Quyết toán chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 95 - 125)

Phần 4 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước quận Hoàn Kiếm

4.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước quận Hoàn kiếm

4.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nước

4.2.4.1. Quyết toán chi ngân sách tại các đơn vị sử dụng ngân sách

Quyết toán chi ngân sách bao gồm: kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán và lập, gửi báo cáo quyết toán. Để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị phải thực hiện đánh giá lại tình hình thực hiện dự toán, xác định số thực chi, số kinh phí còn lại phải thu hồi để nộp NSNN, số kinh phí được chuyển sang năm sau chi tiếp. Công tác quyết toán ngân sách phải thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ thu, chi, mục lục NSNN, hệ thống tài khoản, sổ sách, mẫu biểu báo cáo, mã số đơn vị sử dụng ngân sách.

Hết kỳ kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán thực hiện khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi cơ quan quản lý cấp trên và Phòng Tài chính - Kế hoạch.

Kho bạc Nhà nước quận tổ chức thực hiện hạch toán, kế toán toàn bộ các khoản chi NSNN cấp quận. Định kỳ hàng tháng, quý, năm, KBNN quận lập báo cáo tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch để làm căn cứ tổng hợp báo cáo chi ngân sách cấp quận.

Phòng Tài chính- Kế hoạch tổng hợp, lập báo cáo chi ngân sách tháng, quý, năm và báo cáo quyết toán chi ngân sách quận theo các biểu mẫu quy định gửi Sở Tài chính. Riêng đối với báo cáo quyết toán chi ngân sách quận hàng năm, phòng Tài chính - Kế hoạch trình UBND cấp quận xem xét gửi Sở Tài chính; đồng thời trình UBND quận phê chuẩn.

Trong quá trình lập báo cáo quyết toán NSNN, phải tuân theo nguyên tắc sau: - Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước.

- Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản chi, không đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành và việc hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ.

- Các khoản ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa hết, không được chuyển sang năm sau chi tiếp.

- Tồn quỹ tiền mặt của đơn vị dự toán đến ngày 31 tháng 12 do ngân sách quận cấp hoặc tạm ứng trong dự toán để chi nhưng chưa chi hết thì phải nộp trả lại NSNN.

- Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của ngân sách các cấp chính quyền trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phải có xác nhận của KBNN đồng cấp về tổng số và chi tiết phải được kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán.

- Báo cáo quyết toán năm, trước khi gửi cho cấp có thẩm quyền xét duyệt phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước quận. Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị không được quyết toán chi lớn hơn thu.

83

Bảng 4.10. Kết quả chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

STT Đơn vị

Quyết toán ngân sách (đvt: triệu đồng) So sánh (%)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2014 2016/2015

1 VP HĐND -UBND 30.069 36.978 51.826 123 172 140 2 Phòng Giáo dục 5.145 4.567 5.115 89 99 112 3 Phòng Tài chính 3.021 2.706 2.610 90 86 96 4 Phòng LĐ-TBXH 24.837 27.562 26.400 111 106 96 5 Phòng VHTT 3.287 4.026 5.569 122 169 138 6 Phòng Y tế 2.039 2.069 2.513 101 123 121 7 BQL khu vực Hồ HK 35.489 72.627 70.813 205 200 98 8 Nhà văn hoá 5.619 5.583 6.396 99 114 115

9 Trung tâm DS & KHHGĐ 5.121 5.964 5.299 116 103 89

10 Trung tâm TDTT 2.185 2.414 3.054 111 140 127

11 TT bồi dưỡng chính trị 4.595 4.972 5.002 108 109 101

12 BQL XDCT công ích 21.237 117.996 162.409 556 765 138

13 Ban bồi thường GPMB 96.969 9.272 4.433 10 5 48

14 Ban quản lý phố cổ 119.491 121.551 119.357 102 100 98

15 BQLDA ĐTXD khu nhà ở giãn dân phố cổ 5.217 17.653 9.586 338 184 54

84

Bảng 4.11. So sánh kết quả chi ngân sách nhà nước với dự toán chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị dự toán thuộc quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

