Định hướng phát triển củaVIB chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 85 - 86)

4.4.1.1. Định hướng phát triển chung

Mục tiêu hoạt động của VIB là trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu Việt Nam. VIB chi nhánh Thái Nguyên thuộc hệ thống VIB tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng khu vực Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung ngày càng tốt hơn.

Chính sách kinh doanh là chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn, cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại.

Chi nhánh VIB Thái Nguyên không ngừng mở rộng quy mô hoạt động cụ thể mục tiêu đến 2020 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 13%-17% giai đoạn 2016-2020 - Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ 18%-20% giai đoạn 2016-2020 - Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2020 là >10%

Đẩy mạnh phát triển thị phần đối với các mảng kinh doanh chính như huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, thẻ nội địa và thẻ quốc tế, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bằng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tiện ích, cạnh tranh và đồng bộ trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao nhất.

VIB chi nhánh Thái Nguyên tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới tuân thủ chuẩn mực Basel II vào năm 2020. Chi nhánh ngân hàng cũng sẽ triển khai đồng bộ hệ thống sản phẩm mới hoàn thiện cho từng phân khúc khách hàngvà các ứng dụng phần mềm nghiệp vụ mới

4.4.1.2. Định hướng trong quản trị nợ xấu tại VIB chi nhánh Thái Nguyên

Đa dạng hóa hình thức tín dụng đặc biệt tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh cho thích hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng.

Chính sách đối với các khoản nợ xấu bao gồm quy định mức rủi ro có thể chịu được đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng vùng và chuẩn bị các điều kiện để đối phó với rui ro, các yếu tố cấu thành khoản nợ xấu, trách nhiệm giải quyết, phạm vi thanh lý và khai thác. Giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% hàng năm.

Chính sách giải quyết nợ xấu liên quan tới nhiều bên: ngân hàng, khách hàng, chính quyền địa phương, tòa án … Nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng Hỗ trợ tín dụng, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)