủi ro xuất phát từ hoạt động tín dụng tăng lên đáng kể, được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu hằng năm của Ngân hàng. Nhận thức được thực tế và tầm quan trọng của công tác quản trị nợ xấu, VPBank đã đề ra kế hoạch quản trị nợ xấu trên toàn ngân hàng nói chung và hướng dẫn về các chi nhánh thực hiện, trong đó có chi nhánh Đà Nẵng (VPBank Đà Nẵng). VPBank Đà Nẵng đã tích cực thực hiện theo định hướng quản trị của Hội sở ngân hàng và đạt được một số thành công nhất định trong công tác quản trị nợ xấu của mình. Nhưng bên cạnh đó, quy trình quản trị vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần được nhìn nhận và xây dựng một cách khoa học cũng như thực hiện một cách thống nhất, chuyên nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu, hạn chế tối đa tổn thất và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên với tỷ lệ 1,12% trong năm 2012 với tổng dư nợ xấu là 17.358,97 triệu đồng. Sang năm 2013, tỷ lệ này đã giảm còn 0,95% với tổng dư nợ xấu là 9.255,64 triệu đồng.

VPBank Đà Nẵng thực hiện phân loại nợ theo Quyết định số 439/2005/QĐ – NHNN của NHNN ban hành. Theo đó, tỷ trọng nợ nhóm 1 luôn chiếm trên 90%. Mức nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ 7% trong năm 2011 – 2012 và duy trì sang 2013. Nợ nhóm 3 tăng trong giai đoạn 2011 – 2012, với dư nợ là 7,8 tỷ đồng vào cuối năm 2012. Sang năm 2013, tỷ lệ này giảm đi. Năm 2012 nợ nhóm 4 chiếm 0,57% trong tổng dư nợ nhưng sang 2013 chỉ chiếm 0,52%, giảm 42,76% so với năm 2012. Nợ nhóm 5 vẫn duy trì tỷ lệ 0,04% trên tổng dư nợ giai đoạn 2011 – 2012. Cuối năm 2013, nợ nhóm 5 chiếm 0,03% tổng dư nợ với số tuyệt đối là 305 triệu đồng.

VPBank Đà Nẵng đã có một số giải pháp để hạn chế nợ xấu như: xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, tiến hành phân khúc khách hàng phù hợp và dựa vào đó để đưa ra các chính sách chăm sóc, giới hạn tín dụng, lãi suất, TSĐB… với từng nhóm khách hàng riêng biệt; Hoàn thiện quy trình tín dụng theo quy trình tín dụng chung của VPBank; Tăng cường hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ; Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, áp dụng việc thi tuyển cán bộ công khai và nghiêm túc.

Công tác xử lý nợ xấu của VPBank Đà Nẵng:

- Công tác đánh giá khả năng trả nợ khách hàng và phân loại nhóm nợ: Cán bộ tín dụng của VPBank Đà Nẵng thu thập thông tin để đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của khách hàng, xếp hạng tín dụng theo 10 mức xếp hạng (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D), theo hệ thống chấm điểm và xếp hạng của VPBank trên toàn hệ thống.

- Giải pháp xử lý nợ xấu của VPBank Đà Nẵng: Dựa trên đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng có kế hoạch hỗ trợ cũng như đôn đốc khách hàng trả nợ qua việc giám sát các khoản nợ, trước khi đến kỳ hạn trả nợ, bộ phận phụ trách thu hồi nợ của VPBank Đà Nẵng sẽ thông báo, nhắc nợ thường xuyên và sắp xếp gỡ gặp khách hàng. Với những khách hàng mà khả năng trả nợ được đánh giá có thể phục hồi, ngân hàng tiến hành hỗ trợ, tư vấn khách hàng khắc phục khó khăn nhằm khôi phục khả năng trả nợ. Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ với những khách hàng có khả năng phục hồi trong tương lai. Xử lý có hiệu quả TSĐB được VPBank Đà Nẵng xem là một trong số các giải pháp quan trọng nhất trong việc giải quyết nợ xấu. Sau khoảng thời gian 90 ngày, với những biện pháp cưỡng chế vẫn không thể thu hồi nợ từ phía khách hàng, ngân hàng bán nợ cho công ty xử lý nợ AMC. VPBank đã xây dựng cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quyết định của NHNN.

Những thành quả đạt được trong giai đoạn vừa qua đã khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank nói chung và VPBank Đã Nẵng nói riêng, với những thay đổi tích cực về hình ảnh, chất lượng dịch vụ, tính chuyên nghiệp, v.v. Sự tin cậy của khách hàng đối với VPBank cũng ngày càng củng cố với việc gia tăng liên tục số lượng khách hàng mới và nguồn vốn huy động. Đặc biệt hơn cả là VPBank đang trở thành một địa chỉ thu hút nhân tài trong ngành tài chính ngân hàng.

hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41 - 45)