STT ĐƠN VỊ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Quyết toán QT/DT Dự toán Quyết toán QT/DT Dự toán Quyết toán QT/DT 1 VP HĐND -UBND 33.410 30.069 90 37.300 36.978 99 52.260 51.826 99 2 Phòng Giáo dục 5.459 5.145 94 4.969 4.567 92 5.578 5.115 92 3 Phòng Tài chính 3.227 3.021 94 2.932 2.706 92 2.900 2.610 90 4 Phòng LĐ-TBXH 25.680 24.837 97 28.150 27.562 98 33.523 26.400 79 5 Phòng VHTT 3.448 3.287 95 4.026 4.026 100 5.578 5.569 100 6 Phòng Y tế 2.087 2.039 98 2.069 2.069 100 2.600 2.513 97 7 BQL khu vực Hồ HK 36.338 35.489 98 74.476 72.627 98 75.453 70.813 94 8 Nhà văn hoá 5.814 5.619 97 6.074 5.583 92 6.458 6.396 99

9 Trung tâm DS & KHHGĐ 5.260 5.121 97 6.797 5.964 88 5.317 5.299 100

10 Trung tâm TDTT 2.200 2.185 99 2.600 2.414 93 3.326 3.054 92

11 TT bồi dưỡng chính trị 4.827 4.595 95 5.853 4.972 85 5.346 5.002 94 12 BQL XDCT công ích 21.829 21.237 97 121.895 117.996 97 171.677 162.409 95 13 Ban bồi thường GPMB 101.304 96.969 96 10.266 9.272 90 4.483 4.433 99 14 Ban quản lý phố cổ 120.441 119.491 99 125.770 121.551 97 120.168 119.357 99 15 BQLDA ĐTXD khu nhà ở giãn dân phố cổ 5.520 5.217 95 20.097 17.653 88 10.438 9.586 92

Qua bảng số liệu 4.10 về kết quả chi ngân sách tại các đơn vị dự toán thuộc quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2011-2016 cho thấy các đơn vị dự toán hầu hết đều có số quyết toán năm sau cao hơn năm trước như Văn phòng HĐND có số quyết toán chi NSNN năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 23%, số quyết toán chi NSNN năm 2016 cao hơn năm 2015 là 40% và tăng hơn so với năm 2014 là 72%. Điều này cũng cho thấy Văn phòng HĐND và UBND quận là trung tâm đầu mối các nhiệm vụ chi hoạt động thường xuyên của UBND quận. Nhiệm vụ chi mỗi năm càng tăng thêm. Các đơn vị có tỷ lệ tăng hơn 10% hàng năm gồm có: Phòng Văn hóa và Thông tin quận, Phòng Y tế, Trung tâm Thể dục thể thao quận, Ban QL Công trình công ích. Tuy nhiên cũng có một số đơn vị có số quyết toán chi NSNN giảm hơn so với năm trước như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Trung tâm Dân số và KHHGD quận năm 2016, Nhà Văn hóa năm 2015 do số lượng biên chế giảm, số hợp đồng lao động mới tuyển tăng dẫn đến quỹ lương giảm. Một số Ban có số quyết toán tăng hoặc giảm rất nhiều như Ban Quản lý Công trình công ích, Ban Giải phóng mặt bằng, Ban quản lý phố cổ Hà Nội do số dự án được giao chủ đầu tư giảm.

Về đánh giá kết quả thực hiện quyết toán chi NSNN của các đơn vị dự toán thuộc quận Hoàn Kiếm qua Bảng số liệu 4.11 cho thấy các đơn vị đều đạt tỷ lệ cao so với dự toán được giao. Có 11/16 đơn vị năm nào cũng đạt trên 90% dự toán được giao. Một số đơn vị đạt 100% so với dự toán như Phòng Văn hóa Thông tin, Phòng Y tế.

4.2.4.2. Quyết toán chi ngân sách quận Hoàn Kiếm

Quyết toán chi NSNN quận là công đoạn cuối cùng của quản lý chi NSNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện nhiệm vụ quyết toán chi NSNN của đơn vị mình trước khi tổng hợp vào quyết toán ngân sách quận. Quyết toán chi NSNN là công việc hàng năm của các đơn vị sử dụng ngân sách, của cơ quan phân bổ dự toán NSNN, của cơ quan kiểm soát chi NSNN quận.

