Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và lịch sử quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với quận Đống Đa, phía Tây Bắc giáp với quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Hai Bà Trưng, dọc từ phía Bắc xuống phía Nam là sông Hồng. Diện tích đất là 5,287 km2 với dân số khoảng 179.252 người dân, trong đó người dân tộc thiểu số là 55 người (Hoàng Công Khôi và cs., 2016).
Hình 3.1. Bản đồ hành chính quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường (2017)
Quận Hoàn Kiếm được hình thành cách đây gần 1.000 năm, có bề dày lịch sử phát triển. Nơi đây là đầu mối giao lưu với "tứ trấn" và cũng là điểm hội tụ
nhân tài bách nghệ khắp bốn phường mà tên các phố hôm nay còn ghi đậm dấu ấn Hàng Đào, Hàng Trống, Hàng Bạc, Hàng Khay, Hàng Quạt, Hàng Da…
Từ năm 1954 - 1961, khu vực này gồm khu phố Hoàn Kiếm, khu phố Đồng Xuân và một phần của khu phố Hàng Cỏ, khu phố Hai Bà. Từ năm 1961 - 9181, gọi là khu Hoàn Kiếm. Từ thánh 1 - 1981, khu Hoàn Kiếm chính thức gọi là quận Hoàn Kiếm, gồm 18 phường.
Trên địa bàn quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, nhiều di tích lịch sử - văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc - văn hóa có giá trị.
Quận Hoàn Kiếm nằm trong vùng đậm đặc những quần thể di tích lịch sử - văn hóa cổ. Chỉ nghiên cứu riêng các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu trên địa bàn quận cũng thấy nổi bật lên lịch sử phát triển của Hoàn Kiếm gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, trong đó, nổi bật lên những giá trị tinh thần và những thành tựu văn hóa vật chất phong phú, đẹp đẽ, thể hiện sinh động truyền thống văn hiến – anh hùng của nhân dân Hoàn Kiếm. Trên địa bàn quận, cho đến nay có 190 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 45 di tích đã được công nhận và xếp hạng là di tích cấp thành phố và cấp quốc gia (Hoàng Công Khôi và cs., 2016).
Các di tích lịch sử - văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc - văn hóa có giá trị, tiêu biểu như Hồ Gươm, Tháp Rùa, nhà tù Hỏa Lò, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (con gọi là chùa Liên Trì), Tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, đền Ngọc Sơn, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội và Quảng trường 19 - 8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, Chợ Đồng Xuân… Đặc biệt, toàn bộ khu phố cổ trong mục bảo tồn di sản đều nằm trong quận này (Hoàng Công Khôi và cs., 2016).
Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính gồm phường Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Bài, Hàng Mã, Hàng Trống, Cửa Đông, Cửa Nam, Trần Hưng Đạo, Phúc Tân, Chương Dương, Đồng Xuân, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ. 18 phường thuộc quận Hoàn Kiếm có thể chia thành 3 khu vực: phố cổ, phố cũ và phố ngoài đê. Là quận có diện tích nhỏ nhất của thành phố Hà Nội, nhưng quận Hoàn Kiếm là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện chính trị văn hóa quan trọng của thủ đô. Trên địa bàn
quận có nhiều trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế và văn phòng đại diện nước ngoài, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương, nhiều trụ sở tôn giáo lớn, nhiều di tích lịch sử-văn hóa và di tích cách mạng, các công trình kiến trúc-văn hóa có giá trị (Hoàng Công Khôi và cs., 2016).