Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 30)

2.1.2.1. Khái niệm về nợ xấu và bản chất của nợ xấu

a. Khái niệm về nợ xấu

Thuật ngữ nợ xấu được đề cập trong hướng dẫn tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia của IMF. “Nợ xấu là các khoản vay quá hạn thanh toán lại và/hoặc gốc từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày trở lên đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận, hoặc khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có những lý do để nghi ngờ các khoản thanh toán sẽ được thực hiện đầy đủ như người vay xin nộp đơn phá sản” (IMF, 2004).

Trong khi đó, tuy không định nghĩa cụ thể, ủy ban Basel về giám sát ngân hàng xác định các khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi 1 trong 2 điều kiện sau xảy ra: “(1) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi, (2) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày ”(BCBS, 2006). Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.

Tại Việt Nam, khái niệm nợ xấu được đề cập theo quyết định số 18/2007QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu được định nghĩa như sau:

“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”. Nợ xấu theo định nghĩa của Việt Nam cũng được xác định dựa theo 2 yếu tố:

+ Đã quá hạn trên 90 ngày + Khả năng trả nợ đáng lo ngại.

b. Bản chất của nợ xấu

Hoàn trả đầy đủ khoản nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đến thời điểm đáo hạn là hành động hoàn tất mối quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa Ngân hàng và khách hàng. Như vậy, nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ… Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét RRTD của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Nợ xấu nói chung được xem như một dấu hiệu của vấn đề rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, thực tế một khoản nợ xấu thì cho biết rất ít vấn đề, để xác định bản chất vấn đề phải tìm hiểu được nguyên nhân của khoản nợ đó. Nếu khoản nợ xấu là một biểu hiện của việc khách hàng không muốn hoặc không có khả năng hoàn trả thì có thể khoản vay đã có vấn đề nghiêm trọng và có nguy cơ không cứu vãn được. Nếu khoản nợ chỉ hình thành do việc tiêu thụ hàng hóa hoặc thu hồi các khoản phải thu chậm hơn dự tính hoặc do việc chậm trễ không tính trước được trong việc chuyển từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ trên thị trường, thì vấn đề chưa đến mức nghiêm trọng.

Bản chất của nợ xấu gắn liền với bản chất của mối quan hệ tín dụng – đây là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa họ có quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hóa từ người cho vay chuyển sang người đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Do đó, tín dụng được tạo nên từ 3 yếu tố chính là: lòng tin, thời hạn của quan hệ tín dụng và sự hứa hẹn hoàn trả. Người ta chỉ cho vay khi người ta tin rằng việc sử dụng giá trị đó sẽ thu được lượng giá trị lớn hơn, có tính hiệu quả hơn sau một thời gian nhất định.

Như vậy, có thể thấy bản chất nợ xấu là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, trước hết vì nó vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, sau nữa nó vi phạm đến đặc trưng thứ hai là tính hoàn trả đầy đủ, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cung cấp tín dụng đối với khách hàng nhận tín dụng.

2.1.2.2. Phân loại nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các tổ chức tín dụng; và quyết định số 18/2007 QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định 493 thì Nợ xấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu thuộc nhóm này được coi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập một tỷ lệ DPRR cho nợ xấu nhóm này là 20% dư nợ của nhóm.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những khoản nợ mà Ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỷ lệ trích lập DPRR cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.

Còn riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.

2.1.2.3. Ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng

NHTM là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có khả năng cung ứng vốn đến những nơi có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế. Do đó, một sự biến động của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến chính hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế mà nợ xấu là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra. Tác hại của nợ xấu thể hiện trên hai nội dung sau:

Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế do ứ đọng vốn, sản xuất kinh doanh đình trệ.

Nợ xấu tùy theo tính chất và mức độ, không chỉ ảnh hưởng tới Ngân hàng mà còn cả tới các doanh nghiệp, các cá nhân liên quan và toàn bộ nền kinh tế. Trên giác độ vĩ mô, nợ xấu làm giảm tính tích cực của tín dụng đối với nền kinh tế, cản trở NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Việc điều tiết vĩ môt kinh tế thông qua các NHTM cũng trở nên kém hiệu quả.

Ở mức độ trầm trọng, nợ xấu không chỉ gây mất vốn, mất khả năng thanh toán dẫn tới sự sụp đổ không chỉ của một Ngân hàng mà còn kéo theo ảnh hưởng dây truyền làm chao đảo toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Điều đó gây rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, gây đình trệ sản xuất và khủng hoảng kinh tế.

Lịch sử hoạt động của các NHTM trên thế giới đã chứng kiến không ít các Ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực hay toàn châu lục.

Tóm lại, nợ xấu không những tác động đối với Ngân hàng mà còn nguy hại đối với cả nền kinh tế, trật tự xã hội. Do đó, quan tâm quản trị nợ xấu không còn là việc riêng của các NHTM mà là sự quan tâm chung của cả NHNN, Chính phủ và xã hội.

Đối với Ngân hàng:

Thứ nhất – làm giảm lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng của Ngân hàng, lợi nhuận được hình thành từ những khoản thu của Ngân hàng mà những khoản thu này chủ yếu thu từ lãi cho vay. Nợ xấu tác động đến lợi nhuận Ngân hàng trên hai khía cạnh đó là:

- Đã phát sinh nợ xấu thì lãi của những khoản nợ xấu khó có thể thu được hay thu không bao giờ đủ. Do đó, sẽ làm giảm thu nhập kinh doanh của Ngân hàng.

- Phát sinh nợ xấu tất yếu Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho khoản vay đó, tức là làm tăng chi phí của Ngân hàng đồng thời làm giảm lợi nhuận.

khoản vay của khách hàng không được thanh toán đúng hạn, hay khi chuyển sang quá hạn thì việc thu nợ đã không đúng theo kế hoạch của Ngân hàng gây ra thiếu hụt so với dự tính của kế hoạch. Sự việc này chỉ trong một giới hạn nhất định, song nếu vượt qua một giới hạn cho phép Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, và không có kế hoạch cho tương lai.

Thứ ba – làm mất uy tín của Ngân hàng: Những ảnh hưởng của nợ xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, khả năng thanh toán giảm… nó có tác động sâu sắc đến tâm lý khách hàng “hiệu ứng khách hàng” kể cả là khách hàng cá thể, doanh nghiệp hay các Ngân hàng đối tác. Trong lĩnh vực Ngân hàng uy tín tuyệt đối quan trọng, nó quyết định sự sống còn, tồn tại và phát triển một Ngân hàng.

Thứ tư – không duy trì được đội ngũ nhân viên: khi một Ngân hàng làm ăn không hiệu quả, hay để tình trạng nợ xấu nhiều sẽ gây tâm lý hoang mang cho không những khách hàng mà còn cho chính nhân viên Ngân hàng, sẽ không giữ được những người làm việc hiệu quả ở lại, đây là một chi phí rất lớn cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)