Đối với đơn vị hành chính sự nghiệp: kết thúc năm tài chính, tiến hành chỉnh lý và quyết toán (trước 31/1 năm sau). Báo cáo quyết toán gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở để duyệt quyết toán đơn vị và tổng hợp vào quyết toán chung của quận.

Đối với các phường: kết thúc năm tài chính, tiến hành chỉnh lý và quyết toán (trước 31/1 năm sau). Báo cáo quyết toán sau khi được UBND phường phê duyệt thì tiến hành gửi về phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp và làm cơ sở

để thẩm tra quyết toán cho các phường và tổng hợp vào quyết toán chung của đơn vị.

Chi ngân sách nhà nước chủ yếu là các khoản chi gắn liền với chức năng quản lý của Nhà nước, và được chia theo từng lĩnh vực cụ thể gồm chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp dân số và KHHGĐ, sự nghiệp môi trường, đảm bảo xã hội, Quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể, An ninh, Quốc phòng và chi khác ngân sách.

Việc thực hiện các báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý) về thu, chi ngân sách được thực hiện theo đúng quy định; công tác thẩm định và phê duyệt quyết toán thực hiện đúng số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp; Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và các văn bản quy định hiện hành.

- Công tác thẩm định và phê duyệt quyết toán cấp phường:

Hàng năm, sau thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách, UBND 18 phường lập báo cáo quyết toán ngân sách phường gửi phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm định; UBND phường trình HĐND phường phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp phường tại kỳ họp HĐND phường giữa năm. Phòng Tài chính – Kế hoạch tổ chức đoàn kiểm tra xét duyệt quyết toán của các phường đảm bảo các quy định của pháp luật.

- Công tác phê duyệt và thẩm định quyết toán cấp quận:

Căn cứ báo cáo quyết toán ngân sách 18 phường; quyết toán các đơn vị dự toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB ngân sách cấp quận, phòng TC-KH lập tổng quyết toán ngân sách quận; tham mưu UBND quận trình HĐND quận phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách quận vào kỳ họp HĐND quận giữa năm.

Nhìn chung, số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước tại quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016 không có sự chênh lệch nhiều, việc lập dự toán tương đối sát so với thực tế.

Nhìn trên biểu đồ 4.4 và bảng 4.13 cho thấy tổng quyết toán chi NSNN các năm đều cao hơn tổng dự toán do trong tổng quyết toán chi NSNN hàng năm đều có chi chuyển nguồn NSNN năm nay sang năm sau trong đó bao gồm cả nguồn

kinh phí chưa phân bổ dự toán như kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, nguồn tăng thu. Tuy nhiên số chi chuyển nguồn của quận Hoàn Kiếm vẫn ở mức độ cao, điều đó có nghĩa là vẫn còn nhiều nhiệm vụ chưa quyết toán được trong năm phải chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

Biểu đồ 4.4. So sánh tổng quyết toán chi ngân sách nhà nước với tổng dự toán chi ngân sách nhà nước quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hoàn Kiếm (2015a, 2016a, 2017)

Nhìn trên bảng 4.13 về so sánh kết quả quyết toán chi NSNN với dự toán chi ngân sách nhà nước quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016 sẽ thấy tổng chi ngân sách hàng năm đều cao hơn dự toán chi ngân sách mà theo quy định chi ngân sách phải thấp hơn dự toán vì trong tổng quyết toán chi có cả chi chuyển nguồn phần nguồn kinh phí chưa phân bổ dự toán như nguồn cải cách tiền lương, 50% tăng thu thực hiện so với dự toán năm.

* Chi đầu tư phát triển

Qua biểu đồ 4.5 so sánh quyết toán với dự toán chi Đầu tư phát triển quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016, cho thấy quận Hoàn Kiếm tiến độ giải ngân tương đối tốt, công tác giao chỉ tiêu kế hoạch sát với tiến độ dự án. Năm 2014, chi đầu tư XDCB đạt 92% so với dự toán. Năm 2015, chi đầu tư XDCB đạt 97% dự toán. Đến năm 2016 chi đầu tư XDCB đạt 92% dự toán.

Tuy nhiên số liệu quyết toán trên chỉ thể hiện được tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong năm nghĩa là số thanh toán thực tế ngoài kho bạc với kế hoạch vốn được bố trí trong năm ngân sách mà chưa thể hiện được hiệu quả bố trí vốn và tiến độ giải ngân của từng dự án cũng như chưa đánh giá được hiệu

993 1452 1739 1199 1465 1836 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán Quyết toán

quả đầu tư.

Trên thực tế đánh giá kết quả đầu tư xây dựng cơ bản quận Hoàn Kiếm cho thấy số dự án còn dàn trải và vốn chỉ bố trí theo tiến độ giải ngân. Vì vậy, nếu không cân đối được nguồn lực ngân sách, các dự án sẽ bị kéo dài, dàn trải.

Biểu đồ 4.5. So sánh quyết toán với dự toán chi Đầu tư phát triển quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hoàn Kiếm (2015a, 2016a, 2017) * Chi thường xuyên

Chi thường xuyên ngân sách quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua biểu đồ 4.6. Năm 2014 chi thường xuyên đạt 98% dự toán. Chi thường xuyên năm 2015 đạt 81% dự toán. Năm 2016 chi thường xuyên đạt 77% dự toán. Sở dĩ tỷ lệ đạt qua các năm giảm do chính sách tiết kiệm, giảm chi của Chính phủ và thành phố. Năm 2015, tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương để đạt dự toán chi ngân sách phải đạt 90%, tuy nhiên trong năm 2014 UBND quận bổ sung dự toán cho các nhiệm vụ thường xuyên cấp bách đảm bảo cho các nhiệm vụ phát sinh nên tỷ lệ chi thường xuyên năm 2014 đạt cao so dự toán. Năm 2015 và năm 2016 thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội, tiết kiệm 20% chi thường xuyên để thực hiện cải cách tiền lương nên để đạt dự toán là 80%, trong năm có bổ sung cho các nhiệm vụ phát sinh, tuy nhiên căn cứ chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước nên phải giãn giảm các nhiệm vụ không cấp bách, các nhiệm vụ đã được giao dự toán đầu năm nhưng đến 30 tháng 6 chưa kịp phân bổ, cắt giảm những nội dung mua sắm đến

268,0 309,839 430,541 245,80 301,075 394,686 ,0 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 400,0 450,0 500,0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dự toán ĐTXD CB

Quyết toán ĐTXD CB

30 tháng 6 chưa có phê duyệt dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để bổ sung dự phòng ngân sách. Vì vậy chi thường xuyên năm 2015 và năm 2016 đều đạt thấp so với dự toán đã được bố trí.

Biểu đồ 4.6. So sánh quyết toán với dự toán chi thường xuyên quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Hoàn Kiếm (2015a, 2016a, 2017)

Nhìn trên biểu đồ 4.6 cho thấy năm 2015 và 2016 số dư dự toán cao hơn so với năm 2014 do tiết kiệm và cắt giảm chi thường xuyên. Số tiết kiệm này bao gồm tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương khi lương cơ bản tăng và nguồn dư dự toán chi thường xuyên sẽ chi chuyển nguồn nếu tiếp tục được thực hiện nhiệm vụ năm sau và nằm trong kết dư ngân sách khi đã hết nhiệm vụ chi.

* Chi chuyển nguồn ngân sách

Chi chuyển nguồn ngân sách năm 2014 là 224.122 triệu đồng. Chi chuyển nguồn ngân sách năm 2015 là 338.890 triệu đồng tăng 51% so với năm 2014. Chi chuyển nguồn ngân sách năm 2016 là 567.316 triệu đồng tăng 67% so với năm 2015 và tăng 153% so với năm 2014. Chi chuyển nguồn tăng chủ yếu nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 95 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)